Giáo án Steam Công nghệ Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 7: Bảo vệ rừng - Đinh Thị Lâm

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực:

a. Năng lực công nghệ: 

- Trình bày được vai trò của rừng

- Tóm tắt được các biện pháp bảo vệ rừng

- Nhận ra được nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng, suy giảm tài nguyên rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng

- Có ý thức trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái.

b. Năng lực chung:

-  Năng lực tự chủ, tự học: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về kiến thức bảo vệ rừng.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tìm giải pháp bảo vệ rừng.

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức  tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng.

- Yêu nước: Có ý thức yêu quý thiên nhiên, yêu quý rừng. Tự hào bảo vệ thiên nhiên, tài nguyên đất nước.

- Trách nhiệm: có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng

docx 10 trang Thanh Tú 31/05/2023 2800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Công nghệ Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 7: Bảo vệ rừng - Đinh Thị Lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_cong_nghe_lop_7_sach_canh_dieu_bai_7_bao_ve_ru.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Công nghệ Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 7: Bảo vệ rừng - Đinh Thị Lâm

  1. Ngày soạn: 25/ 5/2022 Họ và tên: Đinh Thị Lâm BÀI 7 : BẢO VỆ RỪNG BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU SỐ TIẾT: 02 I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực: a. Năng lực công nghệ: - Trình bày được vai trò của rừng - Tóm tắt được các biện pháp bảo vệ rừng - Nhận ra được nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng, suy giảm tài nguyên rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng - Có ý thức trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái. b. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về kiến thức bảo vệ rừng. - Năng lực giải quyết vấn đề: Có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tìm giải pháp bảo vệ rừng. 2. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Có ý thức tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng. - Yêu nước: Có ý thức yêu quý thiên nhiên, yêu quý rừng. Tự hào bảo vệ thiên nhiên, tài nguyên đất nước. - Trách nhiệm: có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị, CNTT a. Chuẩn bị của giáo viên - Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, video về: các khu rừng nguyên sinh, rừng bị tàn phá, lũ lụt, sự ảnh hưởng nặng nề của môi trường - Phiếu học tập. b. Chuẩn bị của HS - Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm các thông tin về rừng từ gia đình, địa phương và nguồn trên internet. - Giấy A0, bút dạ. c. CNTT: máy tính kết nối với tivi và mạng internet. 2. Học liệu
  2. - Tìm hiểu thông tin và lấy nguồn tư liệu từ sgk , đài báo và internet. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết Hoạt động PP/KTDH PP/CCĐG Tiết 1 Hoạt động 1: Mở đầu( 10 phút) - Dạy học hợp - Hỏi đáp tác - Phiếu học tập - Chia sẻ nhóm đôi Hoạt động 2.: Hình thành kiến - Dạy học hợp - Hỏi đáp thức mới: (65 phút) tác - Đánh giá qua sản phẩm học Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tình tập ( Báo cáo hình rừng ở Việt Nam ( 15 phút) - Phòng tranh hoạt động Hoạt động 2.2: Tìm hiểu ý nghĩa nhóm) của việc bảo vệ rừng ( 20 phút) Tiết 2 Hoạt động 2.3: Tìm hiểu các - Dạy học hợp - Đánh giá qua biện pháp bảo vệ rừng tác sản phẩm học - Đặt câu hỏi tập ( 30 phút) Hoạt động 3: Luyện tập - Dạy học hợp - Thang đánh tác giá (10 phút) - Đặt câu hỏi Hoạt động 4: Vận dụng - Dạy học hợp - Đánh giá qua tác sản phẩm học ( 5 phút) - KT giao tập nhiệm vụ. - Câu hỏi 1. Hoạt động 1: Mở đầu ( 10 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua các câu hỏi gần gũi với thực tiễn đời sống(vd: với thời tiết nắng nóng như thế này nhà bạn nào nhiều cây cối sẽ mát hơn, hỏi về những trải nghiệm của học sinh khi được tham quan khu rừng Cúc Phương, Cát tiên ., ) đồng thời gợi mở những vấn đề mới nhằm tạo hứng thú và chuẩn bị tâm thế cho học sinh trước khi bắt đầu bài học. b. Nội dung:
  3. - HS được yêu cầu đưa ra một số vấn đề liên quan đến rừng và trả lời vào phiếu học tập. c. Sản phẩm - Phiếu học tập d. Tổ chức thực hiện: - Gv đưa ra một số vấn đề liên quan đến rừng, kể tên 1 số cây rừng mà em biết, các nhóm HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập số 1. - Gv đưa ra một số gợi ý cho HS thảo luận về, đặc điểm, tác dụng, tính độc đáo của loại cây mà em kể. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tình hình rừng ở Việt Nam ( 15 phút) a. Mục tiêu: - HS biết quan sát hình vẽ, biểu đồ, hình ảnh, tranh ảnh, video . Mà gv chiếu. - Đọc và phân tích được biểu đồ diện tích rừng và độ che phủ rừng ở VN. - Quan sát và phát hiện được: ‘tình hình rừng của nước ta diễn biến như thế nào ?’’ - Nhận ra được nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng, suy giảm tài nguyên rừng b. Nội dung: - HS được yêu câu nghiên cứu nội dung I trong SGK và trả lời câu hỏi: ? Tình hình rừng ở nước ta diễn biến như thế nào? ? Nguyên nhân, hậu quả của việc mất rừng ở nước ta? ? Em cần làm gỉ để góp phần giảm thiểu thiên tai, lũ lụt? c. Sản phẩm: - Bản danh sách chung của nhóm trên giấy A0 về nguyên nhân, hậu quả của việc mất rừng mà nhóm học sinh tổng hợp sau khi đã làm việc cá nhân. d. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 5 em nghiên cứu nội dung I trong SGK và cho biết tình hình rừng ở nước ta, nguyên nhân, hậu quả của việc mất rừng. Số diện tích rừng mất đi mỗi năm của thế giới - GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn cuộc sống để tìm hiểu thêm về vấn nạn phá rừng, lũ lụt ảnh hưởng của lũ lụt, hạn hán đến các vùng miền ở VN và thế giới.
  4. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động cá nhân ghi ý kiến riêng của mình vào phiếu hoạt động nhóm. - Nhóm tiến hành thảo luận nhóm và tổng hợp ghi lại ý kiến chung vào giữa bảng nhóm, hoàn thành yêu cầu của GV. * Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày. Đại diện nhóm nhận xét nhóm khác. * Kết luận và nhận định - GV nhận xét trình bày của nhóm HS. - GV kết luận và hs ghi bài vào vở : Tình hình rừng trên thế giới và ở VN đều bị tàn phá rất nghiêm trọng Nguyên nhân : nạn phá rừng, đốt nương rẫy Hậu quả của mất rừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường gây ra : Lở đất, lũ lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu, hệ sinh thái, môi trường Hoạt động 2.2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng ( 20 phút) a. Mục tiêu: - Dựa vào thông tin và quan sát h7.4 sgk phát hiện được: ý nghĩa của việc bảo vệ rừng - Nhận ra được bảo vệ rừng là giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết, bảo vệ rừng là bảo vệ chính chúng ta. b. Nội dung: - HS được yêu cầu nghiên cứu nội dung II trong SGK và trả lời câu hỏi ? Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng? ? Vì sao bảo vệ rừng lại giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu? c. Sản phẩm: - Kết quả hoạt động nhóm trả lời câu hỏi trong phần nội dung d. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 5 em nghiên cứu nội dung II trong SGK và trả lời câu hỏi trong phần nội dung. - GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn cuộc sống để tìm hiểu thêm. * Thực hiện nhiệm vụ:
  5. - HS nhận nhóm, phân công nhiệm vụ, tiến hành thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu của GV. * Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày. Đại diện nhóm nhận xét nhóm khác. * Kết luận và nhận định - GV nhận xét trình bày của nhóm HS. - GV kết luận và hs ghi bài vào vở : Rừng là tài nguyên quan trọng đối với đất nước và nhân loại. Bảo vệ rừng là bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu biến đổi khí hậu, bảo vệ cuộc sống con người. Hoạt động 2.3 Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ rừng( 30 phút) a. Mục tiêu: - Giúp học sinh hiểu được mục đích của việc bảo vệ rừng và 1 số biện pháp bảo vệ rừng. b. Nội dung: - HS đươc yêu cầu nghiên cứu nội dung III trong SGK và trả lời câu hỏi: Nêu mục đích và một số biện pháp bảo vệ rừng? c. Sản phẩm: - Bản danh sách các biện pháp bảo vệ rừng mà học sinh tổng hợp. d. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 5 em nghiên cứu nội dung 3.1 trong SGK và xác định mục đích cuả việc bảo vệ rừng. - GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn cuộc sống để tìm hiểu về các biện pháp bảo vệ rừng. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS nhận nhóm, phân công nhiệm vụ, tiến hành thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu của GV. * Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày. Đại diện nhóm nhận xét nhóm khác. * Kết luận và nhận định - GV nhận xét trình bày của nhóm HS.
  6. - GV kết luận và hs ghi bài vào vở : + Mục đích : bảo vệ rừng nhằm giữ gìn tài nguyên, đất rừng hiện có đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển bền vũng. + Biện pháp bảo vệ rừng:- ngăn chặn và nghiêm cấm phá hoại tài nguyên rừng, kinh doanh rừng, đất rừng. - Có biện pháp phòng trống cháy rừng tốt nhất. - Có ý thức bảo vệ rừng và môi trường sinh thái. 3. Hoạt động 3: Luyện tập ( 10 phút). a. Mục tiêu: - Dựa vào các thông tin đã thu thập được ở hoạt động 2. 3. HS lựa chọn được các hoạt động nào bảo vệ rừng, hoạt động nào làm suy giảm tài nguyên rừng ở hình 7.5 SGK. b. Nội dung: Nhóm HS hoàn thành Phiếu học tập số 2. c. Sản phẩm: Bản hoạt động nhóm ( Phiếu học tập số 2). d. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS căn cứ vào các thông tin đã thu thập được ở hoạt động 2. 3 tiến hành thảo luận nhóm để lựa chọn và giải thích * Thực hiện nhiệm vụ: - HS nhận nhóm, phân công nhiệm vụ, tiến hành thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu của GV. *Báo cáo thảo luận: - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Đại diện nhóm nhận xét nhóm khác. * Kết luận và nhận định - GV nhận xét trình bày của nhóm HS. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua bài học học sinh hiểu được nguyên nhân, hậu quả của vấn nạn tàn phá rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng, các biện pháp bảo vệ rừng để về tuyên truyền cho gia đình, địa phương các em cùng cộng đồng chung tay bảo vệ rừng và tài nguyên rừng.
  7. - Có ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ môi trường sinh thái. b. Nội dung: - HS được giao nhiệm vụ về nhà tuyên truyền và tìm hiểu, góp sức chung tay cùng cộng đồng bảo vệ rừng, bắt đầu từ việc trồng, chăm sóc và bảo vệ khu vườn nhà bạn. Tìm hiểu từ gia đình và địa phương thêm các kinh nghiệm và biện pháp bảo vệ rừng - Tìm hiểu các biện pháp phòng chống cháy rừng. c. Sản phẩm: - Bản danh sách bổ sung các biện pháp và kinh nghiệm bảo vệ rừng. d. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS như mục Nội dung và yêu cầu HS nghiêm túc thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ ở nhà và nộp lại vào buổi học tới. - Đọc và trả lời câu hỏi trong phần ôn tập chương I và trả lời trước các câu hỏi SGK Công nghệ 7/tr 38 IV. NHẬN XÉT V. CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU HỌC TẬP 1 - NHÓM: . Câu hỏi 1:Kể tên 5 loại cây rừng mà em biết ? Câu hỏi 2 : Nêu đặc điểm, tác dụng, tính độc đáo của 5 loại cây mà em kể. .
  8. PHỤ LỤC 2 PHIẾU HỌC TẬP 2 ( NHÓM ) Quan sát Hình 7.5 sgk trang 37, đánh dấu X vào ô tương ứng với các hoạt động và giải thích vì sao? Hình Bảo vệ Suy giảm Giải thích rừng tài nguyên rừng a b c d e g PHỤ LỤC 3 Phiếu đánh giá điểm ý thức cá nhân trong quá trình hoạt động nhóm (YTCN) TT Họ và tên Tiêu chí đánh giá Hợp tác Hoàn thành Ý thức tổ Tổng nhóm, chủ nhiệm vụ chức, kỷ luật điểm động, sáng được giao tạo Điểm tối đa: Điểm tối đa: 4 Điểm tối đa: 10 5 1 1 2 3 4 - Mức điểm cho tiêu chí hợp tác nhóm, chủ động, sáng tạo Mức độ Chưa tốt Tốt Rất tốt Có sự hợp tác với các Chủ động, có trách Chủ động có trách thành viên trong nhóm nhiệm với công việc nhiệm cao với công nhưng vẫn còn hạn chế; được giao. việc được giao, có sự
  9. chưa chủ động trong sáng tạo trong việc việc phối hợp nhóm làm thực hiện nhiệm vụ việc. kết quả tích cực Điểm 1 3 5 đánh giá - Mức điểm cho tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ Mức độ Không thực Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành hiện nhiệm một phần tốt rất tốt vụ được giao Điểm đánh giá 0 1 3 4 - Mức độ cho tiêu chí về ý thức tổ chức kỷ luật Mức độ Không nghiêm túc trong giờ Chấp hành nội quy tốt Điểm đánh 0 1 giá Phiếu đánh giá tổng hợp Tên nhóm lớp N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 GV Sản phẩm(90%) Ý thức (10%) Điểm trung bình (ĐTB) Cách tính điểm + Điểm trung bình của nhóm ĐTB= (sản phẩmx9 +ý thứcx1):10 + Điểm cá nhân Điểm cá nhân =(YTCN+ĐTB)/2 TT Họ và tên Điểm Ghi chú 1 2 3