Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 25 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân bằng lời nói, thái độ và việc làm cụ thể.

- Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quý trọng phụ nữ.

1. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Hình thành trách nhiệm trong công việc và sự tuân thủ của các quy định.

- Nhân ái: Thực hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc của những người thân trong gia đình và những người phụ nữ em yêu quý bằng lời nói, thái độ và việc làm cụ thể. 

2. Năng lực:

*Năng lực chung: 

- Năng lực tự quản, tổ chức, thiết kế các hoạt động.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ.

*Năng lực đặc thù: 

- Tích cực tham gia các hoạt động Múa hát mừng ngày Quốc tế Phụ nữ cùng nhà trường, lớp.

docx 9 trang Thanh Tú 18/03/2023 6090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 25 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_hoat_dong_trai_nghiem_lop_3_sach_chan_troi_sang.docx

Nội dung text: Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 25 - Năm học 2022-2023

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ Tuần: 25 Ngày soạn: Tiết 1: Tham gia hoạt động ‘Lời nhắn nhủ yêu thương” Ngày dạy: I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân bằng lời nói, thái độ và việc làm cụ thể. - Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quý trọng phụ nữ. 1. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Hình thành trách nhiệm trong công việc và sự tuân thủ của các quy định. - Nhân ái: Thực hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc của những người thân trong gia đình và những người phụ nữ em yêu quý bằng lời nói, thái độ và việc làm cụ thể. 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực tự quản, tổ chức, thiết kế các hoạt động. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ. *Năng lực đặc thù: - Tích cực tham gia các hoạt động Múa hát mừng ngày Quốc tế Phụ nữ cùng nhà trường, lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Thiết bị dành cho giáo viên: - Giấy A0, A4 , bút viết bảng, vòng quay. - Lịch gia đình để HS quan sát, phiếu thảo luận, phiếu đánh giá. 2. Thiết bị dành cho học sinh - Giấy trắng hay bìa màu, kéo, hồ dán. - Bút màu, bút viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Thời HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS gian * Mục tiêu: Thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc của những người thân trong gia đình và những người phụ nữ em yêu quý bằng lời nói, thái độ và việc làm cụ thể.
  2. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS lựa chọn các tiết mục kể - HS lựa chọn tiết mục lựa chuyện, chia sẻ kỉ niệm về người phụ nữ em chọn các tiết mục kể chuyện, yêu quý để tham gia vào chương trình “Lời chia sẻ kỉ niệm về người phụ nhắn nhủ yêu thương” của nhà trường. nữ em yêu quý để tham gia Lưu ý: Khuyến khích những tiết mục kể vào chương trình “Lời nhắn chuyện bằng hoạt cảnh hay có tranh minh nhủ yêu thương” của nhà họa. trường. - GV tổ chức cho HS chuẩn bị, tập các tiết - HS tập luyện các tiết mục đã mục theo đăng kí. đăng kí. - GV tổ chức cho HS trình bày các tiết mục Tiết mục kề về cô giáo cũ: kể chuyện, chia sẻ kỉ niệm về người phụ nữ Trong suốt những năm tháng em yêu quý trong chương trình “Lời nhắn học dưới mái trường mến yêu, nhủ yêu thương” của nhà trường người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người - GV nhắc HS theo dõi và cổ vũ, động viên đã mang lại cho em những các tiết mục trong chương trình; ghi nhớ tiết tình cảm cao quý của một mục mình yêu thích để chia sẻ. người cô giáo đối với học sinh. Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do bị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho
  3. cô cô chỉ cười bảo: “Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!” Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát. Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho em một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng, trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo. - Đội văn nghệ biểu diễn trước trường, cả lớp cổ vũ nhiệt tình. - HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe. - GV tổ chức cho HS chia sẻ về tiết mục em yêu thích trong chương trình. -HS động viên, cổ vũ các tiết -Tổng kết các tiết mục văn nghệ. mục có trong chương trình - HS lắng nghe. VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:
  4. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ Tuần: 25 Ngày soạn: Tiết 2: Hoạt động theo chủ đề: Chia sẻ với bạn về những ngày kỉ niệm của gia đình I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân bằng lời nói, thái độ và việc làm cụ thể. - Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quý trọng gia đình. 1. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Thực hiện được việc làm để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp; Chủ động tham gia việc trang trí nhà cửa cùng người thân. - Nhân ái: Thể hiện được lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình và những người phụ nữ em yêu quý bằng lời nói, thái độ và các việc làm cụ thể. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ được kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân và hững người em yêu quý. - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm chăm sóc, biết ơn đến các thành viên trong gia đình; - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Chia sẻ những hoạt động chung của gia đình thể hiện lòng biết ơn đối với những người thân trong gia đình; II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Thiết bị dành cho giáo viên: - SGK Hoạt động trải nghiệm 3; Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3; - Giấy A4, A0, bút viết bảng; vòng quay; các bộ thẻ quy trình thực hiện một số việc nhà (nhặt rau, quét nhà, dọn phòng ngủ, ); - Phiếu thảo luận; Phiếu đánh giá. 2. Thiết bị dành cho học sinh: - SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3; - Giấy trắng hoặc bìa màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Thời HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS gian * HĐ 1: Chia sẻ với bạn về những ngày kỉ
  5. niệm của gia đình Mục tiêu: Chia sẻ những hoạt động chung của gia đình thể hiện lòng biết ơn đối với những người thân trong gia đình Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, sử dụng phiếu thông tin hay tranh, ảnh đã chuẩn - HS làm việc theo nhóm. bị sẵn để chia sẻ với bạn về nhựng ngày kỉ niệm của gia đình mà em ấn tượng nhất. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vòng quay yêu thương” để chia sẻ trước lớp về những ngày kỉ niệm của gia đình. + Chuẩn bị: Vòng quay thiết kế tren Powerpoint có các ô nhỏ. Mỗi ô ghi tên một HS + GV cử ra một quản trò điều khiển trò chơi. + Cách chơi: GV quay lượt đầu tiên, kim - HS tham gia trò chơi. dừng lại ở ô có tên bạn nào thì bạn đó lên chia sẻ về ngày kỉ niệm của gia đình. Sau khi chia sẻ xong, HS sẽ tiếp tục quay để + HS chia sẻ. chọn ra bạn chia sẻ tiếp theo. - GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc về câu chuyện em ấn tượng nhất sau khi chơi. - GV tổng kết các ý kiến và chuyển tiếp sang - HS lắng nghe hoạt động sau. * HĐ 2: Làm “Lịch gia đình” Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm thể hiện sự quý trọng gia đình. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của hoạt động -HS đọc nhiệm vụ 5/67 - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4, - HS làm việc theo nhóm 4 và quan sát “Lịch gia đình”/67 và thảo luận trả lời các câu hỏi gợi ý: những nội dung sau: + Lịch gia đình gồm những thông tin gì? + Tên và ngày sinh của các thành viên trong gia đình, ngày kỉ niệm đặc biệt, những ghi chú liên quan thói quen, sở thích của từng người. + Các thông tin được trình bày như thế nào? + Thông tin được sắp xếp như thế nào? Tranh dán ở đâu?
  6. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. -HS chuẩn bị giấy trắng hay bìa màu, bút màu, bút viết. - GV tổ chức cho HS làm “Lịch gia đình” theo hướng dẫn: + Ghi tên tờ lịch và trang trí. + Ghi thông tin của từng thành viên trong gia -HS thảo luận nhóm và cùng đình. nhau làm lịch gia đình theo sự hướng dẫn của GV. + Làm trang ghi những ngày kỉ niệm đặc biệt - HS trưng bày sản phẩm xung của gia đình. quanh lớp. -GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, tuyên - Các nhóm cùng di chuyển dương, khen thưởng. sang các nhóm khác quan sát sản phẩm và học hỏi lẫn nhau. - GV đặt câu hỏi: ‘Em sẽ dùng Lịch gia đình -HS trả lời: Em sẽ ghi tiếp này như thế nào?” những ngày quan trọng, xem lịch hằng tuần để nhắc nhở mình về những dịp đặc biệt của gia đình. - Gv nhắc HS về nhà tiếp tục hoàn thiện ‘Lịch gia đình”, sử dụng lịch để nhắc nhở và từ đó -HS lắng nghe và hoàn thiện chủ động thực hiện những việc làm thể hiện sản phẩm. lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình. - GV nhận xét – tổng kết, GD: Các em cần chủ động thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với -HS lắng nghe. người thân trong gia đình. VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:
  7. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ Tuần: 25 Ngày soạn: Tiết 3: Xác định cách thực hiện những việc giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Có thói quen giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. - Tham gia vào các hoạt động trang trí nhà cửa. 1. Phẩm chất: - Nhân ái: Thể hiện được lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình và những người phụ nữ em yêu quý bằng lời nói, thái độ và các việc làm cụ thể. - Chăm chỉ: Thực hiện được việc làm để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp; Chủ động tham gia việc trang trí nhà cửa cùng người thân. 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập được kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình; Thực hiện trang trí nhà cửa cùng người thân vào những dịp đặc biệt. *Năng lực đặc thù: - Thực hiện được việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc người thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Thiết bị dành cho giáo viên: - SGK Hoạt động trải nghiệm 3; Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3; - Lịch gia đình để HS quan sát; Phiếu thảo luận; Phiếu đánh giá. 2. Thiết bị dành cho học sinh: - SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3; - Bút chì, bút viết, ảnh/ tranh vẽ; thông tin về những ngày kỉ niệm của gia đình, câu hỏi giao lưu với những người phụ nữ tiêu biểu của địa phương, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Thời HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS gian * Mục tiêu: Có thói quen giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. * Cách tiến hành:
  8. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi thảo - HS thảo luận nhóm đôi luận về cách thực hiện những việc làm giữ - Đại diện các nhóm trình bày gìn nhà của sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp theo kết quả thảo luận. các gợi ý sau: -HS nhận xét, bổ sung ý kiến. + Em thường làm gì để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp? - HS chia sẻ trước lớp. + Quy trình thực hiện các việc đó như thế nào? Lưu ý: GV có thể chọn nhiều hình thức trình -HS trao đổi bày kết quả thảo luận: sơ đồ tư duy, vẽ mô -HS lắng nghe. phỏng. -GV tổ chức cho HS trao đổi thêm về những -HS tiếp thu ý kiến của GV lưu ý để đảm bảo an toàn khi làm việc nhà. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động. - Gv dặn dò HS về nhà làm việc và xin ý kiến nhận xét của người thân. -HS lắng nghe. - GV thông báo với HS về hoạt động “Tham gia giao lưu với những phụ nữ tiêu biểu của địa phương” trong giờ Sinh hoạt dưới cờ tuần tới, giới thiệu với HS những thông tin cơ bản về người tham gia giao lưu và yêu cầu HS tìm hiểu thêm, chuẩn bị câu hỏi với người tham gia giao lưu. VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: