Giáo án Steam Toán Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 27 - Em làm được những gì (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 10 000.

- Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến phép tính, khối lượng, độ dài và thời gian (gấp/giảm một số lần; nhận biết độ lớn các đơn vị khối lượng; tính chu vi các hình; mô tả các khả năng xảy ra).

2. Năng lực đặc thù:

- Giao tiếp toán học: Thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 10 000.

- Tư duy và lập luận toán học: Tư duy và lập luận Toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học, mô hình hóa toán học, 

- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Tranh ảnh SGK

- Giải quyết vấn đề toán học: Thực hiện các bài tập trong SGK trang 47, 48 (tập 2)

3. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia giải quyết các yêu cầu của bài học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

4. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

- GV: 1 khối lập phương hồng, 1 khối lập phương vàng; hình vẽ luyện tập 5; tờ lịch luyện tập 6.

- HS: Sách giáo khoa, bảng con.

docx 3 trang Thanh Tú 25/03/2023 4360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Toán Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 27 - Em làm được những gì (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_27_em.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Toán Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 27 - Em làm được những gì (Tiết 2)

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN - LỚP 3 BÀI 47: EM ĐÃ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 10 000. - Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến phép tính, khối lượng, độ dài và thời gian (gấp/giảm một số lần; nhận biết độ lớn các đơn vị khối lượng; tính chu vi các hình; mô tả các khả năng xảy ra). 2. Năng lực đặc thù: - Giao tiếp toán học: Thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 10 000. - Tư duy và lập luận toán học: Tư duy và lập luận Toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học, mô hình hóa toán học, - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Tranh ảnh SGK - Giải quyết vấn đề toán học: Thực hiện các bài tập trong SGK trang 47, 48 (tập 2) 3. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia giải quyết các yêu cầu của bài học - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 4. Phẩm chất: - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: 1 khối lập phương hồng, 1 khối lập phương vàng; hình vẽ luyện tập 5; tờ lịch luyện tập 6. - HS: Sách giáo khoa, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trò chơi - Tổ chức trò chơi “Đố bạn” - Lớp trưởng quản trò, cả lớp tham gia chơi + Muốn tính chu vi hình tam giác thì ta làm thế + Ta lấy độ dài các cạnh cộng lại với nhau nào? (cùng đơn vị đo). + Muốn tính chu vi hình tứ giác thì ta làm thế + Ta lấy độ dài các cạnh cộng lại với nhau nào? (cùng đơn vị đo). + Muốn tính chu vi hình chữ nhật thì ta làm thế + Ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng nào? đơn vị đo), rồi nhân với 2. + Muốn tính chu vi hình vuông thì làm thế + Ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4. nào? - GV tổng kết trò chơi, tuyên dương HS và kết - HS lắng nghe.
  2. nối giới thiệu nội dung học. 2. Hoạt động thực hành (28 phút) a. Mục tiêu:. Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến phép tính, khối lượng, độ dài và thời gian (gấp/giảm một số lần; nhận biết độ lớn các đơn vị khối lượng; tính chu vi các hình; mô tả các khả năng xảy ra). b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại, thực hành, trò chơi. Bài 5: - Bài tập này yêu cầu các em làm gì? - Tính chu vi từng phần trong khu đất nhà bạn Nam. - Khu đất của gia đình Nam gồm mấy phần? - Gồm 3 phần: Ao cá, vườn cỏ và trại gà. - Hình dạng và màu sắc mỗi phần đó thế nào? + Ao cá hình tam giác màu xanh dương. + Vườn cỏ hình tứ giác màu xanh lá cây. + Trại gà hình chữ nhật màu hồng - Vậy khu đất hình gì? - Hình vuông. - Để tính được chu vi tam giác, tứ giác cần biết - Biết độ dài tất cả các cạnh gì? - Để tính chu vi hình chữ nhật cần biết gì? - Biết chiều dài, chiều rộng - Tính chu vi hình vuông cần biết gì? - Biết độ dài một cạnh. - Tổ chức cho HS theo nhóm 4 thảo luận , giải - HS theo nhóm thực hiện bài toán. - Mời HS trình bày và giải thích cách tính. + Kết quả: a. Chu vi ao cá là 120m b. Chu vi vườn cỏ là: 180m c. Chu vi trại gà là: 160m. d. Chu vi cả khu đất là: 240m. + Giải thích cách làm: * Ao cá và vườn cỏ đều biết độ dài các cạnh, chỉ cần tính tổng các cạnh mỗi hình. * Trại gà: - Chiều dài: 30m + 30m hay chính là cạnh khu đất hình vuông. - Chiều rộng: Cạnh hình vuông bên trái là 60m, gồm 40m và chiều rộng trại gà. => Chiều rộng trại gà: 60 – 40 = 20m * Cả khu đất: Hình vuông biết cạnh dài 60m. - Nhận xét, tuyên dương. Chu vi là: 60 x4 = 240m. Bài 6: - Tổ chức HS theo nhóm đôi. - HS theo nhóm đôi, hỏi – đáp và trình bày trước lớp: + Các ngày thứ bảy của tháng 4 năm 2023?
  3. (ngày 1, 8,15,22,29) + Tháng 4 năm 2023 có mấy ngày chủ nhật? (có 5 ngày) + Ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 4 là ngày nào? (ngày 30) + Ngày 16 là chủ nhật thứ mấy trong tháng 4? (là chủ nhật thứ ba) - GV nhắc lại HS thứ tự thường làm khi xem - Nghe, thực hiện và ghi nhớ. lịch và cách biết các ngày trong tháng bằng nắm tay. Mở rộng thêm một số ngày lễ trong các tháng của một năm như ngày 30 tháng 4, Bài 7: - Tổ chức HS theo nhóm đôi tìm hiểu bài và - HS theo nhóm đôi thực hiện và trình bày nhận xét yêu cầu của bài. trước lớp: Có hai khả năng xảy ra: Lấy được khối lập phương màu hồng hoặc khối lập phương màu vàng. a. Có thể lấy được khối lập phương màu vàng b. Có thể lấy được khối lập phương màu hồng. c. Không thể lấy được khối lập phương màu - Nhận xét, sửa sai và khuyến khích nhiều HS đỏ. nói trước lớp. * Hoạt động nối tiếp: (2 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức:Đàm thoại, thực hành - Khi nói tới chu vi của 1 hình, ta nhớ tới điều - Dùng đầu ngón tay tô một vòng theo các gì? cạnh của hình đó. - Chuẩn bị bài sau: Thực hành và trải nghiệm - HS xem trước bài ở nhà. (Tiết 1) IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: