Giáo án Steam Tin học Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Xem tin và giải trí trên Internet

A. Yêu cầu cần đạt: 

+ Nêu được ví dụ về tin tức và chương trình giải trí có thể xem được khi truy cập Internet (như xem tin dự báo thời tiết, nghe nhạc….)

+ Nêu được ví dụ thông tin nào đó không có sẵn trong máy tính đang sử dụng nhưng có thể tìm thấy trên Internet.

 + Biết được không phải thông tin nào trên Internet cũng phù hợp với lứa tuổi.

1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự hoàn thành những nhiệm vụ, bài tập của mình theo sự phân công hướng dẫn của giáo viên.

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.

2. Năng lực tin học: 

NLa: Sử dụng được một số ứng dụng trên Web.

+ Nhận diện được các trình duyệt Web.

+ Nêu được ví dụ về tin tức và chương trình giải trí có thể xem được khi truy cập Internet (như xem tin dự báo thời tiết, nghe nhạc….)

NLc: Nhận biết và nêu được nhu cầu tìm kiếm thông tin, giải trí.

+ Thực hiện truy cập được vào một địa chỉ trang Web.

+ Xác định được không phải thông tin nào trên Internet cũng phù hợp với lứa tuổi.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Trách nhiệm với bản thân khi sử dụng mạng để tìm kiếm thông tin trên Internet.

docx 10 trang Thanh Tú 24/05/2023 4780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Tin học Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Xem tin và giải trí trên Internet", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_tin_hoc_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_bai_6_xe.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Tin học Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Xem tin và giải trí trên Internet

  1. PHỤ LỤC 3 – MẪU KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Kèm theo CV số: 2345/BGDĐT ngày 07/6/2021 V/v hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học Môn học/hoạt động giáo dục: Tin học - Lớp: 3 Chủ đề B: Mạng máy tính và Internet Tên bài học: Xem tin và giải trí trên Internet - số tiết: 2 Thời gian thực hiện: ngày tháng năm (hoặc từ đến ) Giáo viên thực hiện: 1. Đinh Thị Quốc Hân – TH Trần Quang Khải Quận 1 2. Huỳnh Thị Ngọc Khanh – TH Nguyễn Thái Bình Quận 1 3. Nguyễn Hồng Thạnh – TH Nguyễn Huệ Quận 1 4. Đặng Thị Cẩm Loan – TH An Phong Quận 8 A. Yêu cầu cần đạt: + Nêu được ví dụ về tin tức và chương trình giải trí có thể xem được khi truy cập Internet (như xem tin dự báo thời tiết, nghe nhạc .) + Nêu được ví dụ thông tin nào đó không có sẵn trong máy tính đang sử dụng nhưng có thể tìm thấy trên Internet. + Biết được không phải thông tin nào trên Internet cũng phù hợp với lứa tuổi. 1. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự hoàn thành những nhiệm vụ, bài tập của mình theo sự phân công hướng dẫn của giáo viên. - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. 2. Năng lực tin học: NLa: Sử dụng được một số ứng dụng trên Web.
  2. + Nhận diện được các trình duyệt Web. + Nêu được ví dụ về tin tức và chương trình giải trí có thể xem được khi truy cập Internet (như xem tin dự báo thời tiết, nghe nhạc .) NLc: Nhận biết và nêu được nhu cầu tìm kiếm thông tin, giải trí. + Thực hiện truy cập được vào một địa chỉ trang Web. + Xác định được không phải thông tin nào trên Internet cũng phù hợp với lứa tuổi. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Trách nhiệm với bản thân khi sử dụng mạng để tìm kiếm thông tin trên Internet. B. Đồ dùng dạy học: Giáo viên Học sinh Thiết bị Phòng máy tính có mạng Internet Máy tính có kết nối mạng. Máy tính giáo viên Sách giáo khoa. Máy chiếu, màn chiếu Hệ thống âm thanh Phần mềm • HĐH Windows 7 (hoặc mới hơn) • NetOp School (NetSupport School) • Trình duyệt Web (Google Chrome, Internet Explorer, Cốc Cốc). • MS.Office 2010 (hoặc mới hơn) • Trang , C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: TIẾT 1: THÔNG TIN TRÊN INTERNET Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi mở, tìm hiểu tác dụng của Internet. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Phóng - Một HS đóng vai là phóng viên phỏng viên nhanh”, trả lời câu hỏi: vấn các bạn. Câu 1: Nhà bạn có sử dụng internet - Người được hỏi huy động hiểu biết không ? trong cuộc sống hàng ngày trả lời. Câu 2: Em và những người thân trong gia đình truy cập Internet để làm gì ?
  3. Câu 3: Khi muốn tìm kiếm thông tin trên internet em sẽ làm như thế nào ? Câu 4: Theo em, Internet là gì? - HS trình bày ý kiến, - Giáo viên nhận xét, đánh giá và dẫn nhập - HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến. vào nội dung bài học - GV kết luận: - HS lắng nghe và ghi nhớ. + Internet rất hữu ích trong cuộc sống giúp chúng ta tìm kiếm thông tin cần thiết, xem tin tức, giải trí Hoạt động 2: Khám phá 1. Trình duyệt Web Mục tiêu: - Nhận diện được biểu tượng của các trình duyệt Web (Google Chrome, Internet Explorer, Cốc Cốc) - Nêu được ví dụ cụ thể về tin tức và chương trình giải trí. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho học sinh thảo luận với bạn cùng - Học sinh trao đổi với bạn bên cạnh. bàn trả lời câu hỏi: + Internet giúp em và gia đình những gì? - Đại diện học sinh trình bày ý kiến. + Em đã dùng trình duyệt nào để truy cập - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý vào Internet? kiến. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - GV kết luận: + Internet rất hữu ích trong cuộc sống giúp chúng ta tìm kiếm thông tin cần thiết, xem tin tức, giải trí 2. Truy cập trang Web – Thông tin trên Internet Mục tiêu: - Truy cập vào được một địa chỉ trang Web cụ thể. - Nêu được ví dụ về tin tức và chương trình giải trí trên internet. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV đặt câu hỏi: - Học sinh thảo luận nhóm đôi, trả lời + Muốn truy cập vào một trang Web em câu hỏi. làm thế nào?
  4. + Em hãy nêu cách cơ bản để tìm kiếm thông tin trên Internet. + Nêu tin tức về thời tiết của ngày hôm nay tại Tp.HCM. - GV yêu cầu HS đăng nhập vào một địa chỉ - HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ. trang web cụ thể để tìm thông tin về: - HS hợp tác thực hiện nhiệm vụ truy a. Thời tiết trong ngày. cập trang web để tìm thông tin về thời Ví dụ: trang web khituongvietnam.gov.vn tiết trong ngày tại TP.HCM và truy b. Nghe bài hát thiếu nhi trên Internet cập trang web bài hát thiếu nhi. Ví dụ: trang web: thieunhivietnam.vn - Giáo viên quan sát và giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hiện. - Giáo viên mời đại diện các nhóm trình bày. - Học sinh đại diện nhóm trình bày ý - Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét bổ kiến. sung. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý - Giáo viên nhận xét, đánh giá câu trả lời. kiến. - GV kết luận: + Khi tìm kiếm thông tin ta cần mở trình duyệt Web, truy cập vào một địa chỉ trang web cụ thể hoặc gõ từ khóa liên quan vào mục tìm kiếm hoặc giọng nói qua mic. + Có nhiều thông tin khi tìm kiếm cho em lựa chọn, em cần tìm thông tin hữu ích nhất cho mục đích của bạn. 3. Internet – kho thông tin khổng lồ. Lựa chọn thông tin phù hợp Mục tiêu: – Nêu được ví dụ thông tin không có sẵn trong máy tính đang sử dụng nhưng có thể tìm. - Thông tin trên Internet đa dạng, phong phú. - Nhận biết thông tin phù hợp với lứa tuổi, không phù hợp với lứa tuổi. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS chia nhóm 4 và tổ chức -HS nhận nhiệm vụ. cho HS trả lời các tình huống cụ thể: - HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi liên 1. Trên Internet em tìm thấy những thông quan đến tình huống. tin gì? 2. Bạn An đang xem phim có bạo lực (không được phép) khi gv giao nhiệm vụ
  5. tìm kiếm thông tin cho bài học. Các bạn kế bên đã nhìn thấy: một bạn thì xem chung và bình luận rôm rả, một bạn thì khuyên nên tắt đi, một bạn thì không quan tâm bạn bên cạnh. Câu hỏi: + Ở lứa tuổi của An bạn sử dụng thông tin đó có phù hợp không? - Học sinh đại diện nhóm trình bày ý + Nếu em ngồi gần bạn An em sẽ kiến, làm gì? - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý + Ở nhà em thường dùng Internet để kiến. làm gì? Em thường truy cập internet trong bao nhiêu phút? + Em nên/không nên xem những thông tin nào trên internet? - Giáo viên nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS - Học sinh quan sát lắng nghe và ghi - GV kết luận giáo dục HS: nhớ. + Internet là kho thông tin khổng lồ, đa dạng, phong phú. Khi cần, em có thể tìm thông tin trên Internet. + Chỉ nên xem những thông tin, chương trình giải trí phù hợp với lứa tuổi , không nên xem quá lâu có hại cho sức khỏe. (chỉ nên ngồi từ 1 tiếng đến 1 tiếng 30 phút, sau mỗi 30 phút nên đưa mắt nhìn sang các bên và tập một số động tác thể dục cơ bản). Củng cố - Dặn dò 1. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi bằng phần mềm Quizizz, để củng cố lại kiến thức. Câu hỏi 1: Chương trình nào sau đây không phải là trình duyệt web? a. FireFox b. Microsoft Paint. c. Google Chrome. Câu hỏi 2: Em đã biết và sử dụng những trình duyệt web nào? a. Internet Explorer. b. Windows Media Player. c. Paint. Câu hỏi 3: Trong những trang thông tin sau, trang nào không phù hợp với các em? a. Trang thông tin về các trò chơi dân gian. b. Trang thông tin về lịch sử, địa lí. c. Trang thông tin có nội dung bạo lực.
  6. 2. HS xem lại nội dung bài học, chuẩn bị cho tiết thực hành. TIẾT 2: THỰC HÀNH Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: - Tạo hứng thú để bắt đầu giờ học. - Ôn lại kiến thức về trình duyệt web, tìm kiếm thông tin. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi bằng - HS tham gia trả lời câu hỏi trên phần mềm Quizizz, trả lời câu hỏi: Quizizz. Câu hỏi 1: Chương trình nào sau đây không phải là trình duyệt web? a. FireFox b. Microsoft Paint. c. Google Chrome. Câu hỏi 2: Em đã biết và sử dụng những trình duyệt web nào? a. Internet Explorer. b. Windows Media Player. -HS nghe và rút ra các ghi nhớ cần c. Paint. thiết. Câu hỏi 3: Trong những trang thông tin sau, trang nào không phù hợp với các em? a. Trang thông tin về các trò chơi dân gian. b. Trang thông tin về lịch sử, địa lí. c. Trang thông tin có nội dung bạo lực. - Giáo viên nhận xét, đánh giá và dẫn nhập vào nội dung bài học Hoạt động 2: Luyện tập Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về tin tức và chương trình giải trí có thể xem được khi truy cập Internet. - Nêu được ví dụ về thông tin không có sẵn trong máy tính đang sử dụng nhưng có thể tìm thấy trên Internet Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV yêu cầu HS thực hiện các nội dung - HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ. sau:
  7. 1. Nêu ví dụ về tin tức và chương trình giải trí em có thể xem trên Internet. 2. Nêu ví dụ về thông tin không có sẵn trên máy tính nhưng có thể tìm thấy trên Internet. 3. Lựa chọn những khẳng định đúng về đặc điểm thông tin trên Internet: A. Thông tin nào trên Internet cũng phù hợp với lứa tuổi của em. B. Thông tin trên Internet có thể không chính xác. C. Thông tin trên Internet đa dạng, phong phú và luôn được cập nhật. D. Rất nhiều thông tin có thể tìm thấy trên Internet. -GV mời HS trả lời. -HS trả lời. - Các HS khác nhận xét, đóng góp ý - Giáo viên nhận xét, đánh giá câu trả lời kiến. của HS Hoạt động 3: Thực hành Mục tiêu: - Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm thông tin trên Internet. Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV phát phiếu thực hành và giao nhiệm -HS nhận nhiệm vụ. vụ cho HS. - HS ghi thông tin tìm kiếm vào phiếu -GV yêu cầu HS thực hiện các công việc thực hành. sau: + Xem thông tin thời tiết ở Hà Nội và địa phương nơi em đang sinh sống. + Truy cập vào trang web nghe nhạc chọn bài hát thiếu nhi để nghe. + Trao đổi với bạn để xem truyện cổ tích, phim hoạt hình dành cho thiếu nhi mà em yêu thích.
  8. -GV quan sát và hướng dẫn HS thực hiện. -HS nhận xét bổ sung bài làm của các bạn. -GV nhận xét bài làm của HS. -HS lắng nghe và ghi nhớ. -GV chốt ý. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: - HS biết vận dụng kiến thức vào các tình huống trong thực tiễn. Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV phát phiếu và tổ chức cho HS thảo -HS tham gia thảo luận. luận nhóm với nội dung: Sắp tới lớp em tổ chức chuyến đi dã ngoại ở Thảo Cầm Viên. Trước chuyến đi, em muốn tìm hiểu thông tin về các con thú ở Thảo Cầm Viên. Theo em, các thông tin này có thể tìm thấy trên Internet không? Em có thể nhờ sự hỗ trợ của ai để tìm những thông tin này? - Giáo viên quan sát và giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hiện. - Giáo viên mời đại diện các nhóm trình bày. - Đại diện học sinh trình bày ý kiến. - Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét bổ - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý sung. kiến. - Giáo viên nhận xét, đánh giá câu trả lời. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - Giáo viên tuyên dương các nhóm có câu trả lời hay và nhanh nhất. Củng cố - Dặn dò Dặn dò học sinh xem trước nội dung bài học tiếp theo. D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
  9. PHỤ LỤC HỒ SƠ DẠY HỌC 1. Phiếu thực hành 1: PHIẾU THỰC HÀNH Học sinh: Lớp Bài thực hành 1 Tên trang web: Tỉnh/Thành phố Nhiệt độ Thời tiết Độ ẩm Hà Nội Địa phương nơi em sống Bài thực hành 2 Tên trang web: Tên bài hát 1 Tên bài hát 2 Bài thực hành 3 Tên trang web: Tên câu chuyện cổ tích Tên bài viết, tin tức Tên trang web: Tên phim hoạt hình
  10. 2. Phiếu thực hành 2: PHIẾU THỰC HÀNH 2 Tên nhóm Lớp: : . Thành viên: Tên trang web: Nội dung (Gợi ý: giá vé, địa chỉ, các trò chơi, các loài động vật, các cây lâu năm .)