Giáo án Steam Tin học Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Máy tính. Những người bạn mới - Lê Trọng Tài

A. Yêu cầu cần đạt: 

1. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác nhóm; giải quyết vấn đề.

2. Năng lực tin học: 

  • Nhận biết và phân biệt được hình dạng thường gặp của máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh cùng các thành phần cơ bản của chúng như màn hình, thân máy, bàn phím, chuột.
  • Nêu được chức năng cơ bản của bàn phím, chuột, màn hình và loa. . 
  • Nhận biết được màn hình cảm ứng của máy tính bảng, điện thoại thông minh cũng là thiết bị tiếp nhận thông tin vào.

3. Phẩm chất: Chăm chỉ; trung thực; trách nhiệm.

          - Chăm chỉ: Học sinh chú ý lắng nghe bài, tự giác học tập.

          - Trung thực: Nhận xét, đánh giá bài của bạn một cách chính xác.

B. Đồ dùng dạy học: 

          1. Giáo viên: 

  • Giấy A4 (để lập bảng ghi kết quả khi làm việc của cá nhân HS); các hình ảnh về 4 loại máy tính, file trình chiếu có các hình ảnh sử dụng trong bài; 
  • Bài hát chủ đề năm học 2021 - 2022 (Video Thiếu nhi làm theo lời Bác) để minh họa chức năng của loa máy tính, loa máy tính.
  • Máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh và máy tính bảng (nếu có).
docx 10 trang Thanh Tú 24/05/2023 7000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Tin học Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Máy tính. Những người bạn mới - Lê Trọng Tài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_tin_hoc_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_bai_3_ma.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Tin học Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Máy tính. Những người bạn mới - Lê Trọng Tài

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn học/hoạt động giáo dục: Tin học lớp 3 Tên bài học: Máy tính – Những người bạn mới; số tiết: 2 Thời gian thực hiện: ngày 22 tháng 04 năm 2022 Giáo viên thực hiện: 1. Lê Trọng Tài - 65 2. Nguyễn Phạm Đông Phy - 73 3. Vũ Thị Ngọc Vân - 76 A. Yêu cầu cần đạt: 1. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác nhóm; giải quyết vấn đề. 2. Năng lực tin học: − Nhận biết và phân biệt được hình dạng thường gặp của máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh cùng các thành phần cơ bản của chúng như màn hình, thân máy, bàn phím, chuột. − Nêu được chức năng cơ bản của bàn phím, chuột, màn hình và loa. . − Nhận biết được màn hình cảm ứng của máy tính bảng, điện thoại thông minh cũng là thiết bị tiếp nhận thông tin vào. 3. Phẩm chất: Chăm chỉ; trung thực; trách nhiệm. - Chăm chỉ: Học sinh chú ý lắng nghe bài, tự giác học tập. - Trung thực: Nhận xét, đánh giá bài của bạn một cách chính xác. B. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: − Giấy A4 (để lập bảng ghi kết quả khi làm việc của cá nhân HS); các hình ảnh về 4 loại máy tính, file trình chiếu có các hình ảnh sử dụng trong bài; − Bài hát chủ đề năm học 2021 - 2022 (Video Thiếu nhi làm theo lời Bác) để minh họa chức năng của loa máy tính, loa máy tính. − Máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh và máy tính bảng (nếu có). 1
  2. 2. Học sinh: SGK, sách bài tập, dụng cụ học tập. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: TIẾT 1: MÁY TÍNH – NHỮNG NGƯỜI BẠN MỚI Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: − Tạo cảm giác hứng thú, không khí vui tươi đầu giờ học. − Gợi mở, định hướng suy nghĩ của HS vào nội dung của bài học. − HS quan sát để chỉ ra những máy tính mà HS có thể đã biết ở hình 1. − Phát biểu thảo luận để chỉ ra mỗi máy tính đang ở bên ngoài thuộc về ngôi nhà nào. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - HS suy nghĩ, phát biểu trả lời. - HS chỉ ra được máy tính mà trong thực tế HS đã nhìn thấy hoặc đã từng được sử dụng. ✔ Hình 1a: Máy tính để bàn. ✔ Hình 1b: Máy tính xách tay GV đặt câu hỏi: “Em đã từng sử dụng (laptop). (hoặc nhìn thấy người thân mình sử ✔ Hình 1c: Máy tính bảng. dụng) máy tính nào trong các máy ✔ Hình 1d: Điện thoại thông minh. tính ở hình 1(a, b, c, d) ?” GV: “Trong hình 1, có 4 máy tính ở bên ngoài đang tìm nhà để về. Em - HS quan sát, suy nghĩ và trả lời. hãy tìm nhà cho các máy tính đó? - HS chỉ được nhà phù hợp cho từng Chúng có hình dạng giống nhau như máy tính (1-a, 2-b, 3-c, d-4). thế nào?” 2
  3. GV có thể nói cho HS biết điện thoại - HS mô tả hình dạng, các thành phần thông minh là một loại máy tính. của mỗi loại máy tính bằng ngôn ngữ và quan sát của HS. - HS lắng nghe. Hoạt động 2: Khám phá Mục tiêu: Nhận biết và phân biệt được 4 loại máy tính thông dụng cùng các thành phần cơ bản là màn hình, thân máy, bàn phím, chuột. - Nêu được sơ lược về chức năng của bàn phím, chuột, màn hình và loa. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Một số máy tính thông dụng - HS chia thành nhóm đôi đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK. - HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK. - HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK. - Cho HS làm việc theo nhóm (2hs). - - Yêu cầu đọc thầm, quan sát hình ảnh theo thứ tự trình bày trong SGK - HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK. 3
  4. - HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK. - Học sinh quan sát và đọc thông tin. - Trong quá trình HS làm việc nhóm, - Nhóm trao đổi và thảo luận về hình GV nêu câu hỏi để định hướng đọc, ảnh mà mình quan sát được. quan sát về cách thành phần, những đặc điểm đặc trưng, khác biệt của mỗi loại máy tính; so sánh giữa hình dạng, việc cách kết nối - Các nhóm quan sát hình và trả lời câu hỏi. - Các nhóm quan sát hình, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. GV đặt vấn đề: “Máy tính hình 2a (2b, 2c, 2d) tên gì? Gồm các bộ phận nào?” - Các nhóm quan sát hình, đọc thông - GV quan sát kết quả và nhận xét. tin SGK và trả lời câu hỏi. - Giáo viên đặt vấn đề: Đối với máy tính để bàn: Các bộ phận được kết nối với nhau bằng gì? Máy tính này thường được để ở đâu? 4
  5. - Giáo viên lắng nghe và nhận xét. Đối với máy tính xách tay: Bàn - Các nhóm quan sát hình và trả lời phím, vùng chuột cảm ứng được gắn câu hỏi. liền với bộ phận nào? So với máy tính để bàn thì máy tính xách tay nặng hơn hay nhẹ hơn? Nhỏ hơn hay lớn hơn? - Giáo viên lắng nghe và nhận xét. Đối với máy tính bảng: So với máy tính xách tay thì kích thước của máy - HS lắng nghe và quan sát. tính bảng như thế nào? Trông nó giống cái gì? Màn hình được được gắn với bộ phận nào? Sử dụng màn hình cảm ứng như thế nào? Sử dụng bàn phím ảo như thế nào? - Giáo viên lắng nghe và nhận xét. Đối với điện thoại thông minh: - HS lắng nghe và lặp lại. GV dùng điện thoại thông minh để chỉ cho HS thấy màn hình, thân máy và minh hoạ việc sử dụng bằng cách chạm ngón tay để thay thế chuột máy tính, sử dụng bàn phím ảo thay thế - Học sinh đọc thông tin, quan sát bàn phím vật lí. hình ảnh. - GV nhắc lại phần ghi nhớ. 2. Chức năng các bộ phận cơ bản của máy tính. a) Chức năng của bàn phím, chuột, - Học sinh quan sát, suy nghĩ và trả màn hình và loa. lời 5
  6. “Bàn phím được dùng để gõ nội dung thư, nội dung thư được hiển thị lên màn hình máy tính.” - Học sinh lắng nghe. GV: “Ở Hình 6a, khi sử dụng máy tính để viết thư, bộ phận nào của máy - Học sinh đọc thông tin, quan sát tính được sử dụng để gõ nội dung hình ảnh. thư? Nội dung thư được hiển thị ở bộ phận nào của máy tính?” - GV lắng nghe và nhận xét. - Học sinh suy nghĩ và trả lời. “Chuột thực hiện thao tác play bài hát, GV: “Ở Hình 6b, bộ phận nào của loa phát ra âm thanh của bài hát.” máy tính được sử dụng để ra lệnh cho máy tính thực hiện bài hát? Thiết bị - Học sinh lắng nghe. nào phát ra âm thanh bài hát?” GV lắng nghe và nhận xét. - Học sinh suy nghĩ và trả lời. - Chức năng của bàn phím và chuột là gì? Chúng được gọi là thiết bị gì? - Chức năng của màn hình và loa là - Học sinh lắng nghe. gì? Chúng được gọi là thiết bị gì? GV lắng nghe, nhận xét. - Chức năng của bàn phím, chuột là tiếp nhận thông tin vào máy tính. Vì vậy bàn phím và chuột được gọi là thiết bị vào. 6
  7. - Chức năng của màn hình, loa là đưa thông tin ra. Vì vậy màn hình và loa còn được gọi là thiết bị ra. - Học sinh quan sát hình và trả lời. GV đặt câu hỏi: “Quan sát Hình 4 và cho biết bộ phận nào của máy tính được dùng để nhập phép tính 7 + 5 và kết quả phép tính được hiển thị ở đâu?” GV lắng nghe và nhận xét câu trả lời GV nhắc lại phần ghi nhớ - Bàn phím, chuột là bộ phận tiếp nhận thông tin vào máy tính (thiết bị - Học sinh lắng nghe và gạch chân vào). phần ghi nhớ. - Màn hình, loa là bộ phận đưa thông tin ra của máy tính (thiết bị ra). TIẾT 2: MÁY TÍNH – NHỮNG NGƯỜI BẠN MỚI (tt) Hoạt động 3: Khám phá (tt) Mục tiêu: HS nhận biết được màn hình cảm ứng vừa là thiết bị tiếp nhận thông tin vào, vừa là thiết bị hiển thị thông tin ra. Hoạt động của GV Hoạt động của HS b) Chức năng của màn hình cảm ứng. - HS hoạt động nhóm 2 bạn. GV đặt câu hỏi: - HS quan sát hình và trả lời câu hỏi. 7
  8. – Loại máy tính mà người dùng đang + Loại máy tính: Điện thoại thông minh sử dụng? và máy tính bảng. – Bộ phận nào của máy tính thực hiện + Bộ phận tiếp nhận thông tin là: Màn tiếp nhận thông tin vào? hình cảm ứng của điện thoại và máy tính – Bộ phận nào của máy tính thực hiện bảng. đưa thông tin ra? + Bộ phận đưa thông tin ra: Màn hình cảm ứng của điện thoại và máy tính bảng. - GV lắng nghe và nhận xét. - GV đưa ra kết luận: “Màn hình cảm ứng của điện thoại thông minh, máy tính bảng vừa có - Học sinh lắng nghe. chức năng tiếp nhận thông tin vào, vừa có chức năng hiển thị thông tin ra.” Hoạt động 4: Luyện tập Mục tiêu: HS làm việc nhóm, phát biểu, thảo luận để hoàn thành các bài tập. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài tập 1: Phân loại máy tính. 8
  9. GV hướng dẫn học sinh phân loại các máy tính ở hình 6. - HS quan sát hình, thảo luận nhóm 2 bạn và trả lời. GV đặt câu hỏi: - Máy tính để bàn gồm những hình nào? - Máy tính xách tay gồm những hình nào? - Máy tính bảng gồm những hình nào? - Điện thoại thông minh gồm những hình nào? GV lắng nghe và nhận xét. Bài tập 2: Trong các bộ phận sau đây của máy tính, bộ phận nào thực hiện - Học sinh suy nghĩ và trả lời chức năng tiếp nhận thông tin vào? Bộ Bộ phận thực hiện chức năng tiếp nhận thông tin vào là: phận nào thực hiện chức năng đưa b) Bàn phím. thông tin ra? c) Chuột, f) Màn hình cảm ứng a) Loa – Bộ phận thực hiện chức năng đưa b) Bàn phím thông tin ra: c) Chuột a) Loa. d) Màn hình d). Màn hình. e) Máy in f) Màn hình cảm ứng. HS quan sát, suy nghĩ và trả lời. 9
  10. - GV lắng nghe và nhận xét. – Hình 7a, 7b: Màn hình cảm ứng của điện thoại thông minh (7a), máy tính Bài tập 3: HS chỉ ra thiết bị vào, thiết bảng (7b) vừa là thiết bị vào, vừa là bị ra của các máy tính ở hình 7. thiết bị ra. – Hình 7c: Bàn phím, vùng cảm ứng chuột của máy tính xách tay là thiết bị vào; màn hình và loa là thiết bị ra. – Hình 7d: Bàn phím, chuột của máy tính bảng là thiết bị vào; màn hình và loa là thiết bị ra. - GV lắng nghe và nhận xét. Hoạt động 5: Vận dụng Mục tiêu: Củng cố kiến thức thông qua trò chơi. Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV tổ chức game: - Phân nhóm 5 bạn. - Một nhóm mô tả hình dạng, các bộ - Phân công vị trí. phận của máy tính; - Nhóm khác đoán tên và phân loại - Lắng nghe bạn chơi và trả lời. thiết bị vào, thiết bị ra. - Khuyến khích HS nêu những thiết bị vào, ra ngoài những thiết bị đã nêu trong bài. - GV quản trò và đưa ra nhận xét kết quả giữa các nhóm chơi. - Học sinh lắng nghe. - GV dặn dò và củng cố lại kiến thức. D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có). 10