Giáo án Steam Công nghệ Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình - Năm học 2022-2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Nhận biết và phòng tránh được một số tình huống không an toàn cho con người từ môi trường công nghệ trong gia đình
- Báo cho người lớn biết khi có sự cố, tình huống mất an toàn xảy ra.
2.Năng lực chung: tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo,
3. Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ
- Đánh giá công nghệ.
- Giao tiếp công nghệ.
4. Phẩm chất: Phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN - THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Tranh ảnh, video clip về tình huống an toàn và mất an toàn với môi trường công nghệ trong gia đình.
- Bảng nhóm, giấy và bút lông.
2. Học sinh
Sưu tầm hình ảnh, câu chuyện, tình huống liên quan đến nội dung bài.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Công nghệ Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_steam_cong_nghe_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_bai_6.docx
Nội dung text: Giáo án Steam Công nghệ Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình - Năm học 2022-2023
- Bài 6. AN TOÀN VỚI MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ TRONG GIA ĐÌNH. (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Nhận biết và phòng tránh được một số tình huống không an toàn cho con người từ môi trường công nghệ trong gia đình - Báo cho người lớn biết khi có sự cố, tình huống mất an toàn xảy ra. 2.Năng lực chung: tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, 3. Năng lực công nghệ - Nhận thức công nghệ - Đánh giá công nghệ. - Giao tiếp công nghệ. 4. Phẩm chất: Phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. PHƯƠNG TIỆN - THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Tranh ảnh, video clip về tình huống an toàn và mất an toàn với môi trường công nghệ trong gia đình. - Bảng nhóm, giấy và bút lông. 2. Học sinh Sưu tầm hình ảnh, câu chuyện, tình huống liên quan đến nội dung bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 Mục tiêu: Nhận biết và phòng tránh được một số tình huống không an toàn cho con người từ môi trường công nghệ trong gia đình. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. - Cách tiến hành: - Gv cho HS quan sát hình 37 SHS tìm trong bức hình những trường hợp nào không an toàn Đại diện hs trả lời -> Gv chốt ý: GV chốt: Chúng ta cần quan sát, nhận biết và phòng tránh những tình huống không an toàn cho con người từ môi trường công nghệ trong - HS trả lời câu hỏi theo suy nghĩ cá nhân, gia đình. Gợi ý: Dùng tay giật dây điện, chạm vào ổ -GV giới thiệu mục tiêu bài học. điện, xoay người làm ngã quạt đang quay, dùng tay đưa vào cánh quạt đang quay, ly nước nóng trên bàn đổ xuống, - Lắng nghe 2. Khám phá Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống mất an toàn trong gia đình HS nhận biết được một số tình huống mất an toàn trong gia đình. - Cách tiến hành: -GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh trang - HS quan sát 38 trong SHS. -HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận nhóm đối để nhận biết và chỉ ra những trường hợp có thể gây hại cho con người từ môi trường công nghệ trong gia đình -GV gợi ý để HS giải thích những tình huống mà các em đã chọn. -GV chỉnh sửa và chốt nội dung đúng.
- Gợi ý: Trường hợp có thể gây hại cho em và - HS cả lớp lắng nghe, trao đổi, tranh gia đình: chạm tay vào ổ điện, ngồi xem ti vi luận, tìm ra ý đúng. gần màn hình, chập điện, rò khí ga. -GV mở rộng, đặt yêu cầu cho HS: Em hãy kể lại hoặc nêu một số tình huống mất an Hs sắm vai toàn mà em đã thấy, đã nghe, đã xem, trong thực tế. -GV chốt nội dung và chuyển sang hoạt động tiếp theo. Theo dõi -HS nhắc lại hoặc sắm vai để mô tả, thực hành sử dụng an toàn những sản phẩm công nghệ trong gia đình như bật – tắt điện, sử dụng quạt điện, ti vi, c. Kết luận: Không chạm tay vào ổ điện, không ngồi xem ti vi gần màn hình, rút phích cắm điện khi không sử dụng đồ dùng điện, tắt/khoá ga sau khi sử dụng, Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phòng tránh tình huống mất an toàn khi sử dụng sản phẩm công nghệ trong gia đình - Mục tiêu: HS nêu được cách xử lí đối với một số tình huống mất an toàn khi sử dụng sản phẩm công nghệ trong gia đình. - Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS quan sát các hình ảnh HS làm việc cá nhân, sau đó sắm vai trang 39 trong SHS. theo nhóm để mô tả lại các tình huống trong hình và trình bày cách xử lí của nhóm trước tình huống đó sao cho đảm bảo an toàn. - Gợi ý: Cách xử lí các tình huống gây mất an toàn trang 39 trong SHS. + Chập điện, cháy do sử dụng chung phích cắm điện ngắt nguồn điện (cúp cầu dao điện), chạy báo tin cho người lớn (ông bà, cha mẹ, anh chị hàng xóm), gọi tổng đài PCCC 114, + Rút phích cắm điện bằng cách kéo dây nguồn đứt dây điện, bị điện giật, hư hỏng thiết bị, + Chọc đồ vật vào ổ điện, điện giật, hư ổ điện, chập - cháy các thiết bị đang cắm điện Hs suy nghĩ trả lời + Để mặt bàn là còn nóng lên quần áo trong thời gian dài, hỏng - chảy quần áo, cháy nhà, + Sử dụng điện thoại khi đang sạc pin: nổ điện thoại, ảnh hưởng đến tính mạng (Bỏng mặt, tay, chân, điện giật, ). -GV mở rộng yêu cầu cho HS: Hãy mô tả và xử lí một số tình huống mất an toàn mà các em đã thấy, đã nghe, đã xem, trong thực tế. - GV chốt, rút ra kiến thức và kĩ năng cần có để nhận biết và phòng tránh những tình
- huống mất an toàn từ môi trường công nghệ trong gia đình. b Kết luận: - Cần sử dụng các sản phẩm công nghệ trong gia đình đúng cách và an toàn (không chọc vật nhọn vào ổ điện, không dùng tay giật dây điện, không vừa dùng vừa sạc điện thoại, ). - Thường xuyên kiểm tra đồ dùng điện trong gia đình trước và sau khi sử dụng.Nhờ người lớn hỗ trợ khi sử dụng sản phẩm công nghệ và khi gặp các tình huống gây mất an toàn. 3. Hoạt động 3: Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành +Để phòng tránh được 1 số tình huống không an toàn các em cần làm gì? - Hs suy nghĩ trả lời 4. Đánh giá Hs lắng nghe - Nhận xét quá trình học tập của HS trong lớp. - Đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài Bài 6. AN TOÀN VỚI MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ TRONG GIA ĐÌNH. ( TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- 1. Năng lực đặc thù. - Nhận biết và phòng tránh được một số tình huống không an toàn cho con người từ môi trường công nghệ trong gia đình - Báo cho người lớn biết khi có sự cố, tình huống mất an toàn xảy ra. 2.Năng lực chung: tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, 3. Năng lực công nghệ - Nhận thức công nghệ - Đánh giá công nghệ. - Giao tiếp công nghệ. 4. Phẩm chất: Phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. PHƯƠNG TIỆN - THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Tranh ảnh, video clip về tình huống an toàn và mất an toàn với môi trường công nghệ trong gia đình. - Bảng nhóm, giấy và bút lông. 2. Học sinh Sưu tầm hình ảnh, câu chuyện, tình huống liên quan đến nội dung bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 2 Mục tiêu - HS củng cố và đánh giá được một số kiến thức đã học ở tiết 1. - Nhận biết và xử lý được những tình huống mất an toàn từ môi trường công nghệ trong gia đình. - Biết cách phòng tránh những tình huống mất an toàn từ môi trường công nghệ trong gia đình. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- 1. Khởi động: - Mục tiêu: Kích thích HS quan sát, vận dụng kiến thức đã học trước một số tình huống không an toàn cho con người từ môi trường công nghệ trong gia đình. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh, video clip và hoàn thành yêu cầu: Nhận - HS nhận biết, giải thích- Lắng nghe biết và chỉ ra cách phòng tránh những tình huống không an toàn từ môi trường công nghệ trong gia đình. GV giới thiệu mục tiêu bài học. 2. Khám phá Hoạt động 1: Luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng những điều đã học vào lựa chọn cách phòng tránh phù hợp với tình huống gây mất an toàn, - Cách tiến hành: -GV tổ chức cho HS xem hình ảnh, video - HS quan sát clip liên quan đến nội dung trang 40 trong SHS. GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và hoàn thành yêu cầu: Em hãy chọn các cách phòng tránh phù hợp với tình huống gây mất an toàn có trong bảng dưới đây: Gợi ý: + Không chạm vào chỗ lớp vỏ cách điện bị hỏng. - HS trả lời câu hỏi theo câu hỏi gợi ý. + Ngắt nguồn điện. + Thay dây điện mới. +Thông báo cho người lớn - GV gợi ý để HS giải thích được lí do vì sao
- chọn cách phòng tránh và xử lý tình huống -HS giải thích được lí do vì sao chọn đã trình bày. cách phòng tránh và xử lý tình huống đã -GV tổ chức cho HS nêu thắc mắc, tranh trình bày. luận, giải thích -HS nêu thắc mắc, tranh luận, giải thích -GV mở rộng yêu cầu cho HS: Hãy thảo luận theo nhóm, trao đổi và kể lại một số tình huống mất an toàn mà các em đã thấy, đã nghe, đã xem, sau đó thảo luận cách xử lí hợp lí, an toàn. -GV mời đại diện một số nhóm trình bày: Đại diện một số nhóm trình bày. -GV chốt kiến thức, kĩ năng xử lí an toàn, Hoạt động 2: Vận dụng - Mục tiêu: Hệ thống kiến thức đã học về an toàn với môi trường công nghệ trong gia đình. Làm việc theo nhóm 2 - Cách tiến hành: - HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm, hoàn + Thường xuyên kiểm tra đồ dùng điện. thành yêu cầu trang 41 trong SHS: Chúng ta cần phải làm gì với đồ dùng điện trong gia +Tắt nguồn điện khi không sử dụng. đình khi ra khỏi nhà? +Giữ khoảng cách an toàn khi xem ti vi. + Sử dụng đồ điện đúng cách. + Nhờ người lớn hướng dẫn. Các nhóm nêu ý kiến -GV gợi ý để HS mô tả, giải thích lí do cho các việc làm mà em đã chọn. -GV tổ chức cho HS nêu thắc mắc, tranh luận, giải thích, Hs làm việc nhóm 4 - GV mở rộng, yêu cầu HS làm việc nhóm,
- trao đổi, sắm vai thêm một số tình huống mà các em đã thấy, đã nghe, từ đó đưa ra các cách phòng tránh phù hợp cho các tình huống đó khi sử dụng sản phẩm công nghệ - Đại diện một số nhóm trình bày ý trong gia đình. tưởng. -GV chốt kiến thức, kĩ năng xử lý an toàn. 3. Hoạt động 3: Vận dụng. - HS đọc ghi nhớ trang 41 trong SHS. 2 hs đọc - GV nhấn mạnh trọng tâm bài. Lắng nghe - GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau. 4. Đánh giá - Nhận xét quá trình học tập của HS trong lớp. -GV đánh giá quá trình học tập của HS và hướng dẫn HS tự đánh giá, PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ Nội dung Tốt Đạt Cần cố gắng Em thường xuyên kiểm tra đồ dùng điện trong gia đình trước và sau khi sử dụng. Em sử dụng các sản phẩm Công nghệ trong gia đình đúng cách và an toàn. Em nhận biết được một số tình huống không an toàn cho con người từ môi trường công nghệ trong gia đình. Em biết cách phòng tránh một số tình huống không an toàn cho con người từ môi trường công nghệ trong gia
- đình. Em nhờ người lớn hỗ trợ khi sử dụng sản phẩm công nghệ và khi gặp các tình huống gây mất an toàn,