Giáo án Steam Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 13
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Sưu tầm thông tin và giới thiệu được (bằng lời hoặc kết hợp với lời nói với hình ảnh) một di tích lịch sử - văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm khi đi tham quan dic tích lịch sử - văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên.
- Đưa ra một số cách ứng xử phù hợp trong các tình huống liên quan đến cách ứng xử để thể hiện sự tôn trọng và ý thức giữ gìn vệ sinh khi đi tham quan.
- Làm việc nhóm xây dựng được sản phẩm học tập để giới thiệu về địa phương.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, sự tôn trọng và có ý thức giữ gìn vệ sinh khi đi tham quan.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy: Tranh, ảnh, thông tin.
HS: Sưu tầm một số tranh ảnh về Di tích lịch sử - văn hoá ở địa phương
File đính kèm:
- giao_an_steam_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc.docx
Nội dung text: Giáo án Steam Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 13
- TUẦN 13 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG Bài 11: DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN (T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ: - Sưu tầm thông tin và giới thiệu được (bằng lời hoặc kết hợp với lời nói với hình ảnh) một di tích lịch sử - văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương - Nêu được những việc nên làm và không nên làm khi đi tham quan dic tích lịch sử - văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên. - Đưa ra một số cách ứng xử phù hợp trong các tình huống liên quan đến cách ứng xử để thể hiện sự tôn trọng và ý thức giữ gìn vệ sinh khi đi tham quan. - Làm việc nhóm xây dựng được sản phẩm học tập để giới thiệu về địa phương. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, sự tôn trọng và có ý thức giữ gìn vệ sinh khi đi tham quan. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV:- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy: Tranh, ảnh, thông tin. HS: Sưu tầm một số tranh ảnh về Di tích lịch sử - văn hoá ở địa phương III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- - Cách tiến hành: - GV cho 1 số em xung phong kể một số di tích - 2 -3 HS nêu. lịch sử hoặc cảnh đẹp ở địa phương mà em biết. - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Khám phá: - Mục tiêu: + Giới thiệu được một số di tích lịch sử - văn hoá hoặc cảnh quan. + Nêu được tên di tích lịch sử - văn hoá, hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. - Cách tiến hành: Hoạt động 1. Tìm hiểu di tích lịch sử - văn hoá. (làm việc nhóm đôi) - GV chia sẻ 3 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó - Học sinh đọc yêu cầu bài và mời nhóm đôi quan sát và trình bày kết quả. tiến thực hiện và lần lượt chọn - Nhóm đôi nhận nhiệm vụ và thực hiện hoạt địa danh và trình bày trước lớp động – Trình bày trước lớp theo yêu cầu - GV mời các nhóm HS khác nhận xét. - HS nhận xét ý kiến của các - GV nhận xét chung, tuyên dương. nhóm. - GV chốt - Lắng nghe rút kinh nghiệm. 3. Luyện tập: - Mục tiêu: + HS tự tin, giới thiệu được một di tích lịch sử văn hoá, hoặc cảnh quan thiên nhiên đã sưu tầm. - Cách tiến hành: Hoạt động 2. Tìm hiểu di tích lịch sử địa phương . (làm việc nhóm ) - GV cho HS đọc yêu cầu 2 SGK - 2 HS đọc - Các nhóm đưa tranh sưu tầm - HS các nhóm đưa tranh đã sưu
- - GV cho HS nêu câu hỏi. Sau đó mời lần lượt HS tầm. tiến giới thiệu 1 di tích lịch sử em đã sưu tầm. - Học sinh nghe bạn đặt câu hỏi. + Nói tên địa danh và đặc điểm của địa danh đó? - Lần lượt xung phong giới + Ở đó có những gì? thiệu di tích lịch sử mà mình + Mô tả địa danh và nói điều em tích nhất ở đó? biết và trả lời câu hỏi bạn đưa ra - GV mời các HS khác nhận xét. -Lắng nghe rút kinh nghiệm. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm: - GV chốt thông tin - 1 HS đọc - Cho HS đọc mục “ Em có biết” - Nghe hiểu thêm -GV mở rộng thêm 8 di sản thế giới tại Việt Nam Giới thiệu thêm về di tích lịch sử tại địa phương em qua hình ảnh (GV chiếu) 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “Du lịch vòng - HS lắng nghe luật chơi. quanh đất nước” Nội dung trò chơi: Kể tên di tích lịch sử - Học sinh tham gia chơi và có thể kể văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên ở được: Việt Nam Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) Di tích Pác Bó (Cao Bằng) Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) Khu di tích ATK Định Hóa (Thái Nguyên) Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ (Điện Biên) Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế) Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) Nhà tù Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) Quần thể Tràng An (Ninh Bình) Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) Phố cổ Hội An (Quảng Nam) - GV đánh giá, nhận xét trò chơi. -Nghe thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. + Về nhà giới thiệu cho người thân hoặc những người xung quanh một di tích lịch
- sử - văn hoá. + Thu thập tranh ảnh được phân công thực hiện dự án từ bài 9 đến lớp để thực hiện sản phẩm dự án. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG Bài 11: DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ: - Sưu tầm thông tin và giới thiệu được( bằng lời hoặc kết hợp với lời nói với hình ảnh) một di tích lịch sử - văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương - Nêu được những việc nên làm và không nên làm khi đi tham quan dic tích lịch sử - văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên. - Đưa ra một số cách ứng xử phù hợp trong các tình huống liên quan đến cách ứng xử để thể hiện sự tôn trọng và ý thức giữ gìn vệ sinh khi đi tham quan. - Làm việc nhóm xây dựng được sản phẩm học tập để giới thiệu về địa phương. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, sự tôn trọng và có ý thức giữ gìn vệ sinh khi đi tham quan. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy: Tranh, ảnh, thông tin. HS: Mang theo thông tin thu thâm được để hoàn thiện sản phẩm của dự án III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV cho HS xem đoạn video giới thiệu một địa - HS quan sát. danh lịch sử của Việt Nam. + Em hãy nêu địa danh lịch sử của Việt Nam có + HS trả lời trong video là gì. Ấn tượng nhất trong địa danh này là gì? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nêu được những việc nên làm, những việc không nên làm khi đi tham quan các di tích lịch sử - văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên. - Cách tiến hành: Hoạt động 1. Kể tên những việc nên làm – Không nên làm. (làm việc nhóm đôi) - GV nêu yêu cầu 1 HS đọc HĐ 1, quan sát nhóm - HS thảo luận nhóm đôi và trả đôi hình 6 – 9, thực hiện yêu cầu và trả lời câu hỏi lời câu hỏi. - 3- 4 cặp đôi trình bày - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - Học sinh lắng nghe - Đại diện nhóm lên trình bày - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1 : +Những việc nên làm: Mặc quần áo lịch sự khi đến những nơi tôn nghiêm như: đền, chùa, di tích
- lịch sử - văn hoá; bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử; giữ vệ sinh chung, nhắc nhở người khác giữ gìn và bảo vệ di tích; giữ vệ sinh Những việc không nên làm: Mặc quần áo ngắn, hở hang khi đến những nơi không tôn nghiêm, viết, vẽ bậy lên các di tích, các công trình ở các cảnh quan, leo trèo di tích, hoặc những nơi bị cấm, xả rác bừa bãi Hoạt động 2. Chia sẻ những việc em đã làm để thể hiện sự tôn trọng, ý thức giữ vệ sinh khi đi tham quan. (Làm việc nhóm 4) - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu -GV yêu cầu làm việc nhóm, lần lượt trả lời câu cầu bài và tiến hành thảo luận. hỏi - Tổ chức trình bày trước lớp - Đại diện các nhóm trình bày: - GV mời các nhóm khác nhận xét. - Đại diện các nhóm nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. 3. Thực hành: - Mục tiêu: + Đưa ra cách ứng xử phù hợp trong các tình huống liên quan đến cách ứng xử để thể hiện tôn trọng và ý thức giữ vệ sinh khi đi tham quan. + Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước; sự tôn trọng và có thức giữ gìn vệ sinh khi đi tham quan. Hoạt động 3. Xử lí tình huống (Làm việc nhóm) - Cho HS quan sát tranh hình 10 chỉ và nói tình -HS cả lớp quan sát hình 10 huống trong hình. -Các nhóm thảo luận - GV cho nhóm thảo luận về tình huống: ? Các bạn nhỏ trong hình đang làm gì? Việc làm nào nên làm trong tình huống đó? Vì sao? -Lần lượt các nhóm lên trình bày cách xử lí tình -Lần lượt 3 -4 nhóm trình bày huống của nhóm mình. -Nghe nhận xét, bổ sung - GV cho các nhóm khác trao đổi, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương các nhóm đưa ra cách xử lí phù hợp. - Cho HS nhắc lại thông tin: -HS xử lí tình huống nói lại đầy Một nhóm bạn nhỏ đang đi tham quan Văn Miếu đủ thông tin – Quốc Tử Giám. Một bạn nam đang trèo qua
- hàng rào để vào sờ đầu rùa đá. Cách xử lí: Nếu em là các bạn đang đứng ở ngoài, em sẽ không vào chơi với bạn mà khuyên bạn nên đi ra ngoài, không nên trèo qua hàng rào ngăn cách và không sờ vào hiện vật đang được bảo quan tại di tích. -GV tổng kết cho HS đọc thông điệp SGK/ 51 -2 em đọc lại thông điệp, cả lớp theo dõi SGK 4. Vận dụng: - Mục tiêu: + Lựa chọn nội dung và sản phẩm học tập để thực hiện dự án giới thiệu về địa phương em. + HS làm việc nhóm, hợp tác và phân công nhiệm vụ để thực hiện dự án. + Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. - Cách tiến hành: Hoạt động 4. Dự án giới thiệu về địa phương em. (Làm việc cá nhân) - GV cho các nhóm làm việc và thực hiện sản - Mỗi nhóm thống nhất lựa chọn phẩm đã thu thập từ bài 9, 10, 11 để hoàn thành một nội dung để trình bày dự án dự án giới thiệu về địa phương. trước nhóm: VD: + Nhóm các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu + Nhóm về sản xuất thủ công và sản phẩm ở địa phương + Nhóm về một di tích lịch sử - văn hoá ở địa phương. - Đại diện các nhóm trình bày: - Các nhóm nhận xét. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Nhận xét bài học. - Dặn dò về nhà. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: