Bài giảng Steam Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - Đọc văn bản: Sang thu

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

Bỗng: gợi cảm giác ngỡ ngàng, ngạc nhiên, thu đến

bất ngờ không hẹn trước.

Hương ổi – thứ hương thơm dân dã, mộc mạc của cây trái  vườn nhà, thứ quà quê bình dị thân quen trong cuộc sống.

Phả: sự lan tỏa, chộn lẫn

Gió se: ngọn gió heo may lành lạnh đủ để dậy cảm xúc trong ta khiến ta  cảm thấy lâng lâng, dễ chịu trước khoảnh khắc giao mùa.

-Sương chùng chình: Nhân hóa, từ láy

+ Gợi hình: màn sương mờ ảo, giăng nhẹ nhàng nơi đường thôn ngõ xóm,

+ Gợi tình người:  lưu luyến, bâng khuâng.

Ngõ: ngõ thực của làng quê, ngõ thời gian nối giữa 2 mùa.

pptx 28 trang Thanh Tú 06/06/2023 5040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Steam Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - Đọc văn bản: Sang thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_steam_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_bai_1.pptx

Nội dung text: Bài giảng Steam Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - Đọc văn bản: Sang thu

  1. BÀI 1: TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT Văn bản 2: SANG THU Hữu Thỉnh CÔ THANH TRẦN
  2. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 01 Nhận diện được đặc điểm của thể thơ năm chữ: hình ảnh, vần, nhịp, 02 Cảm nhận và phân tích được cảm xúc tinh tế của nhà thơ thông qua các hình ảnh thơ 03 Nhận ra được điểm khác biệt trong cách cảm nhận về mủa thu của thơ Hữu Thỉnh 04 Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ, tác phẩm thơ
  3. NỘI DUNG BÀI HỌC IV. I. TÌM II. SUY III. VẬN HIỂU NGẪM TỔNG DỤNG CHUNG VÀ KẾT PHẢN HỒI
  4. SANG THU HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  5. SANG THU HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  6. I. TÌM HIỂU CHUNG
  7. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: - Sinh 1942 quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc - Ông tham gia quân đội và bắt đầu sáng tác thơ từ năm 1963 - Thơ ông thường có những liên tưởng độc đáo thể hiện những suy tưởng giàu chất nhân văn và cái nhìn mang màu sắc triết lí về cuộc sống. - Một số tác phẩm tiêu biểu: Thư mùa đông, Trường ca biển, Từ chiến hào tới thành phố, HỮU THỈNH
  8. CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
  9. I. TÌM HIỂU CHUNG 2. Trải nghiệm cùng văn bản: * Đọc văn bản: - Học sinh đọc đúng: giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư - Tìm hiểu từ ngữ khó: chùng chình, dềnh dàng,
  10. I. TÌM HIỂU CHUNG 2. Trải nghiệm cùng văn bản: - Xuất xứ: Sang thu được sáng tác vào năm 1977, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố” – 1991. - Thể loại: thể thơ năm chữ - PTBĐ chính: biểu cảm - Bố cục: 3 phần + Khổ 1: Tín hiệu giao mùa; + Khổ 2: Sự chuyển biến của đất trời vào thu; + Khổ 3: Sang thu – suy ngẫm và triết lí.
  11. * Nhan đề tác phẩm: Sang thu - Thể hiện khoảnh khắc giao mùaCó thể từ thay hạ sangthế nhan thu, đề “Sang thu” thành - Bộc lộ những cảm nhận tinh“Thu” tế của hay Hữu “Mùa thu” Thỉnh về sự chuyển mình củađược đất không?trời. Vì sao
  12. II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
  13. II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 1. Tín hiệu Hương ổi giao mùa Gió se Sương
  14. Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. - Bỗng: gợi cảm giác ngỡ ngàng, ngạc nhiên, thu đến bất ngờ không hẹn trước. - Hương ổi – thứ hương thơm dân dã, mộc mạc của cây trái vườn nhà, thứ quà quê bình dị thân quen trong cuộc sống. - Phả: sự lan tỏa, chộn lẫn - Gió se: ngọn gió heo may lành lạnh đủ để dậy cảm xúc trong ta khiến ta cảm thấy lâng lâng, dễ chịu trước khoảnh khắc giao mùa.
  15. “ giữa cái khoảnh khắc giao mùa kì lạ thì điều khiến tâm hồn tôi phải lay động, phải giật mình để nhận ra, đó chính là hương ổi. Với tôi, thậm chí với nhiều người khác thì mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven sông Hương ổi tự nó xộc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta.” (Lời tự bạch)
  16. Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về - Sương chùng chình: Nhân hóa, từ láy + Gợi hình: màn sương mờ ảo, giăng nhẹ nhàng nơi đường thôn ngõ xóm, + Gợi tình người: lưu luyến, bâng khuâng. - Ngõ: ngõ thực của làng quê, ngõ thời gian nối giữa 2 mùa.
  17. Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Hình như: Như một lời tự vấn, gợi thoáng bâng khuâng ngỡ ngàng, cái giật mình bối rối của tác giả trước mùa thu.
  18. II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 2. Sự chuyển biến của đất trời vào thu Sông: “dềnh dàng”-> dòng sông hiền hòa, êm dịu, trầm tư, sâu lắng Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Chim: vội vã -> những cánh chim hối hả, vội vã bay về phương Nam Có đám mây mùa hạ Đám mây mùa hạ: vắt nửa -> sự vận Vắt nửa mình sang thu độngcủa thời gian,tăng sức tạo hình trong không gian Nghệ thuật nhân hóa, từ láy, đăng đối -> không gian thu rộng mở, khoáng đạt; hình ảnh thơ giàu chất tạo hình => Hữu Thỉnh là hồn thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết.
  19. II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 2. Sự chuyển biến của đất trời vào thu "Mây mùa hạ thường chứa nhiều màu sắc, thậm chí là giông bão, tựa hồ những ước mơ khao khát của tuổi trẻ Tuy nhiên, giữa ước mơ và thực tại là hai thế giới luôn đối lập nhau và chẳng phải ước mơ nào cũng thành hiện thực Sự dang dở, sự mất mát là một hiện thực buộc chúng ta phải chấp nhận trong cuộc sống của mình. Ngay cả người lính cũng vậy. Rất nhiều đồng đội của tôi đã nằm lại ở tuổi còn rất trẻ, ở ngưỡng của mùa đẹp nhất của cuộc đời. Vì thế nên đám mây trong thơ ấy chỉ "vắt nửa mình sang thu" thôi, nửa còn lại đã trở thành kí ức » (Lời tự bạch)
  20. II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 3. Sang thu – suy ngẫm và triết lí Vẫn còn bao nhiêu nắng Sấm cũng bớt bất ngờ Đã vơi dần cơi mưa Trên hàng cây đứng tuổi
  21. II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 3. Sang thu – suy ngẫm và triết lí - Sự thay đổi của thiên nhiên: nắng, mưa, sấm được thể hiện qua các từ: vẫn, còn, vơi dần, bớt => Hạ nhạt dần và thu đậm nét hơn - Suy ngẫm, triết lí: + Sấm: sự tác động của ngoại cảnh + Hàng cây đứng tuổi: sự từng trải, chín chắn của con người => Sự điềm tĩnh, vững vàng, chín chắn hơn của con người trước những biến động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
  22. “Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, tôi muốn gửi gắm suy ngẫm của mình – khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.” (Lời tâm sự của nhà thơ Hữu Thỉnh)
  23. III. TỔNG KẾT
  24. 1. Nghệ thuật - Thể thơ năm chữ nhịp nhàng - Ngôn ngữ giản dị, ý nghĩa sâu sắc - Hình ảnh thơ giàu súc biểu cảm, liên tưởng - Biện pháp tu từ độc đáo
  25. 02. Chủ đề, thông điệp Chủ đề: tình cảm tinh tế của tác giả với thiên nhiên, những suy ngẫm về con người, cuộc đời. Thông điệp: cần biết lắng nghe, cảm nhận thiên nhiên bằng các giác quan để đón nhận những món quà vô giá từ thiên nhiên.
  26. IV. VẬN DỤNG
  27. IV. VẬN DỤNG Em chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích cho sự lựa chọn của em.
  28. Cảm ơn các em đã theo dõi bài giảng Chúc các em học tốt!