Giáo án Steam Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 11

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nói được những việc nên làm để tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường và lí do vì sao phải làm những việc đó.

- Đưa ra được cách xử lí khi gặp các tình huống liên quan đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

- Thảo luận, lập kế hoạch thực hiện dự án.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý, tiết kiệm khi sử dụng những sản phẩm nông nghiệp và biết ơn những người nông dân đã làm ra các sản phẩm đó.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

docx 9 trang Thanh Tú 27/05/2023 3560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 11

  1. TUẦN 11 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG Bài 09: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (T3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ: - Nói được những việc nên làm để tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường và lí do vì sao phải làm những việc đó. - Đưa ra được cách xử lí khi gặp các tình huống liên quan đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường. - Thảo luận, lập kế hoạch thực hiện dự án. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý, tiết kiệm khi sử dụng những sản phẩm nông nghiệp và biết ơn những người nông dân đã làm ra các sản phẩm đó. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS khởi động bài học thông qua - HS tham gia khởi động. một số câu hỏi sau: + Giới thiệu 1 hoạt động sản xuất nông nghiệp ở - HS Trả lời:
  2. địa phương em? + Sản phẩm của hoạt động đó là gì? + Sản phẩm đó mang lại lợi ích gì? - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - GV dẫn dắt vào bài mới. 2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nêu được một số việc nên làm để tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Nêu được lí do vì sao phải làm những việc đó. - Cách tiến hành: Hoạt động 1. Tìm hiểu những việc nên làm để tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường và lí do phải làm những việc đó (làm việc nhóm) - GV chia sẻ các hình 14; 15 và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát, làm việc nhóm 4 và mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - Một số nhóm trình bày. + Những việc nào nên làm để tiêu dùng tiết kiệm, + Bảo vệ môi trường trong sản bảo vệ môi trường? Vì sao chúng ta nên làm như xuất nông nghiệp: Không dùng vậy? thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả. thuốc diệt cỏ hóa học, hạn chế sử dụng phân bón hóa học; nên sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh, không xả nước thải, phân từ vật nuôi ra môi trường, ra nguồn nước, + Tiêu dùng tiết kiệm: Sử dụng các sản phẩm nông nghiệp tiết kiệm: Không mua, nấu quá nhiều thức ăn, sử dụng các bộ phận của thực vật để làm thức ăn cho vật nuôi hoặc làm phân bón; tiết kiệm nguồn nước trong tưới tiêu; - HS nhận xét ý kiến của nhóm - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. bạn.
  3. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. - Học sinh lắng nghe. 3. Thực hành: - Mục tiêu: + Đưa ra được cách xử lí khi gặp các tình huống liên quan đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường. + Tự tin, mạnh dạn trình mày trước lớp. - Cách tiến hành: Hoạt động 2. Xử lí tình huống liên quan đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường. (làm việc cặp đôi) - GV cho HS quan sát hình 16, chỉ và nói tình - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu huống trong hình, GV nêu câu hỏi, HS làm việc cầu bài và tiến hành thảo luận. cặp đôi đóng vai 2 bạn trong hình, đưa ra các câu - Đại diện một số cặp trình bày: trả lời và xử lí tình huống. - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả. + Một bạn nói: Sao bạn lấy nhiều thức ăn thế? Bạn còn lại trả lời: Không sao, mình ăn không hết sẽ để lại/ Mình lấy thức ăn cho cả bạn mình nữa. Khuyên: Lấy vừa đủ ăn, tránh lãng phí. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ2 và mời HS đọc lại. - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. 4. Vận dụng:
