Giáo án Steam Toán Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 29 - Phép trừ các số trong phạm vi 100000 (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết trừ các số trong phạm vi 100 000 (đặt tính và tính đúng).

- Giải bài toán  có phép trừ gắn với mối  quan hệ km và m.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

GV: Phấn màu, bảng phụ

HS: Bảng con

docx 3 trang Thanh Tú 25/03/2023 3440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Toán Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 29 - Phép trừ các số trong phạm vi 100000 (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_29_phe.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Toán Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 29 - Phép trừ các số trong phạm vi 100000 (Tiết 3)

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN - LỚP 3 PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Biết trừ các số trong phạm vi 100 000 (đặt tính và tính đúng). - Giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ km và m. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Phấn màu, bảng phụ - HS: Bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi. T/C Ai nhanh Ai đúng -HS đặt tính và tính vào bảng nhóm của +TBHT điều hành GV đã chuẩn bị sẵn, ai làm nhanh và + Nội dung về phép trừ các số trong phạm vi đúng trước sẽ thắng. 100 000: Tính 74514 - 31421 83571 - 3092 -GV nhận xét. 2. Hoạt động Luyện tập (10 phút) Bài tập 3: Cá nhân – Cả lớp - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tìm cách làm - Gọi HS trình bày kết quả - HS làm cá nhân,
  2. 2 - Rút kinh nghiệm, chữa bài ( nếu sai). 3. Hoạt động: Thử thách (10 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để điền dấu thích hợp. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp - Cá nhân – Nhóm - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm cách làm rồi - HS thảo luận nhóm đôi. nêu kết quả. - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả và nêu cách - Các nhóm trình bày kết quả. làm. - HS thống nhất KQ chung. a) 50000 – 20000 = 30000 b) 50000 + 30000 = 80000 c) 400 × 5 = 2000 d) (2000 + 6000) : 4 = 2000 4 Hoạt động: Đất nước em (5 phút) a. Mục tiêu: GV giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh công cộng khi đi du lịch, phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng sinh thái, thú quý hiếm, b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp - Cá nhân – HS quan sát một số hình ảnh, GV giới thiệu: - HS quan sát tranh – Lắng nghe. Rừng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. – GV giới thiệu: Vườn quốc gia U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau, nằm trên hai huyện U Minh và Trần Văn Thời. Thực vật ở đây là các loài: tràm, móp, trảng năn, sậy, Động vật đặc trưng là: rái cá lông mũi, tê tê, nai, khỉ đuôi dài, lợn rừng, rùa, rắn, trăn, các loại cá nước ngọt, chim, côn trùng, Đây là một trong hai vườn quốc gia tại tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Ngày 26 tháng 5 năm 2009, vườn quốc gia U Minh Hạ được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. 5. Hoạt động thực tế: (4 phút) Tìm vị trí tỉnh Cà Mau trên bản đồ (trang 88) 6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Về nhà tìm các bài tập tương tự để làm thêm. - Lắng nghe, thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: