Giáo án Steam Toán Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 11 - Gấp một số lên một số lần
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
– Nhận biết đối tượng này gấp đối tượng kia bao nhiêu lần qua hình ảnh trực quan.
– Gấp một số lên nhiều lần bằng cách:
+ Thực hiện phép tính
+ Thể hiện bằng sơ đồ đoạn thẳng
– Vận dụng để giải bài toán bằng hai bước tính.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Hình ảnh phần Cùng học, các tấm bìa có 5 chấm tròn.
- HS: Các tấm bìa có 5 chấm tròn.
File đính kèm:
- giao_an_steam_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_11_gap.docx
Nội dung text: Giáo án Steam Toán Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 11 - Gấp một số lên một số lần
- KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN - LỚP 3 BÀI: GẤP MỘT SỐ LÊN MỘT SỐ LẦN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: – Nhận biết đối tượng này gấp đối tượng kia bao nhiêu lần qua hình ảnh trực quan. – Gấp một số lên nhiều lần bằng cách: + Thực hiện phép tính + Thể hiện bằng sơ đồ đoạn thẳng – Vận dụng để giải bài toán bằng hai bước tính. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Hình ảnh phần Cùng học, các tấm bìa có 5 chấm tròn. - HS: Các tấm bìa có 5 chấm tròn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (3 phút) * Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát tập thể.
- 2 Nhận biết khái niệm: Đối tượng này gấp đối - HS lắng nghe tượng kia bao nhiêu lần. – HS quan sát hình ảnh các kệ để vật dụng trong nhà tắm, nhận biết: + Các kệ màu đỏ có độ dài như thế nào? + Các kệ màu đỏ dài bằng nhau + Độ dài kệ màu xanh như thế nào so với độ dài kệ màu đỏ? + Độ dài kệ màu xanh bằng ba lần độ dài kệ màu đỏ. – GV giới thiệu: Ta nói “Kệ màu xanh dài gấp ba lần kệ màu đỏ”. - GV giới thiệu bài mới. - HS lắng nghe. 2. Bài học và thực hành (20 phút) 2.1 Gấp một số lên một số lần * Mục tiêu: Thực hiện gấp một số lên nhiều lần. * Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận * Hình thức: Cá nhân, lớp, nhóm GV vừa nói vừa thao tác với ĐDDH. - HS quan sát, lắng nghe. – Lúc đầu có 1 nhóm 3 cái kẹo (GV gắn hình ảnh lên bảng). - Lúc sau có 2 nhóm 3 cái kẹo (GV gắn hình ảnh lên bảng). Ta nói số kẹo gấp lên 2 lần hay gấp đôi. 3 cái kẹo gấp lên 2 lần thì được 6 cái kẹo (viết 3 × 2 = 6). – Lúc đầu có 1 tấm bìa có 5 chấm tròn (GV gắn hình ảnh lên bảng). Lúc sau có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn (GV gắn hình ảnh lên bảng). Số tấm bìa đã gấp lên mấy lần? (3 lần) - 5 chấm tròn gấp lên 3 lần được 15 chấm tròn, hãy viết phép tính tìm số chấm tròn lúc sau: (5 × 3 = 15). – GV vẽ lên bảng, chỉ tay và hỏi: Gấp lên mấy (4 lần). lần?
- 3 Đoạn thẳng 2 cm, gấp lên 4 lần được đoạn thẳng mấy xăng-ti-mét? (2 cm × 4 = 8 cm). Hãy viết phép tính tìm độ dài đoạn thẳng này? – Vậy: Muốn gấp một số lên một số lần, ta làm - Muốn gấp một số lên một số sao? lần, ta lấy số đó nhân với số lần. - HS lặp lại. - Gọi HS lặp lại Lưu ý: Gấp lên hai lần ta còn gọi là gấp đôi. - HS lắng nghe. 2.2 Thực hành * Mục tiêu: Thực hiện được gấp một số lên một số lần. * Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận * Hình thức: Cá nhân, lớp, nhóm - Gọi HS đọc bài tập - HS đọc. – Y/C HS thảo luận nhóm ba - HS thực hiện. – Y/C HS thực hiện: + Bạn thứ nhất lấy 3 khối lập phương. + Bạn thứ hai lấy 6 khối lập phương. + Bạn thứ ba lấy 9 khối lập phương. - Muốn gấp một số lên một số - Gọi đại diện giải thích cách làm. lần ta lấy số đó nhân với số lần. - Có thể y/c HS thực hiện thêm nội dung tương - HS làm theo y/c của GV. tự. 3. Luyện tập (10 phút) * Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học để giải toán. * Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận * Hình thức: Cá nhân, lớp, nhóm
- 4 - GV gọi HS đọc đề bài + Bài toán cho biết gì? - Thanh sắt sơn màu đỏ dài 30 cm, thanh sắt sơn màu xanh dài gấp 3 lần thanh sắt màu đỏ. + Bài toán hỏi gì? - Hỏi cả hai thanh sắt dài bao nhiêu xăng-ti-mét. - Độ dài thanh sắt màu đỏ và màu xanh. - Lấy độ dài thanh sắt màu đỏ gấp lên 3 lần + Muốn biết cả hai thanh sắt dài bao nhiêu - Gấp một số lên một số lần. xăng-ti-mét ta phải biết gì? - HS quan sát. + Muốn tìm độ dài thanh sắt màu xanh ta - 1 HS lên bảng, lớp làm vào làm sao? vở Bài giải + Bài toán thuộc dạng toán gì? Thanh sắt sơn màu xanh dài: - GV vẽ sơ đồ 30 × 3 = 90 Cả hai thanh sắt dài: 30 + 90 = 120 Đáp số: 120 cm - Y/C HS làm vào vở Bài giải 30 × 3 = 90 (cm) Thanh sắt sơn màu xanh dài 90 cm. 30 + 90 = 120 (cm) Cả hai thanh sắt dài 120 cm. - Cho cả lớp nhận xét bài làm của bạn - HS nhận xét. - Giáo viên nhận xét - HS lắng nghe. * Hoạt động nối tiếp: (2 phút) * Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. * Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chơi - GV có thể cho HS chơi “Đố bạn” (nội dung: áp - HS lắng nghe, thực hiện dụng các bảng nhân đã học, gấp một số lên một số lần).
- 5 - Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: