Giáo án Steam Công nghệ Lớp 3 (Sách Cánh diều) - Tuần 28 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù

- HS tìm hiểu được các bước làm một mô hình biển báo và làm được biển báo cấm đi ngược chiều theo quy trình được hướng dẫn.

- HS tham gia tự đánh giá và đánh giá được sản phẩm.

- Có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Làm được mô hình biển báo cấm đi ngược chiều (hình dạng, kích thước, màu sắc)

- Sử dụng công nghệ: Thực hiện các thao tác kĩ thuật đơn giản với các dụng cụ.

2.2. Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: thông qua làm việc nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn và sử dụng vật liệu, dụng cụ để làm biển báo.

3. Phẩm chất 

- Tiết kiệm vật liệu, có ý thức sử dụng vật liệu sẵn có; có ý thức giữ vệ sinh, an toàn trong quá trình làm sản phẩm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. GV: 

- Tranh Hình 2 trang 47-SGK, phiếu bài tập

- Các vật dụng để làm biển báo (que gỗ, giấy màu,…)

2. HS: 

- SGK, VBT, vở ghi.

- Giấy bìa, que gỗ, băng dính, bút chì,…

docx 4 trang Thanh Tú 19/02/2023 5220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Công nghệ Lớp 3 (Sách Cánh diều) - Tuần 28 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_cong_nghe_lop_3_sach_canh_dieu_tuan_28_nam_hoc.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Công nghệ Lớp 3 (Sách Cánh diều) - Tuần 28 - Năm học 2022-2023

  1. TUẦN 28 PHẦN 2: THỦ CÔNG KĨ THUẬT BÀI 9: LÀM BIỂN BÁO GIAO THÔNG (TIẾT 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù - HS tìm hiểu được các bước làm một mô hình biển báo và làm được biển báo cấm đi ngược chiều theo quy trình được hướng dẫn. - HS tham gia tự đánh giá và đánh giá được sản phẩm. - Có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực công nghệ - Nhận thức công nghệ: Làm được mô hình biển báo cấm đi ngược chiều (hình dạng, kích thước, màu sắc) - Sử dụng công nghệ: Thực hiện các thao tác kĩ thuật đơn giản với các dụng cụ. 2.2. Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: thông qua làm việc nhóm. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn và sử dụng vật liệu, dụng cụ để làm biển báo. 3. Phẩm chất - Tiết kiệm vật liệu, có ý thức sử dụng vật liệu sẵn có; có ý thức giữ vệ sinh, an toàn trong quá trình làm sản phẩm. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. GV: - Tranh Hình 2 trang 47-SGK, phiếu bài tập - Các vật dụng để làm biển báo (que gỗ, giấy màu, ) 2. HS: - SGK, VBT, vở ghi. - Giấy bìa, que gỗ, băng dính, bút chì, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh • 1. HĐ mở đầu (3-5 phút) *Mục tiêu: Động não, gây hứng thú, phát huy những hiểu biết sẵn có của học sinh. * Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi tìm hiểu về biển - HS lắng nghe báo giao thông - HS tham gia chơi + GV chuẩn bị cho mỗi nhóm các mô hình biển báo giao thông thường gặp. - GV nêu tên biển báo hoặc chơi dưới hình thức quay chiếc nón kì diệu. Quay vào tên - HS lựa chọn biển báo theo tên biển biển báo nào , các nhóm sẽ giơ biển báo tương ứng
  2. tương ứng. => GV chiếu clip hoặc tranh ảnh về một số loại biển báo giao thông đường bộ thường thấy - GV nhận xét, dẫn vào bài mới: Như các con đã thấy, biển báo giao thông giúp cho các phương tiện giao thông di chuyển thuận lợi và có trật tự trên đường, có nhiều loại biển báo. Ở các tiết học trước, các con đã được làm biển báo cấm đi - HS lắng nghe. ngược chiều, tiết học tiếp theo, chúng ta sẽ cùng quan sát và làm loại biển báo mà mình lựa chọn: Bài 9: làm biển báo giao thông (tiết 3). 2. HĐ thực hành (30-33p) Hoạt động 1: Hoạt động thực hành (17-20p) * Mục tiêu: HS tìm hiểu được các bước làm một mô hình biển báo và làm được biển báo cấm đi ngược chiều theo quy trình được hướng dẫn. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát sách trang - HS quan sát vào sách 48, 49 trong SGK. GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 - HS thảo luận theo nhóm 4 và trả lời các câu hỏi của bài: ? Quy trình làm biển báo gồm mấy + Quy trình gồm 4 bước: Làm biển bước? báo; Làm cột biển báo; Làm đế biển báo; Hoàn thiện sản phẩm. ? Có bước nào mà em thấy khó và chưa + HS trả lời theo ý hiểu của mình. hiểu? ? Em đã nắm được hết những kí hiệu kĩ + HS trả lời theo ý hiểu của mình. thuật chưa? - GV hướng dẫn cho HS thực hành làm biển báo theo nhóm 4. - GV xây dựng quy tắc an toàn khi thực hiện: Chú ý khi sử dụng kéo, compa sao cho an toàn và giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ, . - GV yêu cầu HS thực hành - GV đi lại giúp đỡ, quan sát, trao đổi, - HS cùng nhóm thực hành dưới sự hỗ hỗ trợ giúp HS. trợ cùng GV. - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm. - Đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm
  3. - HS các nhóm nhận xét. - GV nhận xét , tuyên dương. => Kết luận: Khi gặp biển báo giao thông cấm đi ngược chiều là cấm các loại xe (thô sơ và cơ giới) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe ưu tiên Hoạt động 2: Hoạt động trưng bày sản phẩm (10-12p) * Mục tiêu: HS tham gia được đánh giá và tự đánh giá sản phẩm * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS cùng đưa ra các tiêu - HS cùng tham gia đưa ra các tiêu chí chí để đánh giá sản phẩm: cho hợp lý. - GV cho HS trình bày giữa các nhóm - HS cùng quan sát và nhận định nhóm với nhau để tìm ra sản phẩm đẹp nhất. nào trình bày theo đúng các tiêu chí đề - GV nhận xét và tuyên dương. ra. - GV đặt câu hỏi - HS trả lời các câu hỏi ? Biển báo thường được đặt ở đâu? + Biển báo thường được đặt ở những vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy . ? Trong thực tế, biển báo giao thông + Được làm bằng thép hoặc vật liệu được làm bằng gì? khác có độ bền tương đương. ? Khi tham gia giao thông, nếu thấy + Khi tham gia giao thông, nếu thấy biển báo này ta cần lưu ý gì? biển báo này ta cần lưu ý không đi ngược chiều. - HS nhận xét, tuyên dương. - GV nhận xét, tuyên dương => Kết luận: Biển báo giao thông phỉa đặt ở vị trí dễ nhìn thấy, và đc làm bằng vật liệu chắc, bền, . 3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (2-3 p) * Mục tiêu: Giúp HS kết nối kiến thức đã học về một số biển báo cấm để lựa chọn các vật liệu và dụng cụ làm biển báo. * Cách thức tiến hành: - GV hướng dẫn HS biết cách vận dụng - HS lắng nghe.
  4. vào thực tế trong cuộc sống. ? Hôm nay em biết thêm những kiến - HS nêu câu trả lời theo ý hiểu của thức gì? mình. ? Nhắc lại nội dung bài học hôm nay? ? Em có cảm nhận gì về tiết học hôm nay? - GV nhận xét, đánh giá tiết học, tuyên - HS lắng nghe. dương - Dặn dò: HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ cần thiết để làm mô hình. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: