Giáo án Steam Toán Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 15 - Nhiệt độ. Đo nhiệt độ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

          - Giao tiếp toán học: Nhận biết nhiệt độ, đơn vị đo nhiệt độ (oC). Sử dụng nhiệt kế đọc nhiệt độ.

          - Tư duy và lập luận toán học: Biết đơn vị đo nhiệt độ (oC). Sử dụng nhiệt kế đọc nhiệt độ.

- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Thực hành sử dụng nhiệt kế đọc nhiệt độ.

- Giải quyết vấn đề toán học: Biết ứng dụng bài học vào thực tiễn.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hành, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

- GV: Sách giáo khoa, nhiệt kế

- HS: Sách giáo khoa., bảng con

docx 3 trang Thanh Tú 25/03/2023 5860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Toán Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 15 - Nhiệt độ. Đo nhiệt độ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_15_nhi.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Toán Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 15 - Nhiệt độ. Đo nhiệt độ

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN - LỚP 3 BÀI 81: NHIỆT ĐỘ. ĐO NHIỆT ĐỘ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Giao tiếp toán học: Nhận biết nhiệt độ, đơn vị đo nhiệt độ (oC). Sử dụng nhiệt kế đọc nhiệt độ. - Tư duy và lập luận toán học: Biết đơn vị đo nhiệt độ ( oC). Sử dụng nhiệt kế đọc nhiệt độ. - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Thực hành sử dụng nhiệt kế đọc nhiệt độ. - Giải quyết vấn đề toán học: Biết ứng dụng bài học vào thực tiễn. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hành, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Sách giáo khoa, nhiệt kế - HS: Sách giáo khoa., bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, vấn đáp - Hôm nay trời nóng hay lạnh? - nóng nực, ấm, mát, lạnh, - Quan sát hai bức tranh, trả lời câu hỏi: Bạn - có thể bị sốt vì ông sẽ kiểm trai có bị sốt không? Làm sao em biết? tra nhiệt độ cho bạn trai. - Muốn biết chính xác về nhiệt độ, ta làm thế - . ta kiểm tra nhiệt độ. nào?
  2. 2 2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (27 phút) 2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá a. Mục tiêu: Biết được nhiệt kế, cách đọc nhiệt kế và đơn vị đo nhiệt độ b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại, thực hành 1/ Giới thiệu nhiệt kế: - GV cho Học sinh quan sát nhiệt kế vả hỏi: Đây - Nhiệt kế gọi là gì? - Người ta sử dụng nhiệt kế để là gì? - Đo nhiệt độ. * GVgiới thiệu: Nhiệt kế có một ống chứa chất - Lắng nghe lỏng, bên cạnh có thang chia vạch kèm theo đó có các số từ bé đến lớn (từ dưới lên trên). Tuỳ theo nhiệt độ cao hay thấp, cột chất lỏng sẽ lên cao hay xuống thấp. Khi đó phần cao nhất của cột chất lỏng ứng với số nào thì đó là số chỉ nhiệt độ. 2/ Đơn vị đo nhiệt độ và cách đọc nhiệt kế - GV viết bảng oC và giới thiệu đây là ơn vị đo - HS quan sát và đọc độ xê nhiệt độ đọc là độ xê - Yêu cầu HS quan sát hình ảnh nhiệt kế ở phần - Quan sát và tả lời câu hỏi giáo Cùng học trong SGK rồi trả lời các câu hỏi. viên. + Nhiệt kế đang chỉ bao nhiêu độ xê? + 20 oC + Nếu vạch màu đỏ trên cùng ngang với vạch 0 + 0 oC thì nhiệt kế chỉ bao nhiêu độ? - GV nói đôi nét về nhiệt độ đóng băng trong tủ - Lắng nghe lạnh: Ngăn đông của tủ lạnh khoảng -18 oC. Ở mức nhiệt độ này, vi khuẩn sẽ không thể phát triển được, ta có thể bảo quản được thực phẩm trong thời gian dài. + Nhiệt độ trong phòng học là bao nhiêu? + 30 oC + Nhiệt độ ở ngoài sân trường là bao nhiêu? + 34 oC 2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành a. Mục tiêu: Đọc, viết và đo được nhiệt độ trong và ngoài phòng học b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại, thực hành Bài 1: - Học sinh đọc nhiệt kế ở bài mẫu - 28 oC - HS thảo luận nhóm 4 - HS làm bài cá nhân chia sẻ
  3. 3 trong nhóm 4 - Gọi các nhóm trình bày - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Dự kiến: a) 40 oC; b) 16 oC - GV nhận xét, chốt kết quả đúng - Lắng nghe Bài 2: - GV đặt một số nhiệt kế ở các vị trí khác nhau - Quan sát trong lớp học để có sự chênh lệch nhiệt độ (có thể đặt một nhiệt kế ngoài hành lang). Quy ước thứ tự các nhiệt kế: Nhiệt kế thứ nhất, thứ hai, - HS thảo luận nhóm 4 - HS làm bài cá nhân ghi chép các số đo nhiệt kế trên bảng con chia sẻ trong nhóm 4 - Gọi các nhóm trình bày - Đại diện nhóm lượt đọc các nhiệt kế ghi chép được. Ví dụ: I: 30 oC; II: 31 oC; 3. Hoạt động nối tiếp: (3 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, thực hành - Những từ nào dùng để chỉ mức độ cao thấp của - nóng, lạnh nhiệt độ? - Để đo nhiệt độ ta dùng dụng cụ gì? - nhiệt kế - Đơn vị nhiệt độ là gì? - oC - GV có thể giới thiệu thêm một số nhiệt kế khác: - Lắng nghe nhiệt kế điện tử. Một số nhiệt kế có hai thang số ở hai bên, trên mỗi thang này có ghi chữ oF và chữ oC. Khi đọc nhiệt độ, ta đọc số ở thang oC. – Về nhà trao đổi với người thân về nhiệt kế đo - Thực hiện nhiệt độ cơ thể IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: