Giáo án Steam Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 17 - Bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Vẽ hoặc sử dụng sơ đồ có sẵn để chỉ vị trí và nói (hoặc viết)  được tên các bộ phận lá, thân, rễ của thực vật.

- So sánh lá, thân, rễ, của các thực vật khác nhau.

- Phân loại được thực vật dựa trên một số tiêu chí.

- Trình bày được chức năng của lá, thân, rễ.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Nhận biết và nêu tên được các bộ phận của lá, thân, rễ của thực vật

3. Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: bài hát, Hình ảnh về một số loài cây

- HS: SGK, VBT, bút, một số cây rau hoặc hoa.

docx 5 trang Thanh Tú 24/05/2023 2580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 17 - Bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_sach_chan_troi_sang_t.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 17 - Bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật (Tiết 3)

  1. CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT Bài 15: LÁ THÂN, RỄ CỦA THỰC VẬT (TIẾT 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học, HS: - Vẽ hoặc sử dụng sơ đồ có sẵn để chỉ vị trí và nói (hoặc viết) được tên các bộ phận lá, thân, rễ của thực vật. - So sánh lá, thân, rễ, của các thực vật khác nhau. - Phân loại được thực vật dựa trên một số tiêu chí. - Trình bày được chức năng của lá, thân, rễ. 2. Năng lực: *Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Năng lực riêng: Nhận biết và nêu tên được các bộ phận của lá, thân, rễ của thực vật 3. Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV: bài hát, Hình ảnh về một số loài cây - HS: SGK, VBT, bút, một số cây rau hoặc hoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Hoạt động khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các loại cây để dẫn dắt vào bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai Nhanh ai - HS chơi đúng”.
  2. - GV nêu luật chơi: 1 đội giơ cây thật hoặc hình ảnh - Lắng nghe về cây, 1 đội còn lại nói nhanh tên loại thân cây đó. - GV cho học sinh chơi - 2 đội chơi - GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học “Lá thân, - HS lắng nghe nhận xét. rễ của thực vật”. B. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Các loại rễ chính của thực vật Mục tiêu: HS nêu được các loại rễ chính của cây. Cách tiến hành: - GV chia HS thành các nhóm - Chia nhóm 4 - GV tổ chức cho HS quan sát hình 6, 7 trong SGK - HS quan sát tranh, Thảo trang 66 (hoặc các rễ cây thật) luận nhóm tìm câu trả lời + Trong các rễ cây đó, đâu là rễ cọc, đâu là rễ + Cây ở hình 6 là rễ chùm và chùm? cây ở hình 7 là rễ cọc. + Rễ cọc và rễ chùm có đặc điểm gì khác nhau? + Đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm: * Rễ cọc gồm một rễ cái mọc sâu xuống đất và có những rễ con mọc ra từ rễ cái.
  3. * Rễ chùm gồm nhiều rễ gần bằng nhau mọc toả ra từ một góc thân tạo thành một chùm. - GV mời các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm - HS trình bày kết quả trước mình. lớp - GV đưa ra câu hỏi: Thực vật có mấy loại rễ chính? - Thực vật có 2 loại rễ chính Đó là những loại rễ nào? là rễ cọc và rễ chùm. - GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận: Rễ cây có - HS lắng nghe hai loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm. Hoạt động 2: Trò chơi “ Cây nào? Rễ gì?” Mục tiêu: HS liên hệ và nhận diện, phân loại được rễ của một số cây quen thuộc. Cách tiến hành: - GV cho Hs quan sát hình 8 SGK trang 66 (hoặc - HS quan sát hình ảnh cây thật) - GV chia lớp thành các đội chơi: một đội giơ hình + HS chia thành các đội để (hoặc cây thật), đội còn lại nêu nhanh tên rễ cây ( rễ tham gia trò chơi đố vui. cọc hay rễ chùm) - GV nhận xét chung và tuyên dương các đội chơi. - HS nghe GV nhận xét Hoạt động 3: Tìm hiều chức năng của rễ cây Mục tiêu: HS nêu được chức năng của rễ cây Cách tiến hành:
  4. Bước 1: GV cho HS thảo luận nhóm 4 (hoặc 6) quan - HS thảo luận nhóm 4 (hoặc sát hình 9 trong SGK trang 67 và cùng trả lời câu 6) và trả lời câu hỏi: Rễ hút hỏi: Rễ cây có chức năng gì? nước, chất khoáng trong đất để nuôi cây và giúp cây bám chặt vào đất. - GV mời các nhóm lên trình bài - Đại diện nhóm lên trình bày - GV nhận xét và hỏi tiếp: Điều gì xảy ra với cây rau - HS trả lời: Cây sẽ bị héo và cải nếu nhổ nó ra khỏi đất? Vì sao? chết. Vì rễ không hút được nước và chất khoáng để nuôi cây. - GV nhận xét và kết luận: Rễ hút nước, chất khoáng - HS lắng nghe. trong đất để nuôi cây và giúp cây bám chặt vào đất. Nếu thiếu rễ, cây sẽ không thể sống được. Hoạt động 4: Thực hành và vẽ sơ đồ lá- thân – rễ của cây Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để xây dựng sơ đồ về đặc điểm lá, thân, rễ của một cây bất kì. Cách tiến hành: - GV cho HS thảo luận nhóm 4 quan sát sơ đồ trong - Các nhóm thảo luận và trả SGK trang 67 và trả lời câu hỏi: lời câu hỏi: + Nêu tên của cây trong sơ đồ.
  5. + Nhìn vào sơ đồ, em háy nêu đặc điểm lá, thân, rễ của cây đó. - GV yêu cầu HS cùng chọn ra một cây đã chuẩn bị, - HS chọn và vẽ sơ đồ theo có bộ rễ đầy đủ nhất và hoàn thành sơ đồ mô tả rễ, yêu cầu. thân, lá của cây. - GV mời đại diện nhóm trình bày - Đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét và kết luận: Lá, thân, rễ của ác lào cây khác nhau thường có đặc điểm khác nhau. - GV và HS đọc KL trong SGK - HS đọc KL trong SGK. - GV hỏi cây có mấy loại rễ chính? Là loại rễ nào? - 2 loại rễ: Rễ cọc và rễ chùm - 1 HS đọc từ khóa trong sách Hoạt động tiếp nối sau bài học: GV yêu cầu mỗi HS về nhà gieo hạt giống vào chai nhỏ và quan sát thân, rễ, lá của hạt giống khi mọc thành cây. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: