Bài giảng Steam Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên - Đọc mở rộng: Mùa phơi sân trước

1. Cảm xúc của nhân vật trữ tình

+ Chuối phơi đủ nắng có thể ăn tới ra Giêng, mật lặn vào trong vừa ăn vừa tợp miếng trà, hoặc ngào qua với khóm, me,...đem dầm nước đá uống cũng ngon thấu trời.

+ Vậy là nước miếng mình ứa ra, trên từng mét đường về nhà ngoại. 

+ Tâm hồn mệt nhoài với những món ăn cực kì mời gọi trong sân thiên hạ. 

+ Cái hủ mắm tép dầm nắng sát hàng rào làm mình nhớ nhung chuối chát, khế chua cùng với gừng xắt mịn thì mâm mứt tắc đỏ au đằng kia làm mình lịm chết một cách lim dim như tụi kiến.

+ Nắng gió khiến mọi niềm vui, nỗi buồn bày ra như một cuộc diễu hành, không che giấu khách qua đường.

+ Bỗng nghe nhẹ nhõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sống.

yêu mến, nhớ nhung, bồi hồi, xao xuyến,...khi nhớ về những kỉ niệm đã qua

Tình yêu quê hương sâu nặng

pptx 19 trang Thanh Tú 06/06/2023 6240
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Steam Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên - Đọc mở rộng: Mùa phơi sân trước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_steam_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_bai_4.pptx

Nội dung text: Bài giảng Steam Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên - Đọc mở rộng: Mùa phơi sân trước

  1. Đọc mở rộng: MÙA PHƠI SÂN TRƯỚC (Nguyễn Ngọc Tư) Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Trường: THCS Tân Lợi Thạnh – Bến Tre
  2. I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
  3. Hãy vẽ bản đồ tư duy giới thiệu về tác giả Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm Mùa phơi sân trước.
  4. MÙA PHƠI SÂN TRƯỚC -Nguyễn Ngọc Tư- I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN 1. Tác giả - Tên: Nguyễn Ngọc Tư; - Năm sinh: sinh năm 1976; - Quê quán: xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, trong một gia đình nông dân; - Nguyễn Ngọc Tư chuyên viết truyện Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ngắn, tiểu thuyết, viết tùy bút và làm thơ.
  5. 2. Tác phẩm - VB Mùa phơi sân trước được trích trong Bánh trái mùa xưa, NXB Văn học, Hà Nội, 2015
  6. Vài nét về tác phẩm Bánh trái mùa xưa: Nguyễn Ngọc Tư trải lòng trong cái góc nhỏ miền Tây đã nuôi dưỡng tâm hồn chị. Góc nhỏ ấy có tấm lưng ông ngoại, có căn nhà chất đầy những món đồ hoài cổ, có mái hiên của bà cụ hiền như bà nội, có những chiếc bánh thảo thơm đồng bãi, Cứ thế miền Tây hiện ra gần gũi tưởng như có thể chạm tới để cảm nhận cách sống, con người phóng khoáng nơi sông nước chứa chan tình cảm. Bánh Trái Mùa Xưa rất buồn. Buồn vì những gì đã mất đi không bao giờ còn có thể lấy lại. Buồn vì cuộc sống hiện đại chà mòn những vẻ đẹp đơn sơ thấm đẫm tình người. Buồn vì giá trị vật chất đang lấy đi những hoài niệm.
  7. II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
  8. II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 1. Cảm xúc của nhân vật trữ tình 1. Tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình khi nhớ lại những kỉ niệm mùa phơi sân trước được thể hiện qua những chi tiết nào? 2. Từ những chi tiết đó giúp ta biết được tình cảm gì của tác giả? ( Hs thảo luận bàn 3 phút điền vào phiếu học tập)
  9. PHIẾU HỌC TẬP 1. Tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình khi nhớ lại những kỉ niệm mùa phơi sân trước được thể hiện qua những chi tiết nào? 2. Từ những chi tiết đó giúp ta biết được tình cảm gì của tác giả?
  10. 1. Cảm xúc của nhân vật trữ tình + Chuối phơi đủ nắng có thể ăn tới ra Giêng, mật lặn vào trong vừa ăn vừa tợp miếng trà, hoặc ngào qua với khóm, me, đem dầm nước đá uống cũng ngon thấu trời. + Vậy là nước miếng mình ứa ra, trên từng mét đường về nhà ngoại. + Tâm hồn mệt nhoài với những món ăn cực kì mời gọi trong sân thiên hạ. + Cái hủ mắm tép dầm nắng sát hàng rào làm mình nhớ nhung chuối chát, khế chua cùng với gừng xắt mịn thì mâm mứt tắc đỏ au đằng kia làm mình lịm chết một cách lim dim như tụi kiến. + Nắng gió khiến mọi niềm vui, nỗi buồn bày ra như một cuộc diễu hành, không che giấu khách qua đường. + Bỗng nghe nhẹ nhõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sống. → yêu mến, nhớ nhung, bồi hồi, xao xuyến, khi nhớ về những kỉ niệm đã qua => Tình yêu quê hương sâu nặng
  11. II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 1. Cảm xúc của nhân vật trữ tình 1. Chất trữ tình là gì? 2. Tìm chi tiết thể hiện tính 2. Chất trữ tình trong văn bản trữ tình trong văn bản? - Nỗi nhớ của mình về "mùa phơi sân trước" - Sử dụng các từ ngữ miêu tả đã khiến cho quang cảnh thiên nhiên, các sự vật, Chất trữ tình là tình cảm được tạo nên từ sự việc trở nên gần gũi và thân thuộc sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tư hơn. tưởng, tình cảm và vẻ đẹp của cách biểu hiện để tạo nên rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn
  12. II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 1. Cái tôi là gì? 1. Cảm xúc của nhân vật trữ tình 2. Cái tôi của tác giả được 2. Chất trữ tình trong văn bản thể hiện qua văn bản? 3. Từ đó xác định chủ đề 3. Cái tôi của tác giả được thể hiện qua của văn bản? văn bản - Cái tôi có góc nhìn bao quát về những điều xảy ra trong thời tuổi thơ của Cái tôi là yếu tố thể hiện cảm xúc, mình. suy nghĩ riêng của tác giả qua → bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc văn bản. của mình => Chủ đề của văn bản: những kỉ niệm tuổi thơ ùa về về "mùa phơi sân trước".
  13. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Câu chữ đơn giản mà lại đẹp lạ thường Khái quát giá trị của - Cái tôi tinh tế, nhạy cảm và giàu tình yêu văn bản? thương, trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ thời ấu thơ của mình 2. Nội dung Văn bản là một văn bản văn xuôi ngắn gọn, mang tính trữ tình, tự sự, miêu tả sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả trước mùa phơi sân trước. Qua văn bản, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu mến, suy nghĩ vấn vương về những kỉ niệm nơi đây.
  14. IV. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  15. IV. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG Chỉ ra những đặc điểm của tản văn được thể hiện trong văn bản? Những đặc điểm của tản văn thể hiện trong văn bản: + Trong bài sử dụng miêu tả những hình ảnh, sự việc quen thuộc đối với tác giả, đồng thời cũng thể hiện cảm xúc, tình cảm của ông trước những kỉ niệm gắn bó với tuổi thơ. + Tác giả đã thể hiện cái tôi. + Ngôn từ trong bài mang hơi thở đời sống và đầy chất chữ tình.