  4. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Bày tỏ được tình cảm, sự quan tâm đối với các thành viên trong gia đình. - Cách tiến hành: Hoạt động 3. Giới thiệu một số sản phẩm nông nghiệp của địa phương (Làm việc chung cả lớp) - GV chia lớp thành 3 nhóm, trưng bày sản phẩm - Học sinh cùng nhau trưng bày của nhóm mình đã sưu tầm được vào góc nhóm sản phẩm của nhóm mình đã mình. sưu tầm được vào góc nhóm - GV mời các nhóm chia sẻ về thông tin nhóm mình. mình thu thập được: Các sản phẩm nông nghiệp được trưng bày là những sản phẩm gì? Các sản phẩm đó có lợi ích gì? Hoạt động sản xuất nông nghiệp nào tạo ra sản phẩm đó? Giới thiệu một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương em? - GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Các học sinh khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. Bổ sung thêm - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. * Thảo luận , lập kế hoạch thực hiện dự án. - Nhận xét bài học. - Dặn dò về nhà. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Bài 10: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT THỦ CÔNG VÀ CÔNG NGHIỆP (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Kể được tên của một số hoạt động sản xuất thủ công ở địa phương, sản phẩm và lợi ích của hoạt động sản xuất đó. - Giới thiệu được một sản phẩm thủ công của địa phương dựa trên thông tin, tranh ảnh, vật thật sưu tầm được.
  5. - Đưa ra được cách xử lí khi gặp các tình huống liên quan đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường. - HS thể hiện trách nhiệm trong việc tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường. - Phát triển năng lực hợp tác, năng lực tìm tòi và khám phá khoa học và năng lực giao tiếp. 2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sổng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi và thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: Máy tính, máy chiếu, webcam kế hoạch bài dạy, các slide minh họa, SGK, - HS: SGK, vở ghi, giấy A4, sưu tầm tranh ảnh, vật thật về một số sản phẩm thủ công nói chung và ở địa phương III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động * Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi bắt đầu tiết học - HS trả lời câu hỏi: * Cách tiến hành: + Nón và các món đồ trang trí làm - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: quan sát từ gáo dừa: được sản xuất bằng tay. hình và cho biết sản phẩm nào được làm bằng Xe máy và bút bi được sản xuất tay, sản phẩm nào được làm bằng máy móc. bằng máy móc - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới: - HS lắng nghe. Nón và các món đồ trang trí làm từ gáo dừa: - HS nhắc lại tên bài, ghi vở được sản xuất bằng tay là chủ yếu. Đây là hoạt động sản xuất thủ công. Xe máy và bút bi được sản xuất bằng máy móc
  6. là chủ yếu. Đây là hoạt động sản xuất công nghiệp. Để tìm hiểu rõ hơn về hoạt động sản xuất thủ công và công nghiệp, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Hoạt động sản xuất thủ công và công nghiệp (Tiết 1) 2. Khám phá Hoạt động 1: Hoạt động sản xuất thủ công * Mục tiêu: HS nói được tên hoạt động sản xuất thủ công trong hình. * Cách tiến hành: - GV chiếu hình 2,3,4,5 và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành vào phiếu học tập: - HS quan sát và trả lời câu hỏi. Phiếu học tập: Hình Hoạt động của Tên nghề Sản phẩm - HS trả lời: những người thủ công trong hình 2 3 4 5 - GV nhận xét, kết luận. - Các bạn khác theo dõi và NX Hoạt động 2: Lợi ích của một số hoạt động sản - HS lắng nghe. xuất thủ công * Mục tiêu: Nêu được lợi ích của một số hoạt động sản xuất thủ công. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập: Quan sát các tranh 6, 7, 8, 9 và nêu lợi ích của - HS lắng nghe. các sản phẩm thủ công ở trong hình. -HS thảo luận nhóm 4
  7. Hình Sản phẩm Ích lợi - Đại diện 2 nhóm trình bày, các 6 nhóm khác nghe và bổ sung 7 8 9 -GV NX -HS nghe -GV hỏi: Hoạt động sản xuất thủ công có lợi ích -HS trả lời gì? -GV NX và chốt: -HS nghe và ghi nhớ Hoạt động sản xuất thủ công làm ra các sản phẩm để phục vụ cuộc sống con người như dùng trong sinh hoạt (nấu nướng, trang trí ) ngoài ra còn đem bán để mang lại các ích lợi về kinh tế. Hoạt động 3: Kể tên một số hoạt động sản xuất thủ công mà em biết * Mục tiêu: Kể tên một số hoạt động sản xuất thủ công và sản phẩm cuả hoạt động đó mà HS biết. * Cách tiến hành: -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi kể tên -HS chia sẻ với bạn ngồi cạnh một số hoạt động sản xuất thủ công mà em biết. Nói tên sản phẩm của các hoạt động đó. -Gọi HS lần lượt nói tên một hoạt động sản xuất -HS nói tiếp nêu thủ công cùng với một sản phẩm của hoạt động đó. -GV NX và bổ sung thông tin về hoạt động sản -HS nghe, quan sát và ghi nhớ xuất thủ công: Có nhiều ngành nghề thủ công thông tin như: nghề gốm sứ, nghề làm chiếu, nghề dệt vải, nghề nón lá, nghề mây tre đan, Các sản phẩm thủ công truyền thống thường được sản xuất ở các làng nghề thủ công. Nhiều sản phẩm thủ công nổi tiếng đã được xuất khẩu ra nước ngoài. - Gọi HS đọc mục “Em có biết” -1HS đọc, cả lớp theo dõi 3. Vận dụng – Thực hành Hoạt động 1: Kể tên một số hoạt động sản xuất
  8. thủ công ở địa phương * Mục tiêu: Củng cố tri thức, kĩ năng về tên một số hoạt động sản xuất thủ công. - Giới thiệu được một sản phẩm thủ công của địa phương dựa trên thông tin, tranh ảnh, vật thật sưu tầm được. * Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 1. -1 HS đọc: Kể tên một số hoạt động sản xuất thủ công ở địa phương. Nêu tên sản phẩm và ích lợi của hoạt động sản xuất đó. - GV chia HS thành các nhóm, phát giấy để HS - HS chia thành các nhóm 6, trao thảo luận nhóm trong 5 phút. đổi và thực hiện nhiệm vụ. + GV quan sát và giúp đỡ HS ghi đủ và chính xác thông tin nhất. - Mời đại diện nhóm trình bày -Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm. - HS lắng nghe. Hoạt động 2: Xử lí tình huống * Mục tiêu: - Đưa ra được cách xử lí khi gặp các tình huống liên quan đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường. * Cách tiến hành: - GV chiếu yêu cầu tình huống của bài tập 2. -HS quan sát - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo gợi ý: - HS nghe + Mọi người trong hình đang ở đâu? + Tình huống gì đang diễn ra? + Nếu là em, em sẽ làm gì để tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường? -Mời đại diện nhóm trình bày -Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác theo dõi và nhận xét. Tình huống 1: Bạn nam cùng với mẹ và chị gái đang ở cửa hàng bán đồ gốm. Bạn nam muốn mẹ mua cho con lợn đất mới trong khi bạn ấy đã có mấy con lợn đất ở nhà rồi. Xử lí: Nên khuyên bạn nam không nên mua quá nhiều món đó giống nhau hoặc tương tự nhau, vì như
  9. thế sẽ rất làng phi tiến bạc. Tình huống 2: Bố và con gái đang ở siêu thị, trước gian hàng bán các đồ dùng ở nhà (rổ, rá, khay bằng nhựa và máy tre dạn). Bé đang băn khoăn không biết nên mua đồ nhựa hay mua đó làm bằng máy tre dan. Xử lí: Nói với bố là nên mua đó làm bằng máy tre dan, hạn chế sử dụng đồ nhựa để bảo vệ môi trường; đồng thời, dùng hàng máy tre dan sẽ giúp bảo tồn nghề truyền - GV nhận xét, kết luận. thống tốt hơn. Hoạt động sản xuất thủ công tạo ra sản phẩm - HS lắng nghe. chủ yếu bằng tay với công cụ đơn giản và thường -1-2 HS nhắc lại sử dụng nguyên liệu lấy từ thiên nhiên. Các sản phẩm thủ công phục vụ cuộc sống và mang lại lợi ích kinh tế cho con người. 4. Tổng kết - dặn dò - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS. - Dặn HS về nhà sưu tầm thông tin về hoạt động -HS nghe sản xuất công nghiệp nói chung và hoạt động sản -HS nghe và ghi nhớ xuất công nghiệp ở địa phương (nếu có). 5. Điều chỉnh sau bài dạy: