Giáo án Steam Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và nêu được những thiệt hại có thể xảy ra (về người, về tài sản,...) do hỏa hoạn. 

- Phát hiện được một số vật dễ cháy và giải thích được vì sao không được đặt chúng ở gần lửa.

- Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết cách ứng xử trong tình huống có cháy xảy ra ở nhà mình hoặc nhà người khác.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có ý thức phòng tránh hỏa hoạn và tôn trọng những quy định về phòng cháy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Tranh ảnh, tư liệu về một số vụ hỏa hoạn.

docx 8 trang Thanh Tú 27/05/2023 4500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3

  1. TUẦN 3 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH Bài 02: PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN KHI Ở NHÀ (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ: - Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và nêu được những thiệt hại có thể xảy ra (về người, về tài sản, ) do hỏa hoạn. - Phát hiện được một số vật dễ cháy và giải thích được vì sao không được đặt chúng ở gần lửa. - Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Biết cách ứng xử trong tình huống có cháy xảy ra ở nhà mình hoặc nhà người khác. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có ý thức phòng tránh hỏa hoạn và tôn trọng những quy định về phòng cháy. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - Tranh ảnh, tư liệu về một số vụ hỏa hoạn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV mở bài hát “Lính cứu hỏa” để khởi động bài - HS lắng nghe bài hát. học.
  2. + GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về nội dung + Trả lời: Bài hát nói về công gì? việc cứu hỏa của các chú lính cứu hỏa. + Công việc của lính cứu hỏa có ích lợi gì? + Trả lời: Dập tắt các đám cháy, - GV Nhận xét, tuyên dương. giảm thiểu thiệt hại về người và - GV dẫn dắt vào bài mới tài sản. 2. Thực hành: - Mục tiêu: + Xử lí được một số tình huống khi có cháy. + Bày tỏ được tình cảm, sự tương thân tương ái của bản thân với mọi người xung quanh . - Cách tiến hành: Hoạt động 1. Xử lí tình huống. (làm việc nhóm 4) - GV nêu yêu cầu: Em sẽ xử lí thế nào trong tình - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu huống sau. cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Bỏ chạy ra ngoài, tìm sự trợ giúp vì em sợ mùi ga. + Khóa bình ga, mở cửa sổ cho thoáng phòng bếp rồi báo cho người lớn vì em đã được học cách xử lí khi bếp ga có mùi ga. + Vì sao lại xử lí như vậy? - Các nhóm nhận xét. - GV mời các HS khác nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1: Khi bếp ga có mùi ga, nguyên nhân có thể do hở dây dẫn ga hoặc người nấu bếp chưa tắt hẳn bếp. Gặp tình huống này chúng ta bình tĩnh khóa bình ga lại rồi mở các cửa phòng bếp, lấy quạt tay quạt khí ga ra bên ngoài. Tuyệt đối không được bật quạt điện, bóng điện khi ở khu vực bếp có mùi ga. Hoạt động 2. Những việc nên và không nên - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu làm để phòng tránh cháy nhà.(làm việc nhóm cầu bài và tiến hành thảo luận. 4) - Đại diện các nhóm trình bày:
  3. - GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó + Hai bạn nhỏ trao đổi với bố mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết mẹ về việc để vật dễ cháy xa quả. nơi bếp nấu (bình xịt côn trùng) + Hai bạn nhỏ đang trao đổi với bố mẹ bạn ấy nội và nhắc mẹ đã tắt bếp ga trước dung gì? khi ra khỏi nhà chưa. + Vì sao bạn lại góp ý với bố mẹ như vậy? + Vì các bạn đã được tìm hiểu về phòng cháy nên các bạn góp ý với bố mẹ như vậy để phòng tránh cháy nổ. - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung. 3. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Biết phòng tránh cháy nổ và cách thoát khỏi đám cháy. - Cách tiến hành: Hoạt động 3. Biết phòng tránh cháy nổ và cách thoát khỏi đám cháy. (Làm việc nhóm 4) - GV nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu thảo luận và trình bày kết quả. cầu bài và tiến hành thảo luận. + Em sẽ làm gì để phòng tránh được cháy tại gia - Đại diện các nhóm trình bày: đình nhà mình. + Phòng cháy bằng cách: Không + Nêu cách xử lí khi gặp cháy. để những thứ dễ cháy gần bếp, tắt bếp khi nấu xong, ngắt nguồn điện khi không sử dụng, - GV mời các nhóm khác nhận xét. + Thấy có đám cháy thì kêu cứu - GV nhận xét chung, tuyên dương. và tìm cách thoát nhanh khỏi
  4. - Nhận xét bài học. đám cháy. - Dặn dò về nhà. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH Bài 03: VỆ SINH XUNG QUANH NHÀ (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ: - Kể được tên một số việc làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà. - Giải thích được một số cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà. - Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà. - Có ý thức giữ vệ sinh và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm. *GD TKNL&HQ - GD BVMT: - Giáo dục học sinh biết mọi người dân dù sống ở đâu cũng đều phải biết giữ gìn môi trường sống xung quanh sạch sẽ. Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở đem lại rất nhiều lợi ích: đảm bảo được sức khỏe, phòng tránh nhiều bệnh tật, Nếu môi trừng xung quanh nhà ở sạch sẽ thì ruồi, muỗi, sâu bọ và các mầm bệnh không có nơi sinh sống, ẩn nấp, không khí sạch sẽ, trong lành giúp em có sức khỏe tốt, học hành hiệu quả hơn.
  5. - Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống. - Giáo dục HS giữ vệ sinh chung, không xả rác ra môi trường gây ảnh hướng đến môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV cho cả lớp nghe bài hát “Bé quét nhà” - HS lắng nghe bài hát. của nhạc sĩ Hà Đức Hậu để khởi động bài học. + Em bé trong bài hát đã làm gì để giúp đỡ + HS trả lời. bà, giúp đỡ mẹ? + Hằng ngày, em và mọi người trong gia + HS trả lời. đình thường làm gì để giữ vệ sinh xung quanh nhà? - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Khám phá: - Mục tiêu: + Kể được tên một số việc làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà. + Giải thích được một số cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà. - Cách tiến hành: Hoạt động 1. Những việc cần làm để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. (Làm việc nhóm 4) - Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu - HS thảo luận nhóm 4 quan sát tranh mỗi nhóm quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 16 và trả lời câu hỏi theo gợi ý. sách giáo khoa và trả lời câu hỏi theo gợi ý: + Kể tên việc làm trong mỗi hình? Nêu lợi + Hình 1: Mọi người đang cùng đang ích của những việc làm đó? quét dọn để tổng vệ sinh khu phố. Mọi người quét dọn rác cho khu phố sạch sẽ, thoáng mát. + Hình 2: Bố đang đổ nước bẩn trong chum vãi đi. Vệ sinh đồ dùng để muỗi không có chỗ ẩn nấp dễ gây bệnh. + Hình 3: Hai ông cháu đang cùng
  6. nhau quét dọn vệ sinh sân vườn, tỉa cây cảnh khu vực trước cửa nhà mình để có không gian thoáng đãng và đẹp hơn. + Hình 4: Dọn dẹp, phát quang bụi rậm xung quanh nhà để ruồi, muỗi không có chỗ ẩn nấp, giũ gìn môi trường xung quanh. - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình - Đại diện các nhóm trình bày kết bày kết quả thảo luận của nhóm mình. quả thảo luận của nhóm mình. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. * GDHS: - 2 - 3 HS nói những việc đã làm để + Nói những việc em đã làm để giữ gìn vệ giữ gìn môi trường xung quanh nhà sinh xung quanh nhà? ở. - HS lắng nghe. - GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. - 1 - 2 HS nêu lại nội dung HĐ1 *Kết luận: Vệ sinh xung quanh nhà ở, làm cho môi trường xung quanh nhà ở của mình có không khí trong lành, thoáng đãng, sạch sẽ và đẹp hơn. Hoạt động 2. Lợi ích của việc giũ sạch môi trường xung quanh nhà ở. (làm việc nhóm 2) + Quan sát tranh hình 5, 6, 7 trang 17 sách - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu giáo khoa thảo luận nhóm đôi và trả lời câu bài và tiến hành thảo luận. hỏi theo gợi ý: H: Việc làm nào trong các hình sau có tác - Đại diện các nhóm trình bày: dụng giữ vệ sinh xung quanh nhà? Vì sao? TL: Hình 5, 6 việc nên làm, hình 7 việc không nên làm vì gây mất vệ sinh xung quanh nhà ở. + Hình 5: Dọn dẹp, vệ sinh chuồng nuôi bò làm như thế để giữ vệ sinh môi trường xung quanh, ruồi không có chỗ đậu. + Hình 6: Hai bác đang sửa đường thoát nước thải gần nhà, nhà sẽ sạch đẹp hẳn lên. + Hình 7: Bạn nữ vứt rác bừa bãi ra ngoài đường không đúng nơi quy định gây mất vệ sinh. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - Đại diện các nhóm nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Lắng nghe rút kinh nghiệm.
  7. * Liên hệ GDHS: Mọi người trong bức - HS trả lời. tranh sống ở vùng hoặc nơi nào? - GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại: - HS lắng nghe. *Kết luận: Mọi người dân dù sống ở đâu - 1 - 2 HS nêu lại nội dung HĐ2 (thành thị, nông thôn, miền núi, vùng biển) thì chúng ta đều phải biết giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ. Cần phải làm những công việc đó tùy theo sức của mình và phụ thuộc vào điều kiện sống cụ thể nơi mình sinh sống. 3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà. + Có ý thức giữ vệ sinh và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện. - Cách tiến hành: Hoạt động 3. Liên hệ bản thân (Làm việc nhóm 2) - GV cho HS thảo luận nhóm đôi. Sau đó - Thảo luận nhóm đôi theo hình thức mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình hỏi đáp. Đại diện các nhóm trình bày kết quả. bày: - Giáo viên cho học sinh liên hệ đến môi - Học sinh liên hệ. trường nơi các em đang sống: đường phố, ngõ xóm, bản làng H: Tại sao phải giữ gìn xung quanh nhà ở? TL: Để đảm bảo vệ sức khỏe, để Nói những việc bạn đã làm để giữ vệ sinh phòng tránh bệnh tật, môi trường xung quanh nhà ở? xung quanh nhà thoáng đãng, sạch sẽ, mình đã: + Vứt rác đúng nơi quy định. + Thường xuyên quét dọn nhà cửa. + Nhổ sạch cỏ, cây dại xung quanh nhà ở. + Phát quang bụi rậm. + Vệ sinh đồ dùng như chum vãi tránh ruồi, muỗi. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - Các nhóm nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - GV chốt HĐ3 và mời HS đọc lại. - HS lắng nghe. *Kết luận: Giữ gìn môi trường xung quanh - 1 - 2 HS nêu lại nội dung HĐ3 nhà ở đem lại rất nhiều lợi ích: đảm bảo được sức khỏe, phòng tránh nhiều bệnh tật, không khí sạch sẽ, trong lành, giúp em có sức khỏe tốt, học hành hiệu quả hơn. 4. Vận dụng. - Mục tiêu:
  8. + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ - HS lắng nghe luật chơi và quan sát Nhanh tay - nhanh mắt” để củng cố kiến tranh. thức. - GV nêu luật chơi: GV cho HS quan sát - HS tham gia trò chơi. tranh thật nhanh, ai biết giơ tay nhanh để giành quyền trả lời. + Chỉ ra những việc nên/không nên làm giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. + Lợi ích của việc giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. - GV cho HS xem 1 đoạn Video: “Chúng ta - HS xem Video. phải làm gì để bảo vệ môi trường?” + Quét dọn nhà cửa, giữ gìn vệ sinh đường phố, trồng cây xanh, trồng hoa ven đường, vận động mọi người bỏ rác đúng nơi quy định, sử dụng và tiết kiệm nước sạch, - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà thực hiện những điều vừa học vào cuộc sống hằng ngày. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: