Giáo án Steam Tin học Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Làm quen với thư mục

Yêu cầu cần đạt: 

1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh tự hoàn thành nhiệm vụ học tập (Học sinh có khả năng tạo được cây thư mục để lưu trữ sản phẩm trong quá trình học tập, từ đó hình thành cho học sinh ý thức sắp xếp các thư mục trên máy tính một cách khoa học và có ý đồ).

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh tích cực trao đổi với bạn trong nhóm, tự tin trình bày ý kiến. Học sinh có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô (các thành viên trong nhóm lần lượt thực hiện tạo thư mục, các học sinh khác trong nhóm quan sát và trợ giúp cho bạn.).

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh tự giải quyết được vấn đề đơn giản theo hướng dẫn của thầy cô (Học sinh phát hiện thêm một cách đặt tên thư mục bằng cách sử dụng phím tắt (F2)).

2. Năng lực tin học: 

  • Nhận biết được tệp, thư mục, ổ đĩa.
  • Mô tả sơ lược được vai trò của cấu trúc cây thư mục trong việc lưu các tệp và các thư mục. 
  • Tìm hiểu được cấu trúc của một thư mục để biết nó chứa những thư mục con nào, những tệp nào.
  • Thực hiện được việc tạo, xoá, đổi tên thư mục
  • Tìm được tệp ở thư mục cho trước theo yêu cầu.

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh hình thành phẩm chất trách nhiệm (biết bảo vệ của công), chăm chỉ (ham học hỏi).

- Có ý thức trong việc sắp xếp đồ dùng gọn gàng.

- Giúp HS hình thành phẩm chất nhân ái ( giúp đỡ bạn trong học tập) và trách nhiệm( có trách nhiệm với công việc được giao).

- Có ý thức sắp xếp sách vở, đồ dùng, thông tin khoa học, hợp lý

Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

Kỷ luật: Ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính giúp em giữ gìn sức khỏe và làm việc hiệu quả hơn

docx 12 trang Thanh Tú 24/05/2023 3120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Tin học Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Làm quen với thư mục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_tin_hoc_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_bai_8_la.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Tin học Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Làm quen với thư mục

  1. Môn học/hoạt động giáo dục Tin học Lớp 3 Tên bài học: Bài 8. Làm quen với thư mục số tiết: 03 Giáo viên thực hiện: Stt Tên GV Tiết Ghi chú 1 Tạ Xuân Thủy TIẾT 1: Khởi động, mục 1 và 2 Phu Vạn Như mục 2 phần Khám phá. 3 Trần Viết Tỉnh TIẾT 2: Tạo, xóa, đổi tên thư 4 Huỳnh Việt Thắng mục. Luyện tập 5 Trần Đức Đăng Khoa TIẾT 3: Thực hành. Vận dụng 6 Lục Thị Xuyến A. Yêu cầu cần đạt: 1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh tự hoàn thành nhiệm vụ học tập (Học sinh có khả năng tạo được cây thư mục để lưu trữ sản phẩm trong quá trình học tập, từ đó hình thành cho học sinh ý thức sắp xếp các thư mục trên máy tính một cách khoa học và có ý đồ). - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh tích cực trao đổi với bạn trong nhóm, tự tin trình bày ý kiến. Học sinh có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô (các thành viên trong nhóm lần lượt thực hiện tạo thư mục, các học sinh khác trong nhóm quan sát và trợ giúp cho bạn.). - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh tự giải quyết được vấn đề đơn giản theo hướng dẫn của thầy cô (Học sinh phát hiện thêm một cách đặt tên thư mục bằng cách sử dụng phím tắt (F2)). 2. Năng lực tin học: – Nhận biết được tệp, thư mục, ổ đĩa. – Mô tả sơ lược được vai trò của cấu trúc cây thư mục trong việc lưu các tệp và các thư mục. – Tìm hiểu được cấu trúc của một thư mục để biết nó chứa những thư mục con nào, những tệp nào. – Thực hiện được việc tạo, xoá, đổi tên thư mục – Tìm được tệp ở thư mục cho trước theo yêu cầu. 3. Phẩm chất - Giúp học sinh hình thành phẩm chất trách nhiệm (biết bảo vệ của công), chăm chỉ (ham học hỏi). - Có ý thức trong việc sắp xếp đồ dùng gọn gàng.
  2. - Giúp HS hình thành phẩm chất nhân ái ( giúp đỡ bạn trong học tập) và trách nhiệm( có trách nhiệm với công việc được giao). - Có ý thức sắp xếp sách vở, đồ dùng, thông tin khoa học, hợp lý Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm. Kỷ luật: Ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính giúp em giữ gìn sức khỏe và làm việc hiệu quả hơn B. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: SGK tin học 3, SGV tin học 3, thiết bị dạy học, giấy A4 để thảo luận nhóm, làm việc cá nhân, máy tính, tivi thông minh, hình ảnh minh họa, phòng máy. 2. Học sinh: Hình ảnh các loại tệp, thư mục và hình ảnh sử dụng trong bài. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: TIẾT 1: Khởi động, mục 1 và mục 2 phần Khám phá. Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, tạo hứng thú cho HS khi bắt đầu tiết học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV chiếu hình ảnh đồ vật được sắp xếp trong tủ, trên - HS quan sát, nhận xét về kệ, cách sắp xếp các đồ vật - GV đặt vấn đề: trong hình. ✓ Các đồ vật được phân loại, sắp xếp để làm gì? - HS trả lời, ✓ Thông tin trong máy tính có cần phải sắp xếp hay không? ✓ Thông tin trong máy tính được sắp xếp như thế nào? - GV dẫn vào bài học, giới thiệu bài mới. - HS nhắc lại tên bài học. Hoạt động 2: Khám phá 1. Tìm hiểu ổ đĩa, thư mục, tệp tin Mục tiêu – Nhận biết được tệp, thư mục, ổ đĩa – Mô tả sơ lược được vai trò của cấu trúc cây thư mục trong việc lưu các tệp và các thư mục. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV chia lớp thành các nhóm 4, HS đọc kênh chữ quan - HS đọc, sát kênh hình 1 (SGK/39,40) để nhận biết được các biểu tượng về tệp, về thư mục, ổ đĩa, trả lời câu hỏi:
  3. ✓ Em hãy nêu tên các ổ đĩa em nhìn thấy ở Hình 1. - Đại diện nhóm trình bày, Em quan sát các biểu tượng của các tệp trên Hình 1, em - Các nhóm khác nhận xét, biết đó là các biểu tượng của phần mềm nào? bổ sung, - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm đứng dậy trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. - GV gọi đại diện các nhóm đứng dậy lần lượt trả lời các câu hỏi GV đặt ra (mỗi nhóm/câu). - GV tiếp tục đặt câu hỏi: ✓ Trong thư mục có thể chứa gì? - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm đứng dậy trình bày ý kiến - Đại diện nhóm trình bày, thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm khác nhận xét, - GV tiếp tục đặt câu hỏi: bổ sung, ✓ Làm thế nào để mở một thư mục trên máy tính? - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm đứng dậy trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. - GV gọi đại diện các nhóm đứng dậy lần lượt trả lời các câu hỏi GV đặt ra (mỗi nhóm/câu). - Đại diện nhóm trình bày, - Các nhóm khác nhận xét, – Chỉ vào ổ đĩa: Đây là biểu tượng gì? (Ổ đĩa – ổ đĩa có kèm theo tên là các chữ cái như C:, D:; ổ đĩa chứa thư bổ sung, mục và tệp; máy tính có thể có nhiều ổ đĩa khác nhau). - GV cùng HS nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng dựa theo kết quả HS trình bày trước đó (HS nhận biết được trong máy tính có nhiều ổ đĩa, trong ổ đĩa có nhiều thư mục và tệp. Trong thư mục có thể có các thư mục khác và các tệp). - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát kênh hình, đọc kênh chữ, phát biểu, thảo luận để chỉ ra các ổ đĩa, thư mục và các tệp ở Hình 2:
  4. - HS thảo luận nhóm đôi, - Đại diện nhóm trình bày, - GV đặt câu hỏi: - Các nhóm khác nhận xét, ✓Ở Hình 2, em nhìn thấy những ổ đĩa nào? bổ sung. ✓ Kể tên các thư mục có trong ổ D. ✓ Thư mục hiện đang được mở là thư mục nào? ✓ Kể tên 2 tệp trong thư mục hiện đang mở. - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát kênh hình, đọc kênh chữ, phát biểu, thảo luận và mô tả được sơ lược về cây thư mục ở Hình 3: - HS thảo luận nhóm đôi, - Đại diện nhóm trình bày, - GV tiếp tục đặt câu hỏi: - Các nhóm khác nhận xét, ✓Ở Hình 3: Thư mục Gia sach thuộc ổ đĩa nào? bổ sung. ✓ Hãy kể tên các thư mục trong thư mục Gia sach. ✓ Kể tên các bước để mở được thư mục Sach. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng dựa theo kết quả HS trình bày: HS nhận biết được tệp, thư mục, ổ đĩa và chỉ ra được các ổ đĩa, thư mục, tệp ở Hình 2, HS chỉ và gọi tên được đúng thư mục đang được mở ở Hình 3). - GV yêu cầu HS tự chốt kiến thức như tại hộp Ghi nhớ - HS lắng nghe với tâm thế dưới sự hướng dẫn của GV. hào hứng, - GV lần lượt đặt câu hỏi: ✓ Trong máy tính, người ta lưu dữ liệu ở đâu? ✓Ổ đĩa được đặt tên như thế nào? ✓Ổ đĩa chứa những gì?
  5. ✓ Thư mục có thể chứa những gì? Thư mục mẹ chứa những gì? - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung trong - HS đọc ghi nhớ. hộp ghi nhớ. Trong máy tính có thể có nhiều ổ đĩa được đặt tên là (C:), (D:), (E:), Trong ổ đĩa có thư mục và tệp. Trong thư mục có thể có thư mục con và tệp. 2. Cây thư mục Mục tiêu Tìm hiểu được cấu trúc của một thư mục để biết nó chứa những thư mục con nào những tệp nào. – Tìm được tệp ở thư mục cho trước theo yêu cầu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS quan sát hình 4 và đọc thông tin trong - HS đọc SGK/41. - GV đặt câu hỏi: - HS trả lời câu hỏi. ✓ Nêu các bước để đến tệp Tieng Viet 3 - HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, chốt câu trả lời. - GV yêu cầu HS quan sát hình 5 SGK/42, thảo luận nhóm 6 và trả lời câu hỏi:
  6. ✓ Nêu tên các thư mục con, tệp có trong thư mục - HS thảo luận nhóm 6 gốc. - Đại diện nhóm trình bày ✓ Trong thư mục Truyen có những thư mục con - Các nhóm khác nhận xét, nào? Trong các thư mục con đó có những gì? bổ sung ✓ Trong thư mục Phim hoat hinh có những gì? ✓ Nêu các bước để tìm đến tệp The gioi khung long. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng dựa theo kết quả HS trình bày: - GV yêu cầu HS tự chốt kiến thức tại hộp Ghi nhớ trang - HS đọc ghi nhớ. 42dưới sự hướng dẫn của GV. Thông tin trong máy tính được tổ chức lưu trữ dưới dạng sơ đồ hình cây, gọi là cây thư mục. Cây thư mục giúp dễ dàng tìm được thư mục, tệp lưu trữ trong máy tính.
  7. TIẾT 2: Tạo, xóa, đổi tên thư mục. Luyện tập Hoạt động 1: Tạo, xóa, đổi tên thư mục Mục tiêu: Thực hiện được việc tạo, xóa, đổi tên thư mục. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Gv yêu cầu HS đọc thông tin SGK/43. - HS đọc và quan sát, ✓ Tạo thư mục - HS thực hành - HS thực hành tạo thư mục, ✓ Đổi tên thư mục - HS thực hành - HS thực hành đổi tên thư mục,
  8. ✓ Xóa thư mục - HS thực hành - HS thực hành xóa thư mục, - GV làm mẫu để HS nhận biết cách tạo, xóa, đổi tên thư mục. - GV gọi 2-3 HS thực hành trước lớp. - GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm 2: tạo, xóa, đổi tên thư - GV quan sát, nhận xét - GV chốt và yêu cầu HS đọc khung ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ trang 45. Hoạt động 2: Luyện tập Mục tiêu: - Củng cố lại các kiến thức về ổ đĩa, tệp, thư mục - Luyện tập các thao tác tìm, tạo, xóa, đổi tên thư mục. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 1 và chọn đáp án + giải thích vì sao. ✓ Trong máy tính có thể có nhiều ổ đĩa. - HS đọc và chọn đáp án cá nhân ✓Ổ đĩa có thể chứa nhiều thư mục và - HS khác nhận xét, bổ sung tệp. ✓ Trong một thư mục có thể chứa nhiều thư mục con cùng tên ✓ Trong một thư mục có thể chứa nhiều thư mục con và tệp - GV chốt câu trả lời - GV yêu cầu HS thực hiện thảo luận - HS thảo luận nhóm 2 nhóm 2 để trả lời câu hỏi 2 - Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
  9. ✓Ổ đĩa tên là gì?. - HS đọc và chọn đáp án cá nhân, ✓ Thư mục hoc tap chua cac thư mục - HS khác nhận xét, bổ sung, con và tệp nào. ✓ Các bước tìm đến tệp Danh muc sach vo, Vo tin hoc 3 - GV chốt câu trả lời - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 3 và chọn đáp án + giải thích vì sao. ✓ Thông tin trong máy tính được tổ - HS đọc và chọn đáp án cá nhân, chức lưu trữ dưới dạng cây thư mục. - HS khác nhận xét, bổ sung, ✓ Cây thư mục giúp dễ dàng hình dung được cách sắp xếp, lưu trữ thông tin trong máy tính - GV chốt câu trả lời
  10. TIẾT 3: Thực hành. Vận dụng Hoạt động 1: Thực hành Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức, kĩ năng đã học Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV phát phiếu bài tập - HS điền kết quả vào phiếu BT - BT1: GV yêu cầu HS đọc câu hỏi, quan - HS đọc, quan sát, thảo luận nhóm sát máy tính của mình và thảo luận nhóm để trả lời 2 để trả lời. ✓ Tên các ổ đĩa trên máy tính là gì?. ✓ Kể tên một số thư mục, tệp tin có trên ổ đĩa (D:). ✓ Mở một thư mục trong ổ đĩa (D:) và nêu tên một số thư mục con, tệp trong thư mục đó - BT2: GV yêu cầu HS đọc và thực hành trên máy tính. - HS thực hành cá nhân. - HS thực hành cá nhân, ✓ Em hãy chọn và mở đến thư mục Truyen co tich, sau đó cho biết đó là thư mục con của thư mục nào? Hãy nêu cách mở đến thư mục đó ✓ Em hãy đổi tên thư mục Giai tri thành
  11. Truyen thieu nhi ✓ Xóa các thư mục em vừa tạo - BT3: GV chiếu cây thư mục của mình, - HS quan sát và thực hiện thao tác yêu cầu HS tìm 1 thư mục, 1 tệp tin theo tìm thư mục theo yêu cầu. yêu cầu. - HS khác nhận xét, bổ sung, Hoạt động 2: Vận dụng Mục tiêu: Vận dụng các sắp xếp thư mục vào thực tế cuộc sống. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV gợi ý HS suy nghĩ và liệt kê các thư - HS thực hiện: mục cần có ra nháp, vẽ cây thư mục trước + Vẽ cây thư mục ra nháp với 4-5 thư mục, sau đó thực hành + Tạo cây thư mục trên máy tính - GV nhận xét Hoạt động nối tiếp sau bài học: - HS luyện tập lại các thao tác tạo, xóa, đổi tên thư mục. - Vận dụng vào cuộc sống: sắp xếp đồ dùng hợp lí. - Chuẩn bị bài 9 D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
  12. PHIẾU BÀI TẬP Bài 8: Làm quen với thư mục Lưu trữ thông tin trong máy tính Bài thực hành 1 a. Tên các ổ đĩa trong máy tính: b. Các thư mục trong ổ đĩa (D:) : c. Mở một thư mục trong ổ đĩa (D:) và nên tên các thư mục con, các tệp trong thư mục đó: Bài thực hành 2 a. Em thực hành tạo cây thư mục như hình 10: Đã hoàn thành  b. Thư mục Truyen co tich là con của thư mục nào? Nêu các mở thư mục đó. c. Em đổi tên thư mục Giai tri thành Truyen thieu nhi: Đã hoàn thành  d. Xóa các thư mục em vừa tạo: Đã hoàn thành  Bài thực hành 3 a. Nêu cách mở đến thư mục b. Nêu cách mở đến tệp