Giáo án Steam Toán Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Thực hành và trải nghiệm: Làm hộp bút từ vỏ hộp đã qua sử dụng

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập: đo độ dài, khối lượng hình chữ nhật

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

- GV và HS: giấy thủ công, thước thẳng, kéo, hồ dán, bút chì, một vỏ hộp có dạng khối hộp chữ nhật (GV có thể chuẩn bị thêm hai cái hộp giống nhau cho HS chơi trong phần củng cố).

 

docx 3 trang Thanh Tú 25/03/2023 4380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Toán Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Thực hành và trải nghiệm: Làm hộp bút từ vỏ hộp đã qua sử dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_7_thuc.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Toán Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Thực hành và trải nghiệm: Làm hộp bút từ vỏ hộp đã qua sử dụng

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN - LỚP 3 BÀI 24: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM: LÀM HỘP BÚT TỪ VỎ HỘP ĐÃ QUA SỬ DỤNG (Tiết 1,2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Ôn tập: đo độ dài, khối lượng hình chữ nhật 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV và HS: giấy thủ công, thước thẳng, kéo, hồ dán, bút chì, một vỏ hộp có dạng khối hộp chữ nhật (GV có thể chuẩn bị thêm hai cái hộp giống nhau cho HS chơi trong phần củng cố). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kiểm tra dụng cụ học tập của các em. b. Phương pháp: Trò chơi: “Tôi bảo” c. Hình thức tổ chức: cả lớp - Quản trò nói: "Tôi bảo! -HS lắng nghe và thực hiện - Các thành viên đáp: "Bảo gì? - Quản trò lựa chọn hành động: Ví dụ "Tôi bảo các bạn lấy thước kẻ. - Các thành viên làm theo: Các thành viên sẽ làm theo hành đông quản trò yêu cầu có bắt đầu bằng: "Tôi bảo ".
  2. 2 - Thua: Câu nào không có tôi bảo thì các thành viên không thực hiện theo. -GV nhận xét 2. Hoạt động Luyện tập: (25 phút) 2.1 Hoạt động 2 (25 phút): Thực hành a. Mục tiêu: HS làm được hộp bút b. Phương pháp, hình thức tổ chức: HS thực hành theo nhóm 4 -GV thực hiện theo 4 bước: -HS quan sát +Bước 1: Đặt vỏ hộp lên mặt sau của tờ giấy thủ công, vẽ theo các cạnh của khối hộp chữ nhật để được 6 hình chữ nhật (hay hình vuông) +Bước 2: Cắt các mảnh giấy hình chữ nhật (hay hình vuông) vừa vẽ. +Bước 3: Dán các mảnh giấy vừa cắt lên 6 mặt của vỏ hộp. +Bước 4: Cắt một số hình, dán trên các mặt của hộp để trang trí. -GV vấn đáp giúp HS nhận biết được cách làm. -HS trả lời theo câu hỏi của GV để nhận biết được cách làm -GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm 4 -HS thực hành theo nhóm 4 (làm cá nhân rồi chia sẽ trong nhóm) -Mỗi nhóm chọn 1 sản phẩm trưng bày triễn lãm -GV nhận xét -HS nhóm khác quan sát và bình chọn sản phẩm đẹp nhất 3. Hoạt động vận dụng (5 phút) * Hoạt động nối tiếp: (5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp: Trò chơi: “ Ai nhanh hơn” c. Hình thức tổ chức: đội, cả lớp -GV có thể tổ chức cho HS chơi “Ai nhanh hơn”. -GV: Chia lớp thành hai đội thi đua, tiếp sức. -HS chia thành 2 đội Lần lượt, mỗi HS thực hiện một thao tác. - Lần lượt, mỗi HS thực hiện Ví dụ: một thao tác.
  3. 3 Bước 1: 1 HS vẽ 1 mặt hộp => 6 HS vẽ 6 mặt. Bước 2: 1 HS cắt 1 mặt hộp => 6 HS cắt 6 mặt. Bước 3: 1 HS dán 1 mặt hộp => 6 HS dán 6 mặt. Bước 4: 1 HS trang trí 1 hình. => GV: Tạo cơ hội cho nhiều em được tham gia. Đội nào làm xong trước và đẹp thì thắng cuộc. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: