Giáo án Steam Công nghệ Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 3: Nhân giống cây trồng

  1. MỤC TIÊU
  2. Năng lực
  3. Năng lực chung
  • Tự học: Tự nghiên cứu thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SGK đê trả lời các câu hỏi
  • Hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề trong nội dung các phương pháp nhân giống cây trồng

b, Năng lực đặc thù:

  • Nhận biết được các phương pháp nhân giống cây trồng, đặc biệt nhân gióng bằng phương pháp giâm cành
  • HS có khả năng tự đánh giá và đánh giá kết quả các câu trả lời của mình cũng như của các thành viên trong lớp.
  • Thực hiện được việc nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.

2, Phẩm chất

  • Nghiêm túc trong giờ học
  • Tích cực và yêu thích môn học
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1, Thiết bị dạy học:

  a,Đối với giáo viên:

  • Phiếu học tập: Phiếu số 1, phiếu số 2
  • Mẫu: rau ngót hoặc hoa hồng
  • Dụng cụ: Dao nhỏ, kéo cắt cành, bình nước, 1 lọ thuốc kích ra rễ, khay đựng đất

b,Đối với học sinh:

  • Cành giâm: Chanh, quýt, rau ngót, hoa hồng,….
  • Dụng cụ: Dao nhỏ, kéo cắt cành, bình nước, 1 lọ thuốc kích ra rễ, khay đựng đất

2, Học liệu: 

a,Kiến thức bổ trợ: Google

b,Phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học

  • Phương pháp dạy học: 

+phương pháp giải quyết vấn đề

+ phương pháp dạy học nhóm

+ phương pháp trực quan

+ Phương pháp vấn đáp- tìm tòi

docx 8 trang Thanh Tú 31/05/2023 6400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Công nghệ Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 3: Nhân giống cây trồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_cong_nghe_lop_7_sach_canh_dieu_bai_3_nhan_gion.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Công nghệ Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 3: Nhân giống cây trồng

  1. 1 Ngày soạn: Ngày dạy: TÊN BÀI DẠY : BÀI 3: NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG Bộ sách giáo khoa: Cánh diều Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a) Năng lực chung - Tự học: Tự nghiên cứu thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SGK đê trả lời các câu hỏi - Hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề trong nội dung các phương pháp nhân giống cây trồng b, Năng lực đặc thù: - Nhận biết được các phương pháp nhân giống cây trồng, đặc biệt nhân gióng bằng phương pháp giâm cành - HS có khả năng tự đánh giá và đánh giá kết quả các câu trả lời của mình cũng như của các thành viên trong lớp. - Thực hiện được việc nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành. 2, Phẩm chất - Nghiêm túc trong giờ học - Tích cực và yêu thích môn học II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1, Thiết bị dạy học: a,Đối với giáo viên: - Phiếu học tập: Phiếu số 1, phiếu số 2 - Mẫu: rau ngót hoặc hoa hồng - Dụng cụ: Dao nhỏ, kéo cắt cành, bình nước, 1 lọ thuốc kích ra rễ, khay đựng đất b,Đối với học sinh: - Cành giâm: Chanh, quýt, rau ngót, hoa hồng, . - Dụng cụ: Dao nhỏ, kéo cắt cành, bình nước, 1 lọ thuốc kích ra rễ, khay đựng đất 2, Học liệu: a,Kiến thức bổ trợ: Google b,Phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học - Phương pháp dạy học: +phương pháp giải quyết vấn đề
  2. 2 + phương pháp dạy học nhóm + phương pháp trực quan + Phương pháp vấn đáp- tìm tòi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Thứ tự tiết học PPĐG/ CCĐG Nội dung PPDH/ KTDH của chủ đề Vấn đáp PP: Hỏi – đáp Hoạt động 1: Mở đầu (5’) CC: Câu hỏi Hoạt động 2: Hình thành Giải quyết PP: Hỏi-đáp, quan kiến thức mới vấn đề sát. Hoạt động 2.1:Các Dạy học nhóm CC: phiếu bài tập 1 số 1 phương pháp nhân giống( 25 Vấn đáp phút) Hoạt động 2.2: Nhân giống bằng phương pháp giâm cành ( 15 phút) Hoạt động 2.3: Thực hành Dạy học nhóm PP: Hỏi-đáp, quan sát, nhân giống bằng phương Vấn đáp CC: Câu hỏi pháp giâm cành ( 35’ ) Giải quyết vấn PP: Hỏi – đáp Hoạt động 3: Luyện tập đề CC: phiếu bài tập 2 ( 5’) số 2 Trực quan, PP: Hỏi-đáp, quan Hoạt động 4: Vận dụng vấn đáp sát. CC: câu hỏi. (5’) 1, HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU ( 5 PHÚT) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: Sử dụng hình ảnh trực quan để tạo hứng thú c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:
  3. 3 - GV cho HS quan sát hình 3.1 và cho biết: Mỗi loại cây trồng ( a- c) được nhân giống bằng cách nào ( 1- 3) - HS trả lời theo suy nghĩ của bản thân - GV nhận xét và đánh giá, tuyên dương tinh thần của HS. Đáp án a- 3, b- 1, c - 2 GV đặt vấn đề: Các em ạ, đối với mỗi cây trồng khác nhau sẽ có phương pháp nhân giống khác nhau. Vậy có những phương pháp nhân giống cây trồng nào, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu Bài 3: Nhân giống cây trồng 2, HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1: Các phương pháp nhân giống cây trồng ( 25 phút) a. Mục tiêu: Biết được thế nào là nhân giống cây trồng, Các phương pháp nhân giống cây trồng b. Nội dung: Các câu hỏi hình thành kiến thức trang 22 SGK. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia lớp làm 4 nhóm - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.21 và thảo luận theo nhóm trả lời 2 câu hỏi: 1, Nhân giống cây trồng là gì? 2, Có những phương pháp nhân giống cây trồng nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận, ghi vào giấy + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Đại diện các nhóm trình bày + GV gọi HS nhóm khác nhận xét và bổ xung Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + HS ghi chép bài đầy đủ vào vở. GV chuẩn kiến thức : 1, Nhân giống cây trồng là việc tạo ra các cá thể mới với các đặc tính vốn có của giống cây trồng đó 2, Có 2 phương pháp nhân giống cây trồng : Nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính - Nhân giống hữu tính: Gieo hạt
  4. 4 - Nhân giống vô tính : Tạo cây con từ các cơ quan , bộ phận sinh dưỡng của cây như cành, thân, rễ, lá, củ, GV mở rộng: Gv chiếu hình ảnh một số phương pháp nhân giống cây trồng giới thiệu tuỳ vào đặc điểm mỗi cây mà con người áp dụng các phương pháp nhân giống khác nhau - Gieo hạt: Cây lúa, các loại rau, cà chua, - Chiết cành: cây ăn trái như xoài, mít, mận, - Giâm cành: hoa hồng, rau ngót, Hoạt động 2.2: Tìm hiểu nhân giống bằng phương pháp giâm cành ( 15 phút) a,Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được thế nào là phương pháp giâm cành b,Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. c,Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d,Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình 3.2 và 3.3 SGK trả lời câu hỏi: Nhân giống bằng phương pháp giâm cành là gì? Chỉ ra phương pháp giâm cành có trong hình3.3? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc SGK, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi HS trả lời - GV gọi HS nhóm khác nhận xét và bổ xung Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + HS ghi chép bài đầy đủ vào vở. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành là phương pháp cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới. Hình 3.3: Giâm cành là hình a, b, e - GV : Các em có biết tại sao tai sao ta có thể dùng phương pháp giâm cành để tạo cây con không? CÁc em hãy đọc mục em có biết để hiểu rõ hơn nhé. GV gọi 1 HS đọc mục em có biết trang 23/SGK Tiết 2
  5. 5 Hoạt động 2.3: Thực hành nhân giống bằng phương pháp giâm cành ( 35 phút) a. Mục tiêu: HS thực hiện được việc nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành b. Nội dung: Nội dung thực hành trang 23 SGK: thực hành giâm cành c. Sản phẩm học tập: khay đã giâm cành của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv yêu cầu HS mang các dụng cụ đã chuẩn bị ra để kiểm tra - GV chia nhóm HS ( 2 bàn là 1 nhóm ) để thực hiện bài thực hành thí nghiệm trong SGK trang 23 - GV hướng dẫn cách thực hiện , yêu cầu HS quan sát rồi các nhóm tiến hành thực hành Các bước giâm cành: + Bước 1: chọn cành giâm : chọn cành bánh tẻ, không bị sâu bệnh + Bước 2: Cắt cành giâm: Cắt vát cành giâm thành từng đọn 7- 10 cm , mỗi đoạn có từ 2 đến 4 lá + Bước 3: Xử lý cành giâm: Nhúng gốc cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, ngập 1- 2 cm trong khoảng 10 giây + Bước 4: Cắm cành giâm: Cắm cành giâm xuống đất hơi chếch, cắm sâu từ 3 đến 5 cm + Bước 5: Chăm sóc cành giâm: Tưới nước ẩm thường xuyên, che sáng, che mưa hợp lý. Bưóc 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS quan sát các bước hướng dẫn của giáo viên + HS các nhóm tiến hành thực hành + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Kết luận và nhận định: + GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của các nhóm + GV mở rộng: Những yếu tố nào đảm bảo giâm cành thành công?
  6. 6 3, HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP( 5 PHÚT) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập. b,Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập b. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS thực hiện trả lời các câu hỏi: 1, Cho HS làm bài tập trắc nghiệm : Khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng Câu 1: Có mấy phương pháp nhân giống cây trông? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Phương pháp nào không thuộc phương pháp nhân giống vô tính? A. Gieo hạt C. Ghép cây B. Giâm cành D. Nuôi cấy mô Câu 3, Thế nào được gọi là giâm cành ? A. Ghép mắt của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo cây mới B. Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới C. Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con D. Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống rồi dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng Câu 4: Cây nào sau đây không áp dụng được phương pháp giâm cành? A. Chanh B. Mận C. Rau ngót D. Lúa Câu 5: Khi chăm sóc cành giâm cần chú ý gì? A. Cho ra nắng B. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên C. Bọc kín cành giâm D. Cả A, B, C đúng - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiên thức. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. b.Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
  7. 7 c.Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d.Tố chức thực hiện: - Giáo viên yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 1, Kể tên một số loại cây trồng ở địa phương được nhân giống bằng phương pháp giâm cành? Nhắc nhở HS về nhà: Thực hiện giâm cành cây rau ngót hoặc hoa hồng ở vườn của gia đình mình - HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo vào tiết học sau. - GV tông kết lại thức cần nhớ của bài học, đánh giá kết quả học tập trong tiết học. - GV yêu cầu HS đọc trước nội dung bài 4: Giới thiệu chung về rừng IV, PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Tên thành viên nhóm: . Lớp: Yêu cầu: Em hãy nghiên cứu thông tin SGK trang 21, 22 hoàn thành tiếp sơ đồ Các phương pháp nhân giống cây trồng
  8. 8 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Họ và tên : Lớp:: Khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng Câu 1: Có mấy phương pháp nhân giống cây trông? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Phương pháp nào không thuộc phương pháp nhân giống vô tính? A. Gieo hạt C. Ghép cây B. Giâm cành D. Nuôi cấy mô Câu 3, Thế nào được gọi là giâm cành ? A. Ghép mắt của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo cây mới B.Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới C. Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con D. Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống rồi dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng Câu 4: Cây nào sau đây không áp dụng được phương pháp giâm cành? E. Chanh F. Mận G. Rau ngót H. Lúa Câu 5: Khi chăm sóc cành giâm cần chú ý gì? E. Cho ra nắng F. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên G. Bọc kín cành giâm H. Cả A, B, C đúng