Bài giảng Steam Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - Phần viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Đọc đoạn văn trên và thực hiện

 những yêu cầu sau:

1. Tác giả có dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc hay không?

2.Tác giả đã thể hiện những cảm xúc nào về bài thơ?

3.Nội dung câu mở đoạn là gì?

4.Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày những gì?

Nêu nội dung câu kết đoạn.

Hướng dẫn quy trình viết

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Bước 3: Viết đoạn

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa,

rút kinh nghiệm

pptx 25 trang Thanh Tú 06/06/2023 5440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Steam Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - Phần viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_steam_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_bai_1.pptx

Nội dung text: Bài giảng Steam Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - Phần viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

  1. Cô Ngọc Phan PHẦN VIẾT VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ Ms. Ngoc Phan
  2. Yêu cầu cần đạt ✓ Biết viết đoạn văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý, viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. ✓ Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ. Ms. Ngoc Phan
  3. Tiến trình bài học II. Hướng dẫn phân III. Hướng dẫn quy tích kiểu văn bản trình viết I. Tìm hiểu tri thức về kiểu bài VI. Luyện tập Ms. Ngoc Phan
  4. I. Tìm hiểu tri thức về kiểu bài SauEm khihãy đọc nhớ một lại bài viếtthơ hayđoạn “ghitrên sách,lại cảm báo xúc chí, về mạng một bài internet,thơ” đã đượcem muốn học, chia nhắc sẻ lại nhữngvới người đặc điểmkhác củathì emđoạn có văn ghithể lại chia cảm sẻ xúcbằng sau những khi đọc cáchmột bài nào? thơ. Ms. Ngoc Phan
  5. I. Tìm hiểu tri thức về kiểu bài 1. Khái niệm: Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ thuộc kiểu văn biểu cảm, thể hiện cảm xúc của người viết về một bài thơ. Ms. Ngoc Phan
  6. I. Tìm hiểu tri thức về kiểu bài 2. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ: YÊU CẦU ĐỐI VỚI KIỂU BÀI Hình thức Nội dung Ngôi kể Liên kết Bố cục - Mở đoạn: đoạn văn - Thân đoạn: - Kết đoạn: Ms. Ngoc Phan
  7. I. Tìm hiểu tri thức về kiểu bài 2. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ. YÊU CẦU ĐỐI VỚI KIỂU BÀI Hình thức Đảm bảo hình thức của một đoạn văn. Nội dung Trình bày cảm xúc của bản thân về một bài thơ. Ngôi kể Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc. Liên kết Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn. Bố cục - Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu đoạn văn chủ đề). - Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ. - Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc của bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân. Ms. Ngoc Phan
  8. II. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản NẮNG HỒNG Cả mùa đông lạnh giá Ngõ quê in chân nhỏ Văn bản mẫu: Đoạn văn ghi lại cảm xúc Mặt trời trốn đi đâu Lối quê gió lạnh đầy về bài thơ “Nắng hồng” (SGK/26). Cây khoác tấm áo nâu Nép mình trong áo ấm Áo trời thì xám ngắt Vẫn cóng buốt bàn tay Se sẻ giấu tiếng hát Màn sương ôm dáng mẹ Núp sâu trong mái nhà Chợ xa đang về rồi Cả chị ong chăm chỉ Chiếc áo choàng màu đỏ Cũng không đến vườn hoa Như đốm nắng đang trôi Mưa phùn giăng đầy ngõ Mẹ bước chân đến cửa Bảng lảng như sương mờ Mang theo giọt nắng hồng Bếp nhà ai nhóm lửa Trong nụ cười của mẹ Khói lên trời đong đưa Cả mùa xuân sáng bừng Bảo Ngọc Ms. Ngoc Phan
  9. Ms. Ngoc Phan
  10. II. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản Tôi rất thích bài thơ “Nắng hồng” của Bảo Ngọc vì cách dẫn dắt bất ngờ, thú vị của tác giả từ hình ảnh mùa đông đến hình ảnh người mẹ. Thủ pháp nhân hóa trong bốn khổ thơ đầu giúp tôi không chỉ hình dung hình ảnh sống động của mùa đông mà còn cảm nhận được rõ nét cái rét buốt của tiết trời lạnh giá: “áo trời xám ngắt”, “se sẻ giấu tiếng hát”, mưa phùn giăng đầy ngõ”, Cảnh vật xám ngắt và buốt cóng ấy bỗng sáng bừng vì hình ảnh mẹ. Hình ảnh mẹ trong hai khổ thơ cuối được gợi tả từ xa đến gần trong sự trông ngóng của một đứa trẻ. Dường như người con ấy đang ngồi trên bậc cửa, nhìn ra màn sương ngóng mẹ. Rồi đứa trẻ bất chợt nhận ra: chiếc áo choàng đỏ của mẹ xuất hiện như “đốm nắng” đang trôi trong sương, tiếp theo là nụ cười như “giọt nắng hồng” làm tan cái cóng buốt của mùa đông, đem đến mùa xuân tươi sáng. Bài thơ dẫn dắt người đọc đi từ những hình ảnh mùa đông lạnh giá đến hình ảnh ấm áp của mẹ, giúp tôi cảm nhận rõ hơn về tình mẹ và cả những yêu thương của một đứa trẻ dành cho mẹ. Ms. Ngoc Phan
  11. II. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản Đọc đoạn văn trên và thực hiện những yêu cầu sau: 1. Tác giả có dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc hay không? 2. Tác giả đã thể hiện những cảm xúc nào về bài thơ? 3. Nội dung câu mở đoạn là gì? 4. Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày những gì? 5. Nêu nội dung câu kết đoạn. Ms. Ngoc Phan
  12. Bắt đầu bằng Xưng “tôi” chữ cái viết ngôi thứ nhất hoa, lùi đầu dòng Tôi rất thích bài thơ “Nắng hồng” của Bảo Ngọc vì cách dẫn dắt bất ngờ, thú vị của tác giả từ hình ảnh mùa đông đến hình ảnh người mẹ. Thủ pháp nhân hóa trong bốn khổ thơ đầu giúp tôi không chỉ hình dung hình ảnh sống động của mùa đông mà còn cảm nhận được rõ nét cái rét buốt của tiết trời lạnh giá: “áo trời xám ngắt”, “se sẻ giấu tiếng hát”, mưa phùn giăng đầy ngõ”, Cảnh vật xám ngắt và buốt cóng ấy bỗng sáng bừng vì hình ảnh mẹ. Hình ảnh mẹ trong hai khổ thơ cuối được gợi tả từ xa đến gần trong sự trông ngóng của một đứa trẻ. Dường như người con ấy đang ngồi trên bậc cửa, nhìn ra màn sương ngóng mẹ. Rồi đứa trẻ bất chợt nhận ra: chiếc áo choàng đỏ của mẹ xuất hiện như “đốm nắng” đang trôi trong sương, tiếp theo là nụ cười như “giọt nắng hồng” làm tan cái cóng buốt của mùa đông, đem đến mùa xuân tươi sáng. Bài thơ dẫn dắt người đọc đi từ những hình ảnh mùa đông lạnh giá đến hình ảnh ấm áp của mẹ, giúp tôi cảm nhận rõ hơn về tình mẹ và cả những yêu thương của một đứa trẻ dành cho mẹ. Kết thúc bằng Những từ dấu câu dùng ngữ thể hiện để ngắt đoạn. cảm xúc của người viết. Ms. Ngoc Phan
  13. Mở đoạn: Thân đoạn: giới thiệu bài trình bày cảm thơ, tác giả và xúc của người cảm xúc viết về nội dung chung của Tôi rất thích bài thơ “Nắng hồng” của Bảo Ngọc vì cách dẫn dắt bất ngờ, thú vị và nghệ thuật người viết. của tác giả từ hình ảnh mùa đông đến hình ảnh người mẹ. Thủ pháp nhân hóa trong của bài thơ. bốn khổ thơ đầu giúp tôi không chỉ hình dung hình ảnh sống động của mùa đông mà còn cảm nhận được rõ nét cái rét buốt của tiết trời lạnh giá: “áo trời xám ngắt”, “se sẻ giấu tiếng hát”, mưa phùn giăng đầy ngõ”, Cảnh vật xám ngắt và buốt cóng ấy bỗng sáng bừng vì hình ảnh mẹ. Hình ảnh mẹ trong hai khổ thơ cuối được gợi tả từ xa đến gần trong sự trông ngóng của một đứa trẻ. Dường như người con ấy đang ngồi trên bậc cửa, nhìn ra màn sương ngóng mẹ. Rồi đứa trẻ bất chợt nhận ra: chiếc áo choàng đỏ của mẹ xuất hiện như “đốm nắng” đang trôi trong sương, tiếp theo là nụ cười như “giọt nắng hồng” làm tan cái cóng buốt của mùa đông, đem đến mùa xuân tươi sáng. Bài thơ dẫn dắt người đọc đi từ những hình ảnh mùa đông lạnh giá đến hình ảnh ấm áp của mẹ, giúp tôi cảm nhận rõ hơn về tình mẹ và cả những yêu thương của một đứa trẻ dành cho mẹ. Kết đoạn: Khẳng định cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân. Ms. Ngoc Phan
  14. II. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản YÊU CẦU ĐỐI VỚI KIỂU BÀI Đoạn văn mẫu Hình Đảm bảo hình thức của một đoạn văn. thức Nội dung Trình bày cảm xúc của bản thân về một bài thơ. Ngôi kể Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc. Bố cục - Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ đoạn văn (câu chủ đề). - Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ. - Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc của bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân. Ms. Ngoc Phan
  15. III. Hướng dẫn quy trình viết Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý Bước 3: Viết đoạn Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm Ms. Ngoc Phan
  16. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết Mục đích Người đọc Đề tài * Xác định đề tài * Thu thập tư liệu Ms. Ngoc Phan
  17. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết Thông tin ấy ở đâu? * Xác định đề tài Cần tìm thông tin * Thu thập tư liệu nào? Ms. Ngoc Phan
  18. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý Tìm ý Em hãy:* Xác định đề tài ➢ Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em. ➢ Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ sử dụng. ➢ Xác* địnhThu chủ thập đề của bàitư thơ. liệu ➢ Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ. ➢ Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên. Ms. Ngoc Phan
  19. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý Lập dàn ý Tên bài thơ, tên tác giả * Xác định Mởđề đoạntài Cảm xúc chung về bài thơ Cảm xúc thứ nhất . Bằng chứng Thân đoạn Cảm xúc thứ hai Bằng chứng . Khẳng định lại cảm xúc . Kết đoạn Ý nghĩa đối với bản thân Ms. Ngoc Phan
  20. Bước 3: Viết đoạn văn * Xác định đề tài * Dựa vào dàn ý, viết đoạn văn hoàn chỉnh. * Khi viết, cần đảm bảo các yêu cầu đối với kiểu bài. Ms. Ngoc Phan
  21. Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm Ms. Ngoc Phan
  22. Chỉnh sửa bài viết Tìm câu chủ đề của đoạn văn và thêm vào những từ ngữ miêu tả khái quát cảm xúc của em khi đọc bài thơ. Bổ sung những từ ngữ, hình ảnh được trích dẫn từ bài thơ. Bổ sung những từ ngữ dùng để liên kết các câu trong đoạn văn (nếu còn thiếu). Viết lại câu kết đoạn theo hướng khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân. Điều chỉnh lỗi chính tả, ngữ pháp và lỗi sử dụng từ ngữ (nếu có). Ms. Ngoc Phan
  23. Rút kinh nghiệm Nếu được viết lại, em sẽ điều chỉnh như thế nào để bài viết tốt hơn? Ms. Ngoc Phan
  24. VI. Luyện tập Dựa vào quy trình viết, em hãy viết một đoạn văn hoàn chỉnh (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Ms. Ngocvietlanglit.com Phan
  25. Chúc các em học tốt! Ms. Ngoc Phan