Giáo án Steam Toán Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 15 - Hình tròn (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.
- Tư duy và lập luận toán học:
+ Nhận biết biểu tượng về hình tròn
+ Một số yếu tố cơ bản của hình tròn: tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Sử dụng com pa để vẽ được hình tròn .
- Giải quyết vấn đề toán học: Biết ứng dụng bài học vào thực tiễn.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Sách giáo khoa, một số vật hình tròn: Đồng hồ, tấm bìa và compa
- HS: Sách giáo khoa, thước, com-pa.
File đính kèm:
- giao_an_steam_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_15_hin.docx
Nội dung text: Giáo án Steam Toán Lớp 3 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 15 - Hình tròn (Tiết 1)
- KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN - LỚP 3 BÀI 79: HÌNH TRÒN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài. - Tư duy và lập luận toán học: + Nhận biết biểu tượng về hình tròn + Một số yếu tố cơ bản của hình tròn: tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Sử dụng com pa để vẽ được hình tròn . - Giải quyết vấn đề toán học: Biết ứng dụng bài học vào thực tiễn. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Sách giáo khoa, một số vật hình tròn: Đồng hồ, tấm bìa và compa - HS: Sách giáo khoa, thước, com-pa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại Quan sát hình ảnh SGK nhận biết: - Quan sát - Mặt trăng, cửa sổ có hình gì? - có hình tròn - GV đưa vật có hình tròn lên và hỏi: + Đồng hồ và tấm bìa có hình gì? + . có hình tròn 2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (27 phút) 2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
- 2 a. Mục tiêu: Biết được tâm,đường kính, bán kính của hình tròn b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại, thực hành 1/ Giới thiệu tâm, bán kính, đường kính của hình tròn: - GV dùng compa vẽ hình tròn và nói: - Quan sát và nghe GV giới thiệu. + Vẽ điểm O là tâm của hình tròn + Dùng com-pa vẽ hình tròn tâm O ( viết hình tròn vào tâm O) và giới thiệu: Đây là hình tròn tâm O + Vẽ 1 điểm M trên đường vừa vẽ + Dùng thước thẳng nối tâm O và điểm M, ta có bán kính OM (viết bán kính OM) + Vẽ 1 điểm A trên đường vừa vẽ, dùng thước thẳng vẽ đoạn thẳng OA, kéo dài, cắt đường vừa vẽ ở điểm B. Đoạn thẳng AB đi qua tâm O, ta gọi là đường kính AB (viết đường kính AB) - GV chỉ tay vào hình và nói: - Vài HS lên bảng chỉ và nêu tên + Hình tròn tâm O tâm hình tròn, bán kính, đường + Tâm O kính. + Bán kính OM, OA, OB + Đường kính AB 2/ Tìm hiểu mối quan hệ tâm, đường kính, bán kính - Cho HS quan sát và thảo luận theo nhóm đôi - HS thảo luận nhóm đôi hình ảnh trong phần cùng học( SGK), dùng thước đo các bán kính OM, OA, OB và trả lời, GV ghi bảng. - So sánh độ dài của các bán kính trong một - Các bán kính dài bằng nhau đường tròn ? - Đọc tên đường kính ? - Đường kính AB - Tâm O ở vị trí nào trên đường kính AB? - O là trung điểm của đoạn thẳng AB (do O là điểm ở giữa hai điểm A và B, OA = OB) GV: Tâm là trung điểm của đường kính AB (ghi bảng) - Đường kính AB bằng mấy lần bán kính ? - 2 lần GV: Đường kính dài gấp 2 lần bán kính ( ghi bảng) - GV yc học sinh nhắc lại nội dung GV ghi bảng - Vài HS nhắc lại. 2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành a. Mục tiêu: Nhận biết được đường kính và bán kính b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại, thực hành
- 3 Bài 1: - HS thảo luận nhóm 2 - HS thảo luận nhóm 2 - Gọi các nhóm trình bày - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng - Lắng nghe a) Hình tròn tâm S, các bán kính : SK, ST, SL, đường kính TL. - Tại sao PM, PN không phải là bán kính? - Vì P không là tâm của hình tròn b) Hình tròn tâm D, các bán kính: DB, DE, DC; đường kính: BC và hình tròn tâm C và các bán kính: BA, BG, BC; đường kính: AC. Bài 2: - GV hướng dẫn HS dùng com-pa vẽ hình tròn: - HS quan sát GV vẽ hình tròn Chấm 1 điểm - Đặt mũi nhọn com-pa vào điểm đó - Xoay com-pa để được 1 hình tròn. a/ Yêu cầu HS tập xoay compa - HS thực hành. b/ Yêu cầu HS dùng com-pa vẽ em bé và ông mặt - HS thực hành trời 3. Hoạt động nối tiếp: (3 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, thực. - Các bán kính trong một đường tròn có độ dài - Bằng nhau như thế nào? - Trung điểm của đường kính gọi là gì? - Tâm - Đường kính dài gấp mấy lần bán kính? - 2 lần - Com-pa dùng để làm gì? - Vẽ hình tròn. - Chuẩn bị com-pa để tiết sau học Hình tròn (TT) IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: