Giáo án Steam Công nghệ Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 11: Giới thiệu chung về trồng trọt - Trường THCS Yên Mỹ
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1: Năng lực chung
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
1.2: Năng lực riêng:
* Nhận thức công nghệ
- Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt, kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.
- Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam.
- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.
- Nhận thức được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt.
2. Phẩm chất
Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
II. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
- Đối với học sinh
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Công nghệ Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 11: Giới thiệu chung về trồng trọt - Trường THCS Yên Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_steam_cong_nghe_lop_7_sach_canh_dieu_bai_11_gioi_thi.docx
Nội dung text: Giáo án Steam Công nghệ Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 11: Giới thiệu chung về trồng trọt - Trường THCS Yên Mỹ
- CÔNG NGHỆ 7 – BỘ SÁCH CÁNH DIỀU Trường: THCS Yên Mỹ- Huyện Ý Yên PHẦN 1:TRỒNG TRỌT VÀ LÂM NGHIỆP BÀI1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT I. MỤC TIÊU 1. Năng lực 1.1: Năng lực chung • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. 1.2: Năng lực riêng: * Nhận thức công nghệ - Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt, kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam. - Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam. - Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao. - Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt. - Nhận thức được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt. 2. Phẩm chất Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất. II. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên • SGK, Giáo án. • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học. 1. Đối với học sinh • Đọc trước bài học trong SGK. • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học. • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Nội dung PP/KTDH PP/CCĐG Tiết
- Nội dung PP/KTDH PP/CCĐG Tiết PPDH: Vấn đáp, dạy PP: Hỏi - đáp Hoạt động 1:Khởi động 5p học trực quan. CC: Câu hỏi KTDH: Động não Hoạt động 2: Hình thành PPDH: Dạy học trực PP: Hỏi – đáp, quan sát kiến thức mới quan, nhóm, giải quyết CC: Câu hỏi, Phần1: Vai trò và triển vấn đề, vấn đáp, CC: phiếu bài bảng 1.1, câu hỏi. vọng của trồng trọt 15p thuyết trình. 1 KTDH: Động não, Phần 2: Các nhóm cây chia nhóm trồng phổ biến ở Việt Nam 10 p Phần 3: Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam 15p PPDH: Nhóm, giải PP: Hỏi-đáp, quan sát. Phần 4: Trồng trọt công quyết vấn đề, vấn đáp, CC: phiếu bài tập số 1, nghệ cao15 p thuyết trình. câu hỏi. Phần 5: Một số nghành KTDH: Động não, nghề trng trồng trọt 20 p chia nhóm PPDH: Vấn đáp PP: Hỏi – đáp 2 KTDH: Đặt câu hỏi CC PP: Hỏi-đáp, quan Hoạt động 3: Luyện tập 5p PPDH: Nhóm, giải sát. : Câu hỏi quyết vấn đề, vấn đáp, Hoạt động 4: vận dụng 5p thuyết trình. KTDH: Động não, chia nhóm HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. 4. Tổ chức thực hiện:
- - GV sử dụng một số hình ảnh hoặc video nói về vai trò của trồng trọt, các phương thức trồng trọt, trồng trọt công nghệ cao. Yêu cầu HS quan sát và nêu những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về những vấn đề liên quan đến trồng trọt - GV cho HS quan sát hình ảnh một số loại lương thực, thực phẩm - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các loại lương thực, thực phẩm trên được làm từ những cây trồng nào? Hãy nêu thêm một số ví dụ mà em biết? - GV dẫn dắt vào bài học: Hàng ngày mỗi người phải sử dụng đến lương thực thực phẩm. Để có nhiều thực phẩm như thịt, sữa, trứng, cần phải có nhiều sản phẩm từ thực vật, muốn có nhiều sản phẩm từ thực vật phải có trồng trọt. Như vậy trồng trọt đã có vai trò như thế nào? Triển vọng của trồng trọt trong tương lai ở Việt Nam ra sao?Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở nước ta là gì? Ta vào tiết học hôm nay -Bài 1: Giới thiệu chung về trồng trọt. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò và triển vọng của trồng trọt 1. Mục tiêu: - Vai trò của trồng trọt đối với đời sống của con người, lấy được VD minh hoạ. - Vai trò của trồng trọt đối với việc phát triển ngành chăn nuôi, ngành công nghiệp chế biến, ngành thương mại, lấy được VD minh hoạ. - Triển vọng của ngành trồng trọt trong tương lai. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3.Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. +Trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp, sản phẩm cho xuất khẩu, tạo việc làm, góp phần xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường. +Ngành trồng trọt nước ta có nhiều triển vọng trong tương lai vì: . Nước ta có lợi thế điều kiện tự nhiên đa dạng . Năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp cao do biết áp dụng phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến. . Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi sẽ chủ động cập nhật kiến thức, công nghệ mới trong trồng trọt để góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. 4. Tổ chức hoạt động Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Giáo viên hướng dẫn HS quan sát hình 1.2 SGK và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? Nhìn vào hình 1 hãy chỉ rõ: hình nào là cung cấp lương thực, thực phẩm, làm thức ăn cho chăn nuôi, ? -GV cho HS nghiên cứu thong tin mục 1.2SGK, thảo luận để trả lời câu hỏi 2 trong SGK: Đọc nội dung mục 1.2 trong SGk và nêu những triển vọng phát triển của trồng trọt ở nước
- ta? -Gv hướng dẫn HS liên hệ thực tế: Ở địa phương em có những thế mạnh gì trong phát triển trồng trọt? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc SGK, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. - GV chốt lại kiến thức: +Trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp, sản phẩm cho xuất khẩu, tạo việc làm, góp phần xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường. +Ngành trồng trọt nước ta có nhiều triển vọng trong tương lai: . Nước ta có lợi thế điều kiện tự nhiên đa dạng . Năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp cao do biết áp dụng phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến. . Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi sẽ chủ động cập nhật kiến thức, công nghệ mới trong trồng trọt để góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được các nhóm cây trồng phổ biến và mục đích của con người khi gieo trồng chúng 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở các nhóm cây trồng ứng với các ảnh của hình 1.3 trong SGK Các nhóm cây trồng phổ biến được phân loại theo mục đích sử dụng( cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả) và theo thời gian sinh trưởng( cây hàng năm và cây lâu năm) (Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 1 bên dưới). Loại cây trồng Bộ phận sử dụng Mục đích sử dụng 4. Tổ chức hoạt động:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS hoàn thành phiếu bài tập số 1 -GV hướng dẫn HS đọc và nghiên cứu mục 2 trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Cây trồng được chia thành những nhóm nào theo mục đích sử dụng và thời gian sinh trưởng? + Dựa theo tiêu chí phân loại( mục đích sử dụng, thời gian sinh trưởng), cho biết những cây trồng trong hình 1.3 thuộc nhóm cây trồng nào? -GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế: Hãy kể tên và phân nhóm một số cây trồng ở địa phương mà em biết? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc SGK, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. - GV chốt lại kiến thức: + Các nhóm cây trồng phổ biến được phân loại theo mục đích sử dụng( cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả) và theo thời gian sinh trưởng( cây hàng năm và cây lâu năm) Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam 1.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một số phương thức trồng trọt phổ biến gồm: phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên, trồng trọt trong nhà có mái che và phương thức trồng trọt hỗn hợp. 2.Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3.Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS -HS ghi được vào vở khái niệm, ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp Có 2 phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam: +Trồng ngoài trời: là phương thức trồng trọt mà các bước từ gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đến thu hoạch đều được thực hiện ngoài trời. + Trồng trong nhà có mái che là phương thức trồng trọt được thực hiện trong nhà kính, nhà lưới, nhà màn( nhà có mái che) cho phép kiểm soát được các yếu tố khí hậu, đất đai và sâu bệnh; thường áp dụng ở những vùng nắng nóng, khô hạn, băng giá, hoặc áp dụng cho cây trồng có giá trị kinh tế cao. 4.Tổ chức hoạt động:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập -GV hướng dẫn HS đọc và nghiên cứu mục 3 trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Có mấy phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam? Em hãy nêu tên và đặc điểm của từng phương pháp đó? + Quan sát hình 1.4 SGK và cho biết: . Trồng ngoài trời có thể gặp những vấn đề gì? . Trồng trong nhà có mái che khắc phục những vẫn đề đó như thế nào? . So sánh ưu,nhược điểm của các phương thức trồng trọt theo bảng 1.1. Tiêu chí so sánh Trồng ngoài trời Trồng trong nhà có mái che Thấp Cao Thấp Cao Chi phí sản xuất Khả năng quản lí sâu bệnh X Khả năng thích nghi thời tiết Quy mô sản xuất Khả năng trồng trái vụ Năng suất cây trồng Thân thiện môi trường X Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc SGK, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. - GV chốt lại kiến thức: Có 2 phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam: +Trồng ngoài trời: là phương thức trồng trọt mà các bước từ gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đến thu hoạch đều được thực hiện ngoài trời. + Trồng trong nhà có mái che là phương thức trồng trọt được thực hiện trong nhà kính, nhà lưới, nhà màn( nhà có mái che) cho phép kiểm soát được các yếu tố khí hậu, đất đai và sâu bệnh; thường áp dụng ở những vùng nắng nóng, khô hạn, băng giá, hoặc áp dụng cho cây trồng có giá trị kinh tế cao. Hoạt động 4: Tìm hiểu về một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao 1.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao
- 2.Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3.Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS - Một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao: + Phát triển các phương thức sản xuất tiên tiến + Ứng dụng công nghệ cao + Sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, tập trung tạo ra khối lượng sản phẩm lớn + Người quản lí và sản xuất có kiến thức và trình độ chuyên môn giỏi. - Hình a, c, d, e đã áp dụng công nghệ cao. - Địa phương em đã sử dụng máy gặt, máy cấy, sử dụng máy bay không người lái trong phòng trừ sâu bệnh. 4.Tổ chức hoạt động: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập -GV hướng dẫn HS đọc và nghiên cứu mục 4 trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Nêu những đặc trưng cơ bản của trồng trọt công nghệ cao? + Quan sát hình 1.5 SGK và cho biết: . Hình nào là trồng trọt công nghệ cao? Vì sao? . Có những công nghệ cao nào được áp dụng? -GV cho HS liên hệ thực tế địa phương: Địa phương em đã áp dụng những công nghệ cao nào trong trồng trọt? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc SGK, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. - GV chốt lại kiến thức: - Một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao: + Phát triển các phương thức sản xuất tiên tiến + Ứng dụng công nghệ cao + Sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, tập trung tạo ra khối lượng sản phẩm lớn + Người quản lí và sản xuất có kiến thức và trình độ chuyên môn giỏi. Hoạt động 5: Tìm hiểu về một số ngành nghề trong trồng trọt 1.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được một số đặc điểm cơ bản của một số ngành trong, từ đó nhận thức được sở thích và sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt. 2.Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- 3.Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS - Một số ngành nghề trong trồng trọt: + Nghề chọn giống cây trồng:người làm nghề này thực hiện cải tiến và phát triển các giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt. + Nghề trồng trọt: người làm nghề này tham gia sản xuất và quản lí các cây trồng khác nhau ở nông hộ hoặc trang trại. + Nghề bảo vệ thực vật: Người làm nghề này đưa ra những dự báo về sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn giúp bảo vệ mùa màng và môi trường sinh thái. + Nghề khuyến nông: Người làm nghề này đưa ra những hướng dẫn kĩ thuật giúp cho người sản xuất tăng năng suất, chất lượng cây trồng và hiệu quả kinh tế. 4.Tổ chức hoạt động: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập -GV hướng dẫn HS đọc và nghiên cứu mục 5 trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Em hãy kể tên và nêu đặc điểm của một số ngành nghề trong trồng trọt? -GV hướng dẫn HS liên hệ với bản thân: Trong các ngành nghề trồng trọt, em thích nhất nghề nào? Vì sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc SGK, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. - GV chốt lại kiến thức: - Một số ngành nghề trong trồng trọt: + Nghề chọn giống cây trồng:người làm nghề này thực hiện cải tiến và phát triển các giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt. + Nghề trồng trọt: người làm nghề này tham gia sản xuất và quản lí các cây trồng khác nhau ở nông hộ hoặc trang trại. + Nghề bảo vệ thực vật: Người làm nghề này đưa ra những dự báo về sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn giúp bảo vệ mùa màng và môi trường sinh thái. + Nghề khuyến nông: Người làm nghề này đưa ra những hướng dẫn kĩ thuật giúp cho người sản xuất tăng năng suất, chất lượng cây trồng và hiệu quả kinh tế. 3.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi tự luận 2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. *- Bạn Hạnh trả lời sai ở ý sau:
- + Tạo ra nhiều lúa, ngô, bắp cải vì chưa hiểu ý của hình 1 mà lại liệt kê những sản phẩm cụ thể, chưa nêu khái quát mà ý của hình là tạo ra nhiều lương thực, thực phẩm. + Tạo nhiều dứa, lê mang về nhà máy vì hiểu sai như ý trên. + Tạo ra được nhiều bò, lợn, gà là vai trò của Chăn nuôi, không phải của Trồng trọt. - Nguyên nhân cơ bản của sai lầm nêu trên là chưa khái quát để hiểu đúng ý diễn đạt của hình. (Học sinh phải hiểu và kết luận được mỗi hình nhỏ trong hình 1 diễn đạt điều gì, rồi khái quát để thấy được vai trò của Trồng trọt). * Ta áp dụng trồng trong nhà có mái che và áp dụng trồng trọt công nghệ cao 4.Tổ chức hoạt động: Bước 1.GV giao nhiệm vụ cho học sinh: *Câu hỏi tình huống: Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? Bạn Hạnh đã trả lời là: - Tạo ra nhiều lúa, ngô, bắp cải, - Tạo nhiều dứa, lê mang về nhà máy - Tạo ra được nhiều bò, lợn, gà - Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu Em hãy cho biết bạn Hạnh trả lời sai ở những ý nào. Theo em vì sao bạn Hạnh trả lời sai như vậy? *Liên hệ địa phương: Giả sử địa phương em chuyển phần lớn diện tích đất nông nghiệp sang làm công nghiệp, chỉ còn ít diện tích làm nông nghiệp, mà dân số vẫn đông, thì theo em có biện pháp gì để khắc phục tình trạng mất diện tích nông nghiệp mà nhiệm vụ trồng trọt vẫn thực hiện được? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả *- Bạn Hạnh trả lời sai ở ý sau: + Tạo ra nhiều lúa, ngô, bắp cải vì chưa hiểu ý của hình 1 mà lại liệt kê những sản phẩm cụ thể, chưa nêu khái quát mà ý của hình là tạo ra nhiều lương thực, thực phẩm. + Tạo nhiều dứa, lê mang về nhà máy vì hiểu sai như ý trên. + Tạo ra được nhiều bò, lợn, gà là vai trò của Chăn nuôi, không phải của Trồng trọt. - Nguyên nhân cơ bản của sai lầm nêu trên là chưa khái quát để hiểu đúng ý diễn đạt của hình. (Học sinh phải hiểu và kết luận được mỗi hình nhỏ trong hình 1 diễn đạt điều gì, rồi khái quát để thấy được vai trò của Trồng trọt). * Ta áp dụng trồng trong nhà có mái che và áp dụng trồng trọt công nghệ cao 4.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. 2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
- 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện: -Bước 1: giao nhiêm vụ cho HS: -GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Tìm hiểu những lợi thế để phát triển ngành trồng trọt tại địa phương em? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh - GV yêu cầu HS chưa hoàn thành về nhà làm tiếp. - GV yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị bài hôm sau: soạn bài, hỏi cha mẹ hoặc tra trên goole về quy trình trồng trọt.