Giáo án Steam Công nghệ Lớp 3 (Sách Cánh diều) - Tuần 30 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nhận biết và sử dụng an toàn một số đồ chơi đơn giản phù hợp với lứa tuổi.

- Phát triển năng lực công nghệ: Kể được tên một số đồ chơi thường gặp; nhận biết và phòng tránh được một số tình huống chơi đồ chơi không an toàn trong cuộc sống.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm thủ công.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

docx 6 trang Thanh Tú 19/02/2023 10420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Công nghệ Lớp 3 (Sách Cánh diều) - Tuần 30 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_cong_nghe_lop_3_sach_canh_dieu_tuan_30_nam_hoc.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Công nghệ Lớp 3 (Sách Cánh diều) - Tuần 30 - Năm học 2022-2023

  1. TUẦN 30 CÔNG NGHỆ CHỦ ĐỀ 10: LÀM ĐỒ CHƠI Bài 10: LÀM ĐỒ CHƠI (T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ: - Nhận biết và sử dụng an toàn một số đồ chơi đơn giản phù hợp với lứa tuổi. - Phát triển năng lực công nghệ: Kể được tên một số đồ chơi thường gặp; nhận biết và phòng tránh được một số tình huống chơi đồ chơi không an toàn trong cuộc sống. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm thủ công. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Bước đầu giúp học sinh thể hiện vốn hiểu biết của mình về đồ chơi, từ đó dẫn nhập vào bài học mới. - Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu thảo - HS chia nhóm 4 và thảo luận luận về món đồ chơi yêu thích của mình trước theo yêu cầu. lớp. - GV mời một vài HS lên bảng giới thiệu về đồ - Một vài HS lên bảng giới chơi yêu thích của mình trước lớp. (Đồ chơi hoặc thiệu.
  2. hình ảnh/ tranh vẽ đồ chơi đã chuẩn bị từ trước). - GV gợi ý, hướng dẫn HS các nhóm đặt câu hỏi - HS lắng nghe, thực hiện. mở rộng: + Bạn có được món đồ chơi này từ đâu? + Trả lời: Mình được tặng (được người thân mua cho) hoặc Mình tự làm. + Bạn thường chơi đồ chơi này ở đâu và vào lúc + HS trả lời theo suy nghĩ bản nào? thân. - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Khám phá: - Mục tiêu: + HS gọi đúng tên của các đồ chơi có trong Hình 1 SGK. + Nhận biết được một số t ình huống chơi đồ chơi không an toàn. - Cách tiến hành: Hoạt động 1. Gọi đúng tên đồ chơi. (làm việc cá nhân) - GV chia sẻ hình 1 (SGK/tr 54) và nêu câu hỏi. - Học sinh đọc yêu cầu bài và Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết trình bày: quả. + Em hãy quan sát và gọi tên các đồ chơi tương + a. Đồ chơi lắp ráp; b. Cờ vua; ứng với các thẻ tên dưới đây. c. Ru-bich (Rubik); d. Gấu bông; e. Ô tô điều khiển; g. Diều giấy; h. Quả bóng đã; i. Chong chóng; k. Đèn ông sao. + Những món đồ chơi trong hình 1 được làm + Những đồ chơi làm bằng nhựa bằng vật liệu gì? là: a. Đồ chơi lắp rắp; b. Cờ vua; c. Ru-bich; e. Ô tô điều khiển. Những đồ chơi làm từ vải là d. Gấu bông. Những đồ chơi làm từ giấy: g. Diều giấy; i. Chong chóng; k. Đèn ông sao. Những đồ chơi làm từ da là h. Quả bóng đá. + Cách chơi đồ chơi này như thế nào? + HS trả lời theo suy nghĩ của + Bạn chơi đồ chơi này ở đâu hoặc chơi vào lúc bản thân. nào? + Việc chơi đồ chơi này mang lại lợi ích gì cho
  3. bạn? - GV mời các HS khác nhận xét. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ1 Đồ chơi trẻ em rất da dạng, phong phú: đồ chơi trí tuệ; đồ chơi vận động; đồ choie truyền thống và đồ chơi hiện đại, Hoạt động 2. Cách chơi trò chơi an toàn. (làm việc nhóm 2) - GV chia sẻ Hình 2 và nêu câu hỏi. Sau đó mời - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết cầu bài và tiến hành thảo luận. quả. + Quan sát Hình 2, và cho biết các bạn chơi đồ chơi có an toàn không? Vì sao?
  4. - GV khuyến khích HS vận dụng những trải - Đại diện các nhóm trình bày: nghiệm trong quá trình chơi đồ chơi của bản thân • Hình a: Các bạn đang chơi Ô để đánh giá và nhận xét tình huống chơi đồ chơi tô điều khiển dưới trời mưa, đây của các bạn nhỏ trong từng hình và gọi đại diện là cách chơi không an toàn. Vì các nhóm trình bày. Ô tô bị ướt sẽ bị hỏng. Nếu em - GV gợi ý HS tìm hiểu tình huống theo các câu là các bạn, em sẽ chờ khi trời hỏi: tạnh mưa và chọn nơi khô ráo + Các bạn trong hình đang chơi gì? để chơi trò chơi. + Theo em, các bạn chơi đồ chơi như vậy có an • Hình b: Các bạn đang chơi thả toàn không? diều giấy ngay dưới các đường + Em hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi các bạn dây điện, nên đây không phải là chơi như vậy? cách chơi an toàn. Cách chơi + Nếu em là bạn đó, em sẽ chơi đồ chơi thế nào này khiến cho diều dễ bị mắc cho an toàn? vào đường dây điện. Nếu em là các bạn, em sẽ chọn nơi thông thoáng, không vướng dây điện và cây cối để thả diều. • Hình c: Bạn nhỏ trong hình đang lắp ráp mô hình. Mẹ bạn nhỏ đang nhắc bạn ý đi ngủ sớm vì bạn đã chơi đồ chơi rất lâu rồi và đêm đã khuya muộn. Cách chơi của bạn như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nếu em là bạn, em sẽ sắp xếp thời gian chơi hợp lý hơn, đảm bảo sức khỏe bản thân. • Hình d: Hai anh em đang chơi gấu bông và đồ chơi nấu ăn. Người anh ném gấu bông vào người em. Việc làm này là không tốt vì không những làm hỏng đồ chơi mà còn có thể gây tai nạn cho người em. Nếu em là người anh, em sẽ chơi đồ chơi cẩn thận, giữ gìn hơn, không quăng, ném đồ chơi như vậy. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - Đại diện các nhóm nhận xét.
  5. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại: - 1 HS nêu lại nội dung HĐ2 Em nên chơi đồ chơi đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời lượng và đúng cách. Em hãy thực hiện thông điệp 4Đ để đảm bảo an toàn khi chơi đồ chơi. - GV chiếu lên màn hình mục Em có thể biết, yêu - HS quan sát, nhắc lại và ghi cầu HS quan sát, ghi nhớ: nhớ. 3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Chia sẻ trước lớp cách chơi đồ chơi an toàn của mình. - Cách tiến hành: Hoạt động 3. Thực hành nêu một đồ chơi mà em thích và chia sẻ về cách chơi an toàn. (Làm việc cá nhân) - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp cách chơi - HS dùng đồ chơi mà mình đã đồ chơi an toàn của mình. chuẩn bị để nói về địa điểm, thời điểm, thời lượng và cách chơi đồ chơi đó an toàn. - GV mời các HS khác nhận xét. - Các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thực hiện vẽ tranh hoặc viết - HS thực hiện. vào sổ tay các cách chơi đồ chơi an toàn mà bản thân đã làm và biết đến trong tiết học. - GV mời một số HS chia sẻ sản phẩm. - Một số HS chia sẻ sản phẩm
  6. của mình. - GV gọi các bạn lắng nghe, nhận xét. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá, nhận xét. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: