Giáo án Steam Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 28 - Bài 24: Thực hành tìm hiểu về chất và hoạt động có hại cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh (Tiết 1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Thu thập được thông tin về một số chất và hoạt động có hại đối với cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh và nêu được cách phòng tránh.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Thu thập được thông tin về một số chất và hoạt động có hại đối với cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh và nêu được cách phòng tránh

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: SGK; hình ảnh trong bài 24, phiếu thu thập thông tin theo mẫu trang 104 trong SGK.

- HS: SGK, VBT.

docx 7 trang Thanh Tú 24/05/2023 4340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 28 - Bài 24: Thực hành tìm hiểu về chất và hoạt động có hại cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh (Tiết 1+2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_sach_chan_troi_sang_t.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 28 - Bài 24: Thực hành tìm hiểu về chất và hoạt động có hại cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh (Tiết 1+2)

  1. CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE BÀI 24: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ CHẤT VÀ HOẠT ĐỘNG CÓ HẠI CHO CƠ QUAN TIÊU HÓA, TUẦN HOÀN, THẦN KINH (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học, HS: - Thu thập được thông tin về một số chất và hoạt động có hại đối với cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh và nêu được cách phòng tránh. 2. Năng lực: *Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Năng lực riêng: Thu thập được thông tin về một số chất và hoạt động có hại đối với cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh và nêu được cách phòng tránh 3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV: SGK; hình ảnh trong bài 24, phiếu thu thập thông tin theo mẫu trang 104 trong SGK. - HS: SGK, VBT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Hoạt động khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi vốn hiểu biết đã có của HS để kết nối vào bài học. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho cả lớp tham gia trò chơi “Khuôn mặt cảm xúc” + GV mời bốn bạn lên bảng, mỗi bạn bốc thăm - HS lên bốc thăm một gương mặt cảm xúc bất kì trong hộp đã được chuẩn bị sẵn, sau đó diễn tả lại gương mặt đó
  2. bằng cử chỉ, điệu bộ của cơ thể ( không được dùng lời nói) để các bạn dưới lớp đoán đó là cảm xúc gì? + GV tổ chức cho cả lớp lần lượt tham gia trò - HS chơi trò chơi. chơi và tuyên dương những bạn có câu trả lời đúng và tích cực tham gia trò chơi. - GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học - HS lắng nghe nhận xét. B. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Chuẩn bị. Mục tiêu: HS biết chuẩn bị các đồ dùng, phiếu học tập, biết cách thực hiện thu thập thông tin. Cách tiến hành: - GV yêu cầu thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi: + Em cần thu thập những thông tin gì? + Em cần chuẩn bị những gì để thực hành thu - HS thảo luận nhóm đôi trả lời thập thông tin? các câu hỏi. + Em sẽ thu thập thông tin bằng cách nào? + Em nên lưu ý điều gì trong quá trình tìm kiếm, thu thập thông tin? - GV mời HS trình bày câu trả lời trước lớp - HS trình bày - GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận: Các em - HS nhận xét, lắng nghe cần chuẩn bị phiếu thu thập thông tin, vở, bút, Chúng ta có thể thu thập thông tin bằng cách hỏi bố mẹ, người thân; tìm hiểu trên Internet; hỏi bạn bè, thầy cô; quan sát trong thực tiễn. Hoạt động 2: Phân công nhiệm vụ theo nhóm. Mục tiêu: HS xác định được các thu thập thông tin và phân công nhiệm vị trong nhóm để thực hiện.
  3. Cách tiến hành: - HS quan sát phiếu và lắng - GV phát cho HS phiếu thu thập thông tin trong nghe GV hướng dẫn SGK trang 104 và hướng dẫn HS các nội dung cần hoàn thành. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm và phân công công - Nhóm thảo luận và phân công việc cho các thành viên. nhiệm vụ - GV mời đại diện 2 đến 3 nhóm chia sẻ về cách - 2- 3 nhóm lên chia sẻ thu thập thông tin và nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm. Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp sau bài học. Mục tiêu: HS thu thập được thông tin, hoàn thành phiếu thông tin. Cách tiến hành: - GV yêu cầu các nhóm tiến hành thu thập thông - Các nhóm tiến hành thu thập tin theo nhiệm vụ được phân công, hoàn thành thông tin. phiếu thu thập thông tin, chuẩn bị báo cáo kết quả ở tiết học sau. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE BÀI 24: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ CHẤT VÀ HOẠT ĐỘNG CÁO HẠI CHO CƠ QUAN TIÊU HÓA, TUẦN HOÀN, THẦN KINH (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  4. 1. Kiến thức Sau bài học, HS: - Thu thập được thông tin về một số chất và hoạt động có hại đối với cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh và nêu được cách phòng tránh. - Vẽ và viết những câu chuyện ngắn để nhắc nhở mọi người xung quanh không sử dụng các chất gây hại và tránh những hoạt động ảnh hưởng không tốt đến cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh. 2. Năng lực: *Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Năng lực riêng: - Thu thập được thông tin về một số chất và hoạt động có hại đối với cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh và nêu được cách phòng tránh. - Vẽ và viết những câu chuyện ngắn để nhắc nhở mọi người xung quanh không sử dụng các chất gây hại và tránh những hoạt động ảnh hưởng không tốt đến cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh. - Tự giác thực hiện và tuyên truyền người thân tham gia sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng các chất gây hại cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh. 3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV: SGK, giấy A0 để các nhóm vẽ hoặc viết câu chuyện. - HS: SGK, VBT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Hoạt động khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung ở tiết học trước. Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “Truyền điện”
  5. + Thi kể những việc nên làm và không - HS chơi trò chơi. nên làm để bảo vệ cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh. - GV tuyên dương những bạn có câu trả - HS lắng nghe lời đúng và tích cực tham gia trò chơi. - GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài - HS lắng nghe học B. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Hoàn thành phiếu thu thập thông tin sau khi thực hành. Mục tiêu: Hoàn thành phiếu thu thập thông tin. Cách tiến hành: - GV yêu cầu thảo luận nhóm và hoàn - HS lắng nghe thành phiếu thu thập thông tin. - Các nhóm HS phân công nhiệm vụ giữa - HS làm việc nhóm các thành viên để hoàn thiện sản phẩm từ các thông tin, hình ảnh đã thu thập. - GV cùng HS nhận xét. - HS lắng nghe Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thu thập thông tin. Mục tiêu: HS mô tả được các hoạt động đã thu thập thông tin và kết quả bản thân thu nhận được. Cách tiến hành: - GV yêu cầu các nhóm đóng vai bác sĩ trò chuyện với bệnh nhân để báo cáo - HS đóng vai bác sĩ và bệnh nhân trước lớp phiếu thu thập thông tin của nhóm mình.
  6. - Gv đưa ra tiêu chí đánh giá cho HS + Nói to, rõ ràng, tự tin. + Nêu đúng những câu hỏi của bệnh nhân và câu trả lời của bác sĩ. - Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung và bình chọn nhóm có kết quả tốt, trình bày hay nhất. - GV nhận xét và khái quát một số thông tin HS thu thập được - HS nhận xét, bình chọn nhóm hay nhất Hoạt động 3: Thiết kế trang báo “Sức khỏe”. Mục tiêu: HS thể hiện được sự sáng tạo - HS lắng nghe qua nội dung tuyên truyền mọi người xung quanh không sử dụng các chất gây hại và tránh các hoạt động ảnh hưởng không tốt đến cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc nhóm. + Vẽ và viết những câu chuyện ngắn để nhắc nhở mọi người xung quanh không sử dụng các chất gây hại và tránh những hoạt động ảnh hưởng không tốt đến cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh. - GV tổ chức cho HS tham quan sản phẩm của các nhóm - HS làm việc nhóm - GV kết luận: Thuốc lá, rượu bia, ma túy, là các chất gây nghiện. Sử dụng
  7. các chất này sẽ gây hại cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh. Em cần ngủ - HS tham quan sản phẩm của nhóm bạn đúng giờ, đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và không sử dụng các chất gây hại - HS lắng nghe cho cơ thể. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp sau bài học. Mục tiêu: HS thực hiện và tuyên truyền người thân tham gia sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng các chất gây hại cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS tự giác thực hiện và tuyên truyền người thân tham gia sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng các chất gây hại cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh. - HS tự giác thực hiện và tuyên truyền với người thân IV. Điều chỉnh sau bài dạy: