Giáo án Steam Công nghệ Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 2: Quy trình trồng trọt - Hoàng Thị Ga

MỤC TIÊU

Kiến thức

Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:

- Nêu được các bước trong quy trình trồng trọt.

- Trình bày được mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các bước trong quy trình trồng trọt.

- Lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc trồng và chăm sóc một số loại cây trồng phổ biến trong gia đình.

- Thực hiện được một số công việc trong quy trình trồng và chăm sóc một số loại cây trồng phổ biến.

- Tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong trồng trọt.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Giải quyết được nhũng nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng: Trình bày được các bước trong quy trình trồng trọt.

3. Phẩm chất

Có ý thức bảo vệ và tình yêu thiên nhiên.

docx 13 trang Thanh Tú 31/05/2023 3620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Công nghệ Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 2: Quy trình trồng trọt - Hoàng Thị Ga", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_cong_nghe_lop_7_sach_canh_dieu_bai_2_quy_trinh.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Công nghệ Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 2: Quy trình trồng trọt - Hoàng Thị Ga

  1. Họ và tên: Hoàng Thị Ga . Trường THCS Yên Thành – Ý Yên Ngày soạn: 28/5/2022 BÀI 2: QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ: - Nêu được các bước trong quy trình trồng trọt. - Trình bày được mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các bước trong quy trình trồng trọt. - Lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc trồng và chăm sóc một số loại cây trồng phổ biến trong gia đình. - Thực hiện được một số công việc trong quy trình trồng và chăm sóc một số loại cây trồng phổ biến. - Tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong trồng trọt. 2. Năng lực * Năng lực chung - Giải quyết được nhũng nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: Trình bày được các bước trong quy trình trồng trọt. 3. Phẩm chất Có ý thức bảo vệ và tình yêu thiên nhiên. II. THIẾT B Ị DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Đối vói giáo viên - SGK, giáo án. - Tranh ảnh, vi deo liên quan đến bò học. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh. - Đọc trước bài học trong SGK. - Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. Thứ tự Ghi chú tiết học Nội dung (PPDH, KTDH, kiến thức trọng của chủ tâm) đề PPDH, KTDH:Trực quan, đàm Hoạt động 1: Mở đầu (5’) thoại, gợi mở Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: giới thiệu chung về quy PPDH, KTDH: hoạt động nhóm, 1 trình trồng trọt (9’) phát hiện và giải quyết vấn đề. Hoạt động 2.2: Các bước trong quy trình trồng trọt (10’) Hoạt động 2.3: Lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc trồng và chăm sóc cây cải xanh trong thùng xốp (8’) Hoạt động 3: Luyện tập (8’) PPDH,KTDH:hoạt động cá nhân. 2 PPDH, KTDH:thuyết trình, hoạt Hoạt động 4: Vận dụng (5’) động cá nhân. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a. Mục tiêu: tạo niềm hứng thú cho học sinh và từng bước cho học sinh làm quen với bài học. b. Nội dung : Câu hỏi mở đầu SGK trang 11. c. Sản phẩm học tập: Học sinh tiếp thu kiến thức và câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đưa ra câu hỏi mở đầu khởi động cho Học sinh: Cho học sinh quan sát hình 2.1 và cho biết: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cây trồng? Yếu tố nào không thể thay đổi, yếu tố nào có thể thay đổi? *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh xem tranh ảnh, vi deo, liên hệ thực tế, tiếp nhận nhiệm vụ và nêu lên suy nghĩ của bản thân: Những yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng * Những yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng: • Nhiệt độ, độ ẩm • Năng lượng bức xạ • Thành phần khí quyển • Cấu trúc của đất và thành phần không khí trong đất • Phản ứng của đất (pH đất) • Các yếu tố sinh học • Sự cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng • Sự hiện diện hay không của các chất hạn chế sinh trưởng * Yếu tố không thể thay đổi: • Nhiệt độ; độ ẩm
  3. • Năng lượng bức xạ • Thành phần khí quyển * Yếu tố có thể thay đổi: • Cấu trúc của đất và thành phần không khí trong đất • Phản ứng của đất (pH đất) • Các yếu tố sinh học • Sự cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng • Sự hiện diện hay không của các chất hạn chế sinh trưởng *Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Học sinh trả lời. *Bước 4: Đánh giá kết quả học tập GV nhận xét câu trả lời của Học sinh và nêu vấn đề: để biết được về quy trình trồng trọt và các bước trong quy trình trồng trọt như thế nào? Để tìm hiểu kĩ hơn chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu Bài 2: QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT. Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới. Hoạt động 2.1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT (9p) a. Mục tiêu: Nêu được uy trình trồng trọt gồm những bước nào. b. Nội dung: Phiếu học tập số 1. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập số 1. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm *Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ. 1.Giới thiệu chung về quy trình trồng Quan sát hình 2.2 và cho biết quy trình trồng trọt gồm những trọt. bước nào? Quy trình trồng trọt gồm các bước: • Làm đất, bón lót • Gieo trồng • Chăm sóc: o Tỉa, dặm cây o Làm cỏ, vun xới o Bón thúc o Tưới, tiêu nước o Phòng trừ sâu bệnh hại • Thu hoạch - GV chia nhóm HS, yêu cầu nhóm HS đọc nội dung phần I trang 11 SGK và hoàn thiện phiếu học tập số 1 trong thời gian 5p. Bưóc 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
  4. HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, và hoàn thành yêu cầu của GV. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Hoàn thành nhiệm vụ. Bước 4:Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. Hoạt động 2.2: CÁC BƯỚC TRONG QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT (8p) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động học sinh nêu được các bước trong quy trình trồng trọt. b. Nội dung: Yêu cầu hình thành kiến thức mới từ trang 12- 18 SGK. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. L 2. CÁC BƯỚC TRONG QUY Gv: giới thiệu theo mục đích quy trình trồng trọt được TRÌNH Chia làm 4 bước. TRỒNG TRỌT + Làm đất, bón lót. 2.1. Làm đất, bón lót. + Gieo trồng. a. Làm đất. + Chăm sóc Làm đất giúp đất tơi xốp, tang + Thu hoạch. khả nang giữ nước, chất dinh Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh đọc thông tin dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mục 2 SGK từ trang 11-18 và thực hiện nhiệm vụ mầm mống sâu bệnh, tạo điều Vào phiếu học tập. kiện cho cây sinh trưởng và phát + Nhóm 1: Tìm hiểu về mục đích làm đất và bón lót. triển tốt. + Nhóm 2: Tìm hiểu về mục đích gieo trồng Các bước làm đất gồm: Cày đất, bừa + Nhóm 3: Tìm hiểu về mục đích chăm sóc. và đập đất, lên luống. + Nhóm 4: Tìm hiểu về mục đích thu hoạch. b. Bón lót. Gv hướng dẫn học sinh quan sát hình 2.3- Các công Bón lót là bón phân vào đất trước Việc làm đất và trả lời câu hỏi ? khi gieo trồng nhằm cung caaps chất dinh dưỡng cho cây.
  5. Vì sao làm đất trước khi gieo trồng lại có lợi cho cây trồng? (Làm đất trước khi gieo trồng lại có lợi cho cây trồng vì: • Giúp cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng. • Diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.) Hãy nhận xét sự thay đổi hình dạng của đất trong Hình 2.3 ?(Sự thay đổi hình dạng của đất trong Hình 2.3: • Hình 2.3a: Cày đất làm xáo trộn đất mặt ở độ sâu khoảng 20 - 30 cm -> chôn lấp cỏ dại, tạo rãnh đất dài màu mỡ. • Hình 2.3b: Bừa và đập đất -> làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng • Hình 2.3c: Lên luống -> chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.) Có thể sử dụng những công cụ nào để làm đất?
  6. (Các công cụ có thể sử dụng để làm đất: cài cuốc, liềm, bừa, máy cày, búa đập, xẻng, ) Hãy đưa ra biện pháp làm đất phù hợp cho một số cây trồng phổ biến ở địa phương em?( Ở địa phương em áp dụng biện pháp lên luống để trồng các loại cây như: su hào, bắp cải, 2.2. Gieo trồng. ngô, khoai, rau, đỗ ) a. Thời vụ giao trồng. + Thời vụ là khoảng thời gian để ? Vì sao cần phải bòn lót trước khi gieo trồng? (Chúng ta gieo trồng đối với mỗi loại cây cần bón lót trước khi gieo trồng để cung cấp chất dinh trồng. dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.) + thời vụ gieo trồng thích hợp là Gv hướng dẫn học sinh đọc thông tin trong SGK trang thời vụ thuận tiện cho việc gieo 12+13 trả lòi câu hỏi ? trồng, đảm bảo cho cây trồng sinh ? Thời vụ gieo trồng là gì? trưởng và phát triển tốt để cho năng ? Gieo trồng đúng thời vụ có lợi ích gì? suất cao, tránh được rủi ro về thời tiết và sâu bệnh. b. Phương thức gieo trồng. Có 3 phương thức gieo trồng Gv giới thiệu cho các em các vụ gieo trồng trong năm. + gieo hạt. ? Địa phương em có những thời vụ gieo trồng nào? + trồng bằng hom, bằng củ. ? Hãy kể tên một số loại cây trồng được gieo trồng trong + Trồng bằng cây non. thời vụ đó. Vụ xuân hè. Vụ hè thu.
  7. Vụ đông xuân Gv cho học sinh quan sát hình 2.5 SGK trang 13. ? Trong hình 2.5 có những phương thức gieo trồng nào. ? Em hãy chọn lựa phương thức gieo trồng cho các loại cây sau đây: lúa, mía, ngô, sắn, cam, đậu (đỗ) Gv hướng dẫn học sinh trả lời. Gv ? ở trong gia đình các em bố mẹ các em đã lựa chọn phương thức gieo trồng nào? ? Trong hình 2.5 có những phương thức gieo trồng nào? • Hình 2.5a: trồng bằng, bằng củ • Hình 2.5b: Gieo hạt • Hình 2.5c + 2.5d: Gieo bằng cây non.
  8. ? Em hãy chọn lựa phương thức gieo trồng cho các loại cây sau đây: lúa, mía, ngô, sắn, cam, đậu (đỗ) ? • Cây lúa, ngô, đậu (đỗ) trồng bằng gieo hạt. • Cây mía, sắn trồng bằng hom, củ. 2.3. Chăm sóc • Cây cam trồng bằng hạt hoặc cây con. a. Tỉa, dặm cây Gv hướng dẫn học sinh đọc nội dung trong SGK, hoạt động Tiến hành tỉa bỏ các cây yếu, bị nhóm, hoàn thành phiếu học tập bảng 2.1,2.2,2.3 và trả lòi sâu bệnh, chỗ có cây mọc dày và câu hỏi: tiến hành dặm vào chỗ hạt không ? Em hãy lựa chọn hoạt động thích hợp với tình trạng cây mọc, cây bị chết để đảm bảo trồng theo mẫu Bảng 2.1 khoảng cách, mật độ cây trên Tình trạng cây Tỉa cây Dặm cây ruộng. trồng b. Làm cỏ, vun xới Cây yếu, bị sâu ? ? Sau khi cây mọc cần tiến hành bệnh. làm cỏ, vun xới kịp thời để đảm Cây bị chết, ? ? bảo cây trồng sinh trưởng và phát không mọc. triển tốt. Cây mọc quá dày ? ? ? Quan sát Hình 2.6 và mô tả công việc làm cỏ(a), vun xới (b). Hs hoàn thành phiêu học tập 2.2. ? Em hãy hoàn thành Bảng 2.2 bằng cách lựa chọn lợi ích của việc làm cỏ và vun xới sao cho phù hợp. Gv cho học sinh đọc nội dung SGK quan sát hình 2.7 và trả lời câu hỏi. c. Bón thúc. ? Quan sát hình 2.7 và cho biết các thời điểm nào cần bón Bón thúc là bón phân trong thời thúc cho lúa? Vì sao? gian sinh trưởng của cây nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh
  9. dưỡng của cây theo từng thời kì quan trọng tạo điều kiện cho cây sing trưởng và phát triển tốt. Căn cứ vào cách bón phân, có 4 hình thức bón phân: bón vãi, bón theo hốc, bón theo hàng, bón phun qu lá. d. Tưới nước Để cây trông sinh trưởng và phát triển tốt cần phải tưới nước đầy đủ và kịp thời. Có các phương pháp tưới nước sau: + Tưới tràn: cho nước chảy tràn trên mặt ruộng. + Tưới rãnh: cho nước chảy vào ? quan sát Hình 2.8 và cho biết các hình thức bón phân có rãnh, nước thẫm qua luống tới rễ trong hình. cây. Tưới phun mưa: nước được phun thành hạt nhỏ tỏa ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới phun. Tưới nhỏ giọt hoặc tưới ngầm: dùng hệ thống ống dẫn có đục lỗ theo khoảng cách cây, nước sẽ đi qua lỗ nhỏ này thấm đến bộ rễ. e. Thuốc trừ sâu, bệnh hại. Phòng trừ sâu bệnh nhằm ngăn ngừa tác hại sâu bệnh, bảo vệ mùa màng. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh gồm: + Biện pháp canh tác ?So sánh ưu, nhược điểm của các hình thức bón phân theo + Biện pháp vật lí, cơ giới. mẫu bảng 2.3 + Biện pháp sinh học. Học sinh hoàn thành bảng 2.3 vào phiếu học tập theo nhóm. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng Gv cho học sinh đọc mục em có biết. thuốc bảo vệ thực vật cần tuân theo Gv cho học sinh đọc thông tin trong SGK trả lời câu hỏi. nguyên tắc 4 đúng : SGK trang 16. ? Em hãy nêu các phương pháp tưới nước cho cây trồng. ? Hãy chỉ ra các phương pháp tưới nước cho Hình 2.9. ? Phương pháp tưới nào tiết kiệm nước nhất? vì sao? ? Em hãy chọn phương pháp tưới nước thích hợp cho các loại cây sau: chè, lúa, rau cải, khoai lang, hoa phong lan. ? Hãy đọc nội dung phòng trừ sâu hại và trả lời các câu hỏi sau: 1. Có những nhóm biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại nào? 2. Có những biện pháp canh tác nào giúp phòng trừ sâu, bệnh hại?
  10. 1. Những biện pháp phòng trừ sâu bệnh trong hình 2.10 thuộc nhóm biện pháp nào? 2. Nên ưu tiên sử dụng nhóm biện pháp nào? Vì sao? Vi dụ 1. Khi sử dụng thuốc trừ sâu háo học, người phun cần có những dụng cụ bảo hộ gì để đảm bảo an toàn cho bản thân? 2. Sau khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, cần làm gì với dụng cụ phun, bình thuốc để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường? Học sinh dựa vào sự hiểu biết của bản thân mình và sự hướng dẫn của giáo viên trả lời câu hỏi. Học sinh đọc mục em có biết. 2.4. Thu hoạch Để đảm bảo số lượng và chất Học sinh đọc nội dung trong SGK trang 17 và trả lời câu lượng của nông sản phải tiến hỏi sau: hành thu hoạch đúng thời điểm, nhanh gọn và cẩn thận. 1. Ý nghĩa của việc thu hoạch đúng thời điểm là gì?( Ý Các phương pháp thu hoạch nghĩa của việc thu hoạch đúng thời điểm: Đảm bảo số + Thu hoạch thủ công: thu hoạch lượng và chất lượng của nông sản phải tiến hành thu hoạch bằng tay với công cụ thô sơ. đúng thời điểm, nhanh gọn và cẩn thận.) + Thu hoạch cơ giới: dùng máy móc để thu hoạch. 2. Có những cách nào để thu hoạch sản phẩm cây trồng.( ùy theo loại cây trồng mà có cách thu hoạch khác nhau: hái, nhổ, đào, cắt.) 1. Quan sát Hình 2.11, nêu các phương pháp thu hoạch và cách thức thu hoạch cho từng loại cây trồng.( Hình 2.11a: Phương pháp thủ công - hái Hình 2.11b: Phương pháp cơ giới - hái Hình 2.11c: Phương pháp cơ giới - cắt Hình 2.11d: Phương pháp cơ giới - cắt Hình 2.11e: Phương pháp thủ công - nhổ Hình 2.11g: Phương pháp thủ công - cắt) 2. Thu hoạch bằng máy móc áp dụng hiệu quả nhất trong trường hợp nào?( Thu hoạch bằng máy móc áp dụng hiệu quả nhất trong trường hợp quy mô lớn, việc thu hoạch tốn nhiều sức người.) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận. + GV quan sát, hướng dần khi học sinh cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV: mời đại diện học sinh trả lời. GV: Mời học sinh khác nhận xét , bổ sung.
  11. GV chia lớp làm các nhóm(8HS/1 nhóm) GV chiếu bảng các bảng học tập của học sinh. GV phát giấy màu cho các nhóm, yêu cầu các nhóm ghi đúng nội dung tương ứng với từng biện pháp trong thời gian 2 phút. HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. Tình trạng cây Tỉa cây Dặm cây trồng Cây yếu, bị sâu x bệnh. Cây bị chết, x không mọc. Cây mọc quá dày x Hoạt động 2.3: Lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc trồng và chăm sóc cây cải xanh trong thùng xốp Mục tiêu: - Lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc trồng và chăm sóc một số loại cây trồng phổ biến trong gia đình. a. Nội dung: Có mấy bước lập kế hoạch tính toán? b. Sản phẩm: Câu trả lời của Học sinh. c. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bưóc 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 3. Lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc GV đưa ra PHT1, chia lớp thành các nhóm, yêu trồng và chăm sóc cây cải xanh trong thùng cầu các nhóm tiến hành thảo luận và hoàn thành xốp. PHT 1. Thời gian 3 phút. Bước 1: Liệt kê vật tư, dụng cụ (nội dung SGK) ? gia đình em thường lập kế hoạch, tính toán Bước 2: Dự kiến kĩ thuật trồng và chăm sóc. cho việc trồng và chăm sóc cây như thế nào? + Xác định thời vụ gieo trồng. HS tiếp nhận nhiệm vụ. + Chuẩn bị đất. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS + Gieo trồng. nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến + Chăm sóc. hành thảo luận. + Thu hoạch và trồng vụ tiếp. + GV quan sát, hướng dần khi học sinh cần sự Bước 3: Tính tổng chi phí giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở. Hoạt động 3: Luyện tập(8’) a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về quy trình trồng trọt b. Nội dung: Quy trình trồng trọt
  12. c. Sản phẩm: Hoàn thành được bài tập. d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS làm bài tập sau: Bài tập 1: . Em hãy cho biết các quy trình trồng trọt. Bài tập 2. Hãy lập kế hoạch tính toán chi phí cho việc trồng và chăm sóc một loại cây mà em thích. HS nhận nhiệm vụ và Hoàn thành được bài tập. Hoạt động 4: Vận dụng(5’) a.Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn. b. Nội dung: Quy trình trồng trọt c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Bản ghi trên giấy A4. d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành yêu cầu sau: 1.Em hãy nêu các biện pháp bảo phòng trừ sâu bệnh và nguyên tắc 4 đúng ? Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp lại cho GV. PHỤ LỤC 1. Phiếu học tập 1. Em hãy trả lời phương án Lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc trồng và chăm sóc cây cải xanh trong thùng xốp Câu hỏi Câu trả lời 1. Thời vụ gieo trồng thích hợp cho cây cải xanh là khi nào? 2. Loại đất nào thích hợp trồng cây cải xanh? 3. Nên bón lót trước khi trồng cải xanh với loại phân bón nào? 4. Các loại phương thức gieo trồng cây cải xanh là gì? 5. Nên thu hoạch cây cải xanh vào thời gian nào? 6. Phải xử lí đất như thế nào để trồng được đợt tiếp theo? Học sinh tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. Câu hỏi Câu trả lời 1. Thời vụ gieo trồng thích hợp cho cây 1. Thời vụ gieo trồng thích hợp cho cây cải xanh là khi nào? cải xanh là quanh năm. 2. Loại đất nào thích hợp trồng cây cải 2. Loại đất thích hợp trồng cây cải xanh: xanh? đất tơi xốp như đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất chuyên dụng trồng rau. 3. Nên bón lót trước khi trồng cải xanh 3. Nên bón lót trước khi trồng cải xanh với loại phân bón nào? với loại phân hữu cơ.
  13. 4. Các loại phương thức gieo trồng cây 4. Các loại phương thức gieo trồng cây cải xanh là gì? cải xanh là gieo hạt hoặc trồng cây con. 5. Nên thu hoạch cây cải xanh vào thời 5. Nên thu hoạch cây cải xanh vào thời gian nào? gian: Sau khi trồng 20 ngày thì có thể tỉa dần, khi thu hoạch cắt sát gốc cây. 6. Phải xử lí đất như thế nào để trồng 6. Để trồng đợt tiếp theo, phải xử lí đất: được đợt tiếp theo? phơi đất một ngày, bổ sung thêm đất và phân hữu cơ rồi mới tiếp tục trồng đợt sau. Giáo viên nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức. IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY