Giáo án Steam Công nghệ Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Sử dụng đèn học - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 

1. Kiến thức, kĩ năng:

-  Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận của đèn học.

-  Nhận biết một số đèn học thông dụng.

-  Xác định vị trí bật đèn; bật, tắt, điều chỉnh độ sang của đèn học.

-  Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học.

2. Phẩm chất và năng lực:

- Năng lực chung:  Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sangs tạo. 

- Phẩm chất: Chăm chỉ, .trung thực, trách nhiệm 

3. Năng lực công nghệ: 

-   Nhận thức công nghệ.

-   Sử dụng công nghệ.     

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. GV:

-  Đèn học, sơ đồ cấu tạo đèn học.

-  HÌnh ảnh minh họa các bước thực hành; một số hình ảnh sử dụng đèn gây mất an toàn.

2. HS: 

- Đèn học.

doc 7 trang Thanh Tú 27/02/2023 19100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Công nghệ Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Sử dụng đèn học - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_steam_cong_nghe_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_bai_2.doc

Nội dung text: Giáo án Steam Công nghệ Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Sử dụng đèn học - Năm học 2022-2023

  1. CÔNG NGHỆ Phần 1: Công nghệ và đời sống Bài 2 : Sử dụng đèn học ( Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận của đèn học. - Nhận biết một số đèn học thông dụng. - Xác định vị trí bật đèn; bật, tắt, điều chỉnh độ sang của đèn học. - Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học. 2. Phẩm chất và năng lực: - Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sangs tạo. - Phẩm chất: Chăm chỉ, .trung thực, trách nhiệm 3. Năng lực công nghệ: - Nhận thức công nghệ. - Sử dụng công nghệ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. GV: - Đèn học, sơ đồ cấu tạo đèn học. - HÌnh ảnh minh họa các bước thực hành; một số hình ảnh sử dụng đèn gây mất an toàn. 2. HS: - Đèn học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động: - Mục tiêu: - Kích thich sự tò mò. khám phá kiến thửc của HS - Cách tiến hành: - Gv tổ chức cho hs thi đua kể tên 1 số đèn - Hs thi đua kể tên 1 số được sử dụng trong gia đình. đèn được sử dụng trong gia - Giáo viên giới thiệu và dẫn dắt vào bài. đình.
  2. 2. Hoạt động khám phá kiến thức : Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước sử dụng đèn học - Mục tiêu: Hs biết các bước sử dụng đèn học - Cách tiến hành: Gv tổ chức cho hs hoạt động nhóm nhỏ để thảo luận các nội dung trong sách học sinh và cùng nhau thực hành sử dụng đèn học theo thứ - Hs đại diện nhóm chia tự các bước sử dụng trong sách học sinh. sẻ: Các bước sử dụng đèn học - Gv tổ chức cho hs thực hành sử dụng theo thứ tự các bước trong sách đèn học theo thứ tự các bước đã trình bày. học sinh trang 14. Gv cùng hs rút ra kết luận - Hs thực hành theo nhóm -Kết luận: Sử dụng đèn học theo các bước 4. sau:Đặt đèn ở vị trí phù hợp, bật đèn, điều chỉnh độ sáng và hướng chiếu sáng của đèn, - Hs đọc phần kết luận. tắt đèn khi không sử dụng. Hoạt động 2: Tìm hiểu tình huống gây mất an toàn khi sử dụng đèn học. - Mục tiêu: Hs biết được một số tình huống gây mất an toàn khi sử dụng đèn học. - Cách tiến hành: - Gv yêu cầu hs quan sát hình ảnh , đọc phần thoong tin trang 15 trong SHS và trả lời câu hỏi: Hs quan sát hình ảnh , đọc phần + Những hành động nào gây mất an toàn khi thoong tin trang 15, thảo luận sử dụng đèn học? Vì sao? nhóm đôi. + Những hành động nào gây mất an toàn khi sử dụng đèn học là hành động: 1;2;3;4 vì sẽ + Em nên làm gì trước những tình huống đó? gây hư hại mắt hoặc gây nguy hiểm cho bản thân + Hành động 1: Điều chỉnh sao cho vị trí ánh sáng đèn chiếu vào khu vực bàn học,
  3. không chiếu vào mắt. + Hành động 2: Tuyệt đối không chạm vào bóng đèn khi đang sử dụng vì dễ gây bỏng tay, điện giật. + Hành động 3: Khi rút phích ra khỏi ổ điện không nên kéo dây nguồn vì dễ làm đứt dây điện, hỏng phích cắm gây nguy hiểm cho người sử dụng, nên cầm phần phích thật chắc rồi rút nhanh ra khỏi ổ điện. + Hành động 4: Tuyệt đối không được tháo bóng đèn khi đang có điện và không có sự hướng dẫn của người lớn vì sẽ gây nguy hiểm cho bản thân. - Gv và hs nhận xét. - Gv cùng hs rút ra kết luận. -Kết luận: Khi sử dụng đèn học cần đảm bảo - Hs nêu lại phần kết luận. tuyệt đối an toàn, không nên tắt các loại đèn trong phòng để tránh mỏi mắt và bị lóa khi nhìn từ sáng ra tối. 3. Củng cố, dặn dò - Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và chuẩn bị kiến thức cho tiết học sau. - Cách tiến hành: + Hs nhắc lại kiến thức vừa học. + Gv hướng dẫn hs chuẩn bị cho tiết học sau. 3. Đánh giá: - Nhận xét quá trình học tập của học sinh trong lớp. - Đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.
  4. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: Bài 2: SỬ DỤNG ĐÈN HỌC ( Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của đèn học. - Nhận biết được một số loại đèn học thông dụng. - Xác định vị trí đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học. - Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học. - Học sinh củng cố và đánh giá được một số kiến thức về cách sự dụng đèn học. 2. Phẩm chất và năng lực: - Năng lực chung: tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 3. Năng lực công nghệ: - Nhận thức công nghệ. - Sử dụng công nghệ. - Giao tiếp công nghệ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. GV: Đèn học, sơ đồ cấu tạo đèn học; hình ảnh minh họa các bước thực hành; một số hình ảnh sự dụng đèn gây mất an toàn. 2. HS: Đèn học, SHS, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động - Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, khám phá kiến thức của HS. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS hát, múa, kể chuyện - HS tham gia những hoạt động hoặc trò chơi để khởi động tiết học. do GV tổ chức.
  5. - GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài. - HS lắng nghe. 2. HĐ khám phá kiến thức Hoạt động 1: Ôn tập tác dụng của đèn học - Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về tác dụng của đèn học. - Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS hoàn thành yêu cầu: - HS lắng nghe yêu cầu. Những tác dụng nào của đèn học có trong mô tả dưới đây? - GV nêu gợi ý: HS đánh dấu X vào những tác - HS thực hiện, trình bày và giải dụng của đèn học có trong mô tả ở trang 16 và thích lí do chọn: Tác dụng của giải thích lí do vì sao em chọn. đèn học: + Cung cấp đủ ánh sáng cho học tập. + Bảo vệ mắt khi sử dụng. - GV nhận xét. - GV tổ chức cho HS hoàn thành yêu cầu: Em - HS hoàn thành yêu cầu. hãy chọn các bộ phận chính của đèn học. - Yêu cầu HS trình bày ý kiến lựa chọn. - HS trình bày ý kiến: Các bộ phận chính của đèn học là: Bóng đèn, chụp (chao) đèn, công tắc đèn, thân đèn, dây nguồn và đế đèn. - GV nhận xét. - HS cùng GV rút ra kết luận: Có rất nhiều sản phẩm công nghệ là đèn học, nên chọn loại đèn phù hợp với khả năng để dễ dàng sử dụng. Hoạt động 2: Vận dụng - Mục tiêu: Giúp HS củng cố, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. - Cách tiến hành: - Gv hướng dẫn HS giải quyết các yêu cầu - HS đọc yêu cầu trong SHS. trong SHS. 1. Hãy lựa chọn một loại đèn hcoj mà em yêu thích và giới thiệu cho các bạn về những bộ phận chính của đèn. Mô tả màu sắc và loại bóng đèn được sử
  6. dụng. 2. Em sẽ làm gì khi thấy chiếu đèn học đang bật sáng, những không thấy người sử dụng như hình ảnh minh họa dưới đây? 1. Hãy lựa chọn một loại đèn học mà em yêu thích và giới thiệu cho các bạn về những bộ phận chính của đèn. Mô tả màu sắc và loại bóng đèn được sử dụng. + GV tổ chức cho HS chia nhóm nhỏ và trình - HS thực hiện chia nhóm theo bày trước lớp. yêu cầu, thảo luận và trình bày + GV hướng dẫn HS nhận xét và bình chọn kết quả thảo luận. người có cách trình bày đầy đủ, mạch lạc, tự tin. + GV tuyên dương HS. 2. Em sẽ làm gì khi thấy chiếu đèn học đang bật sáng, những không thấy người sử dụng như hình ảnh minh họa dưới đây? + GV hướng dẫn HS nêu hướng giải quyết - HS lắng nghe hướng dẫn của theo thực tế. GV để thực hiện yêu cầu: Em sẽ chạy lại tắt đèn; Em sẽ hỏi xem có ai sử dụng tiếp không, nếu không em sẽ tắt - GV mở rộng giáo dục HS ý thức tắt đèn, quạt - HS lắng nghe. trong lớp khi không sử dụng như giờ ra chơi, giờ học thể dục dưới sân, trước khi ra về, giáo dục HS tiết kiệm năng lượng. 3. Củng cố, dặn dò - GV đặt câu hỏi cho HS: Qua bài học này, em - HS trả lời theo suy nghĩ. rút ra được điều gì? - GV lắng nghe và giải đáp thắc mắc trong
  7. phạm vi mục tiêu bài học. - HS đọc ghi nhớ SHS trang 17. - HS đọc ghi nhớ. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau. - HS thực hiện. 4. Đánh giá - Nhận xét quá trình học tập của HS trong lớp. - Đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: