Giáo án Steam Toán Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 12 - Bảng nhân 7
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Thành lập bảng nhân 7.
- Bước đầu ghi nhớ bảng nhân 7.
- Vận dụng bảng để tính nhẩm.
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính số ngày trong tuần, giải toán có nội dung thực tế.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên (GV): Các tấm bìa có 7 chấm tròn; hình ảnh dùng cho phần Khởi động.
- Học sinh (HS): Các tấm bìa có 7 chấm tròn.
File đính kèm:
- giao_an_steam_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_12_ban.docx
Nội dung text: Giáo án Steam Toán Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 12 - Bảng nhân 7
- KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN - LỚP 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢNG NHÂN 7 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Thành lập bảng nhân 7. - Bước đầu ghi nhớ bảng nhân 7. - Vận dụng bảng để tính nhẩm. - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính số ngày trong tuần, giải toán có nội dung thực tế. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên (GV): Các tấm bìa có 7 chấm tròn; hình ảnh dùng cho phần Khởi động. - Học sinh (HS): Các tấm bìa có 7 chấm tròn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi. - GV giới thiệu hình ảnh 7 chú lùn (truyện Bạch - HS quan sát. Tuyết và 7 chú lùn). - GV: Mỗi bức tranh vẽ 7 chú lùn. 5 bức tranh - Có nhiều cách tính kết quả: như thế sẽ vẽ bao nhiêu chú lùn?
- 2 + Chuyển về tổng các số hạng bằng nhau. 7 + 7 + 7 + 7 + 7 = 35 + Dựa vào bảng nhân 5. 7 x 5 = 5 x 7 = 35 + Học sinh cũng có thể đếm thêm 7 để tìm kết quả phép nhân. (7, 14, 21, 28, 35). Hãy viết phép tính nhân số chú lùn cần vẽ rồi tìm - 7 x 5 = 35. kết quả phép nhân. - GV nói tác dụng của bảng nhân: - HS lắng nghe. Để tìm kết quả của phép nhân ta đã chuyển về tính tổng các số hạng bằng nhau hoặc đếm thêm, việc này tốn thời gian. Nếu ta thành lập một bảng nhân và ghi nhớ bảng nhân đó thì sẽ dễ dàng tìm được kết quả của các phép nhân trong bảng. - GV giới thiệu bài mới “Bảng nhân 7”. - HS nhắc lại tựa bài. 2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (30 phút) 2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá a. Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, nhóm đôi, không sử dụng SGK. - GV giới thiệu bảng nhân 7 chưa có kết quả, yêu - HS nhận biết thừa số thứ nhất cầu HS nhận xét về các thừa số có trong bảng là 7, thừa số thứ hai là số lần nhân 7. lượt từ 1 đến 10. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm kết quả - HS thảo luận nhóm đôi. cho các phép tính. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết - HS trình bày kết quả thảo quả. luận: - GV lắng nghe câu trả lời của HS và hoàn thiện + Có thể tìm được ngay kết bảng nhân. Yêu cầu HS nêu cách tính. quả của sáu phép nhân đầu: 7 x 1 = 7 (Một số nhân với 1 bằng chính số đó) 7 x 2 = 2 x 7 = 14 7 x 6 = 6 x 7 = 42
- 3 + Từ 7 x 7, ta có thể tìm tích bằng nhiều cách. Chẳng hạn: Dùng tấm bìa vẽ 7 chấm tròn. Chuyển về tổng các số hạng bằng nhau. + Cách nhanh nhất là cộng thêm 7 vào tích ngay trước - GV dùng trực quan minh họa hai tích liên tiếp - HS quan sát, lắng nghe. trong bảng hơn kém nhau 7 đơn vị. * Học thuộc bảng nhân 7 (HS sử dụng SGK). - Yêu cầu học sinh đọc đề bài, nhận xét về bài - HS nhận biết đây là dãy số toán. đếm thêm 7 và cũng là các tích trong bảng nhân 7. - GV tổ chức để HS lần lượt đọc dãy số (đọc - HS thực hiện theo yêu cầu của xuôi, đọc ngược, đoc từ một số bất kì trong dãy). GV. Việc đọc sẽ kết thúc khi HS ghi nhớ dãy số. Có 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49, 56, 63, thể kết hợp với việc đưa ngón tay làm chỗ dựa 70. trực quan cho HS khó khăn trong việc học thuộc lòng. - Yêu cầu HS đọc và thực hiện yêu cầu bài tập. - HS có thể sử dụng bảng hoặc sử dụng các ngón tay, đếm thêm 7 để tìm kết quả các phép nhân trong bảng (nếu HS gặp khó khăn khi đưa các ngón tay thì hướng dãn các em đặt úp hai bàn tay trên bàn để thực hành).
- 4 - HS học thuộc các phép tính - GV chỉ lần lượt các số để HS đọc các phép nhân nhân màu đỏ trong bảng và và bước đầu thuộc bảng. nhận biết có thể tìm kết quả của các phép nhân khác dựa vào ba phép nhân này. 2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học so sánh hai số, giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính số ngày trong tuần, giải toán có nội dung thực tế. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thực hành, các nhân, nhóm 4. Bài 1: Tính nhẩm. -Yêu cầu HS đọc đề bài và đưa ra nhận xét tổng - HS quan sát một cách tổng quát. quát, nhận biết các trường hợp đặc biệt: + Phép nhân có thừa số là 0 (Áp dụng nhận xét khái quát). + Phép nhân có thừa số là 2, 3, 4, 5 hoặc 6 (dùng tính chất giao hoán và các bảng nhân 2, 3, 4, 5, 6 đã học). - Các phép nhân còn lại làm như thế nào? - Các phép nhân còn lại có thể có nhiều cách làm theo thứ tự ưu tiên sau: + Thuộc bảng. + Đếm thêm 7 (đếm từ đầu hoặc dựa vào các phép nhân màu đỏ). + Chuyển về tổng các số hàng bằng nhau. - Yêu cầu HS làm bài vào tập. - HS thực hiện yêu cầu. - GV gọi 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp. - HS trình bày kết quả. 7 x 2 = 14 7 x 6 = 42 7 x 4 = 28 7 x 7 = 49 7 x 5 = 35 7 x 9 = 63 7 x 8 = 56 7 x 3 = 21 7 x 0 = 0 7 x 10 = 70 - GV sửa bài, nhận xét, tuyên dương.
- 5 Bài 2: Số? - Yêu cầu HS tìm hiểu bài. - HS tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đưa ra nhận xét. - Nhận biết yêu cầu của bài: Quan hệ giữa số ngày và tuần. - GV hướng dẫn: Số ngày trong một tuần x số - HS lắng nghe. tuần = Số ngày trong các tuần đó. - Yêu cầu HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ nhóm - HS thực hiện yêu cầu. 4. - Mời HS trình bày kết quả và nêu cách làm. Số 1 2 5 7 10 tuần Số 7 14 35 49 70 ngày - GV sửa bài, nhận xét, tuyên dương. Bài 3. Một khu vui chơi thiếu nhi có 7 xe hai bánh, số xe ba bánh gấp 3 lần số xe hai bánh. Hỏi khu vui chơi đó có bao nhiêu xe ba bánh? - Yêu cầu HS đọc đề và tìm hiểu bài toán. - HS tìm hiểu bài, xác định đề bài cho gì và hỏi gì. - Yêu cầu HS động não tìm ra cách giải bài toán. - HS tìm cách giải. + Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. + 7 gấp lên 3 lần (7 x 3). - Yêu cầu HS trình bày bài làm vào tập. - HS thực hiện yêu cầu. - HS trình bày bài giải. - HS lên bảng làm bài. Bài giải Số xe ba bánh khu vui chơi đó có là: 7 x 3 = 21 (xe) Đáp số: 21 xe. - Mời HS khác kiểm tra, nhận xét. - GV sửa bài, nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. * Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
- 6 a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi. Chơi trò “Hỏi nhanh, đáp gọn” các phép tính - HS tham gia trò chơi. trong bảng nhân 7. - Nhận xét tiết học, chuẩn bị tiết học tiếp theo. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: