Giáo án Steam Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 20 - Bài 17: Thế giới động vật quanh em

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Vẽ hoặc sử dụng sơ đồ có sẵn để chỉ vị trí và nói ( hoặc viết) được tên một số bộ phận của động vật.

- Trình bày được chức năng của một số bộ phận của động vật.

- So sánh được đặc điểm cấu tạo của một số động vật khác nhau, phân loại được động vật dựa trên cơ quan di chuyển.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; thu thập thông tin .Phân loại được các loại động vật theo môi trường sống của chúng.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, yêu thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: bài hát, tranh ảnh trong SGK bài 18 hoặc tranh ảnh về động vật.

- HS: SGK, VBT, tranh ảnh sưu tầm về động vật.

docx 9 trang Thanh Tú 24/05/2023 5540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 20 - Bài 17: Thế giới động vật quanh em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_sach_chan_troi_sang_t.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 20 - Bài 17: Thế giới động vật quanh em

  1. CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT BÀI 17: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT QUANH EM (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học, HS: - Vẽ hoặc sử dụng sơ đồ có sẵn để chỉ vị trí và nói ( hoặc viết) được tên một số bộ phận của động vật. - Trình bày được chức năng của một số bộ phận của động vật. - So sánh được đặc điểm cấu tạo của một số động vật khác nhau, phân loại được động vật dựa trên cơ quan di chuyển. 2. Năng lực: *Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Năng lực riêng: Đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; thu thập thông tin .Phân loại được các loại động vật theo môi trường sống của chúng. 3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, yêu thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV: bài hát, tranh ảnh trong SGK bài 18 hoặc tranh ảnh về động vật. - HS: SGK, VBT, tranh ảnh sưu tầm về động vật. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Hoạt động khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về thế giới động vật quanh em để dẫn dắt vào bài - Cả lớp hát học mới. Cách tiến hành:
  2. - GV tổ chức cho HS cùng hát bài “Chú - HS đọc câu hỏi, đưa ra câu trả lời: voi con ở Bản Đôn”. + Con voi con - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: + Nội dung bài hát nói về những loài + Trâu , bò, dê, hổ, voi, cừu, gà, vịt, động vật nào? chó, mèo . + Kể tên một số loài động vật mà em biết? - HS trình bày câu trả lời trước lớp. - GV khuyến khích HS chia sẻ câu trả lời trước lớp - HS lắng nghe nhận xét. - GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học “ Thế giới động vật quanh em”. B. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Tìm hiểu bộ phận bên ngoài của con vật. Mục tiêu: HS nhận biết được các bộ phận bên ngoài của một số con vật. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm có bốn HS, phát cho HS hình 1 trong SGK trang - HS quan sát tranh, tìm câu trả lời điền 72: vào bảng. Quan sát các động vật trong hình và - Đại diện nhóm trình bày kết quả trước hoàn thành bảng theo gợi ý sau: lớp - GV mời các nhóm trình bày trước lớp. - HS lắng nghe, nhận xét
  3. -GV và HS cùng nhận xét. - GV yêu cầu HS: Nêu nhận xét về các bộ phận bên ngoài của động vật mà em - Nhận xét: Các bộ phận bên ngoài của đã quan sát. các loại động vật đều khác nhau để phù - GV cùng HS nhận xét và rút ra kết hợp và thích nghi với môi trường sống luận: Các loài động vật có hình dạng, của chúng. kích thước, màu sắc khác nhau. Cơ thể chúng thường gồm ba phần: đầu , mình -HS lắng nghe GV nhận xét kết luận. và cơ quan di chuyển. Hoạt động 2: Tìm hiểu tên , chức năng của một số bộ phận ở con vật. Mục tiêu: HS chỉ vị trí và nói được tên, chức năng một số bộ phận của động vật. Cách tiến hành: - GV chia HS thành các nhóm đôi, cho HS quan sát các hình 2, 3,4, 5 trong SGK trang 73) và yêu cầu HS : Chỉ trên hình và nói về cơ quan di chuyển , lớp -HS thảo luận nhóm đôi quan sát hình và bao phủ của các động vật dưới đây theo thực hiện yêu cầu. các gợi ý : Hình Tên con Cơ Lớp vật quan di bao chuyển phủ 2 Con cá Vây Vảy 3 Con thằn Chân Vảy lằn 4 Con chim Cánh Lông vũ 5 Con chó Chân Lông + Cá di chuyển bằng gì? mao + Da cá được bao phủ bởi những gì? + Chim có các bộ phận nào? + Toàn thân chim bao phủ bằng gì?
  4. -GV mời các nhóm HS trình bày với cả lớp. - GV nhận xét và cùng HS rút ra kết luận: Lớp bao phủ bên ngoài của động vật có chức năng che chở, giữ nhiệt độ - HS lắng nghe GV kết luận. cho cơ thể. Đối với một số động vật, lớp bao phủ còn có chức năng chống thấm nước hoặc ngụy trang. Hoạt động 3: Liên hệ Mục tiêu: HS nêu được nhận xét và so sánh về lớp bao phủ, cơ quan di chuyển của một số động vật. Cách tiến hành: - GV cho HS làm việc cặp đôi, hỏi - đáp nhau (theo các câu hỏi): -Hs thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi. + Nhận xét và so sánh về lớp bao phủ , cơ quan di chuyển của một số động vật mà em biết. + Em nhìn thấy các con vật này ở đâu? + Chúng di chuyển bằng cơ quan nào? -Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét. + Chức năng của lớp bao phủ bên ngoài con vật ấy là gì? - GV mời các nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV kết luận: Động vật có lớp bao phủ bên ngoài như vảy, lông vũ, lông mao, , giúp bảo vệ cho cơ thể. -HS lắng nghe GV kết luận. *Hoạt động nối tiếp: - GV yêu cầu Hs về sưu tầm tranh , ảnh các loại động vật.
  5. - Quan sát cách di chuyển của một loại động vật và chụp ảnh hoặc quay video -HS lắng nghe thực hiện. clip để giới thiệu cho bạn. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 17: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT QUANH EM (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học, HS: - Vẽ hoặc sử dụng sơ đồ có sẵn để chỉ vị trí và nói ( hoặc viết) được tên một số bộ phận của động vật. - Trình bày được chức năng của một số bộ phận của động vật. - So sánh được đặc điểm cấu tạo của một số động vật khác nhau, phân loại được động vật dựa trên cơ quan di chuyển. 2. Năng lực: *Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Năng lực riêng: Đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; thu thập thông tin .Phân loại được các loại động vật theo môi trường sống của chúng. 3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, yêu thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV: Tranh ảnh trong SGK bài 18 hoặc tranh ảnh về động vật. - HS: SGK, VBT, tranh ảnh sưu tầm về động vật. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
  6. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Hoạt động khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các bộ phận của động vật để dẫn dắt vào bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Giải câu đố”. - GV phổ biến luật chơi: GV nêu câu đố về các con vật, lưu ý GV nên chọn các - HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi. câu đố có thể hiện cơ quan di chuyển.HS nào trả lời chính xác nhất sẽ giành được điểm thưởng. - HS suy nghĩ và tìm lời giải. + Thân em nửa chuột nửa chim + Con Dơi Ngày treo chân ngủ, tối tìm mồi bay Trời cho tai mắt giỏi thay Tối đen tối mịt cứ bay vù vù? ( Là con gì?) - GV hỏi: Dơi bay được nhờ vào bộ - HS trả lời ( nhờ cánh). phận nào? - GV khuyến khích HS chia sẻ câu trả lời trước lớp. - GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học “ Thế giới động vật quanh em” tiết - HS lắng nghe nhận xét. 2. Hoạt động 1: Phân loại động vật theo đặc điểm của cơ quan di chuyển.
  7. Mục tiêu: HS biết cách phân loại động vật theo đặc điểm của cơ quan di chuyển. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm có bốn - HS quan sát tranh, tìm câu trả lời điền HS, yêu cầu HS quan sát hình từ 6 đến vào bảng. 15 trong SGK trang 74( hoặc một số tranh ảnh GV tự chuẩn bị về các loài Phân loại động vật theo cơ quan di chuyển động vật) và xếp các con vật vào ba Nhóm động Nhóm động Nhóm động vật di chuyển vật di chuyển vật di chuyển nhóm sao cho phù hợp: bằng chân bằng vây bằng cánh con bò, con Con cá con chim đại sư tử, con bàng, con thạch sùng, công con kiến, con đà điểu, con vịt, con rùa biển - Đại diện nhóm trình bày kết quả trước + Động vật di chuyển bằng chân lớp + Động vật di chuyển bằng vây + Động vật di chuyển bằng cánh - HS lắng nghe, nhận xét - GV mời các nhóm trình bày trước lớp. -GV cho HS xem thêm các video clip về cách di chuyển của động vật. -HS lắng nghe GV nhận xét kết luận. - GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận: Các loài động vật di chuyển bằng hình thức đi , chạy, bò, bay, bơi, dựa vào các cơ quan di chuyển phổ biến là chân, cánh, vây.
  8. Hoạt động 2: Trưng bày tranh, ảnh về động vật. Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về cơ quan di chuyển của các loài động vật. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành nhóm có bốn HS, -HS chuẩn bị tranh ảnh về động vật. GV yêu cầu các thành viên trong mỗi nhóm chia sẻ với nhau về bức tranh -HS thảo luận nhóm bốn và thực hiện mình đã vẽ hoặc hình ảnh về các loài yêu cầu. động vật đã sưu tầm được để cả nhóm cùng xem. - Sau đó các bạn cùng nhóm cùng nhau nói tên và cơ quan di chuyển của các con vật; sắp xếp các con vật vào nhóm phù hợp: + Động vật di chuyển bằng chân. + Động vật di chuyển bằng vây + Động vật di chuyển bằng cánh -Vẽ và trang trí cho sản phẩm thêm đẹp và ấn tượng. - GV tổ chức cho Hs trưng bày tranh , -HS tham quan nhóm của nhau. ảnh. Các nhóm tham quan lẫn nhau. - GV nhận xét , tuyên dương HS. -GV dẫn dắt để HS nêu được từ khóa - HS lắng nghe GV kết luận. của bài “ Cơ quan di chuyển”. *Hoạt động nối tiếp: - GV yêu cầu Hs về nhà giới thiệu bộ -HS lắng nghe thực hiện. sưu tập tranh, ảnh về động vật và thực hiện với người thân.
  9. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: