Giáo án Steam Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Phần: Hóa học - Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (Tiếp theo)

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:

- Học sinh xác định được vị trí của các nguyên tố kim loại, các nguyên tố phi kim, các nguyên tố khí hiếm.

- Biết các nguyên tố kim loại được sắp xếp vào nhóm A và nhóm B

- Tự tìm hiểu và nêu được ứng dụng của một số kim loại, phi kim, khí hiếm trong đời sống, sản xuất.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung: 

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu, xác định được vị trí các nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và ứng dụng của một số nguyên tố trong đời sống sản xuất.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày vị trí các nguyên tố trong chu kì, nhóm. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : 

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được các nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm được sắp xếp vào các nhóm trong bảng tuần hoàn.

- Tìm hiểu tự nhiên: Biết được trạng thái của các nguên tố ở điều kiện thường. Và ứng dụng của một số nguyên tố thường gặp.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xác định được vị trí của các nguyên tố, phân loại chúng vào các nhóm . Nêu được tính chất, ứng dụng của một số nguyên tố thường gặp và có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất.

3. Phẩm chất: 

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ để bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu và bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học dạng bảng to để học sinh dễ quan sát và làm quen với việc xem bảng tuần hoàn.

- Phiếu học tập cho các nhóm.

2. Học sinh: 

- Chuẩn bị bảng tuần hoàn cho cá nhân.

- Bài cũ ở nhà.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài mới. 

docx 8 trang Thanh Tú 06/06/2023 4920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Phần: Hóa học - Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_chan_troi_sang_ta.docx
  • pptxBài giảng Steam Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Phần Hóa học - Bài 4 Sơ lược bản.pptx

Nội dung text: Giáo án Steam Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Phần: Hóa học - Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (Tiếp theo)

  1. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 BÀI 4: SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC ( Tiếp theo) Môn học: KHTN - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh xác định được vị trí của các nguyên tố kim loại, các nguyên tố phi kim, các nguyên tố khí hiếm. - Biết các nguyên tố kim loại được sắp xếp vào nhóm A và nhóm B - Tự tìm hiểu và nêu được ứng dụng của một số kim loại, phi kim, khí hiếm trong đời sống, sản xuất. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu, xác định được vị trí các nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và ứng dụng của một số nguyên tố trong đời sống sản xuất. - Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày vị trí các nguyên tố trong chu kì, nhóm. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận nhóm. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : - Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được các nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm được sắp xếp vào các nhóm trong bảng tuần hoàn. - Tìm hiểu tự nhiên: Biết được trạng thái của các nguên tố ở điều kiện thường. Và ứng dụng của một số nguyên tố thường gặp. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xác định được vị trí của các nguyên tố, phân loại chúng vào các nhóm . Nêu được tính chất, ứng dụng của một số nguyên tố thường gặp và có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất. 3. Phẩm chất: - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ để bài học. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu và bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học dạng bảng to để học sinh dễ quan sát và làm quen với việc xem bảng tuần hoàn. - Phiếu học tập cho các nhóm. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bảng tuần hoàn cho cá nhân. - Bài cũ ở nhà. - Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài mới. III. Tiến trình dạy học Nhóm soạn giáo án KHTN, THCS Trang 1
  2. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là ôn tập lại kiến thức của tiết 1, tạo hứng thú cho học sinh vào tiết học tiếp theo) a) Mục tiêu: - Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là ôn tập lại kiến thức của tiết 1: + Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. + Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, nhóm, chu kì - Sử dụng được bảng tuần hoàn để xác định vị trí của một số nguyên tố theo yêu cầu của GV. b) Nội dung: - Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân, nhóm đôi bạn và làm bài tập trắc nghiệm trên máy chiếu. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời trực tiếp. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chọn phương án trả lời đúng Học sinh làm bài tập trên máy chiếu: GV chiếu nhất: bài tập dạng trắc nghiệm lên màn hình. 1 . Hiện nay, có bao nhiêu chu kì trong Yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận nhóm bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học? đôi bạn. A. 5. C.8 B. 7. D. 9. *Thực hiện nhiệm vụ học tập 2. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố - HS hoạt động theo nhóm đôi bạn, trình bày hoá học, các nguyên tố hoá học được kết quả trước lớp. sắp xếp theo thứ tự tăng dần của - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. A. khối lượng. C. tỉ trọng. *Báo cáo kết quả và thảo luận B. số proton. D. số neutron. - GV yêu cầu học sinh trả lời, có thể hỏi học 3 . Tên gọi của các cột trong bảng tuần sinh giải thích vì sao lại lựa chọn đáp án đó. hoàn các nguyên tố hoá học là gì? GV gọi học sinh khác nhận xét. A. Chu kì. C. Loại. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ B. Nhóm. D. Họ. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: 4. Những nguyên tố nào sau đây thuộc - Giáo viên nhận xét, đánh giá: nhóm VIIA (Halogen)? A. Chlorine, bromine, Iorine. →Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài B. Fluorine, carbon, bromine. học: các nguyên tố hoá học được phân chia C. Beryllium, carbon, oxygen. thành 3 nhóm: Kim loại, phi kim, khí hiếm. → D. Neon, helium, argon. Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: - Xác định được vị trí của các nguyên tố, phân loại chúng vào các nhóm . - Nêu tính chất của một số nguyên tố thường gặp. - Ứng dụng của một số nguyên tố trong đời sống, sản xuất. b) Nội dung: - Học sinh làm việc cá nhân hoặc nhóm cặp đôi, nhóm 2 bàn nghiên cứu thông tin trong SGK. Bằng sự hiểu biết của mình, tìm hiểu thông tin cô giáo giao về nhà từ tiết học trước để hoàn thiện các nội dung trong phiếu học tập hoặc theo hướng dẫn Nhóm soạn giáo án KHTN, THCS Trang 2
  3. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 của giáo viên để chỉ ra được vị trí, một số tính chất, ứng dụng của các nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm. c) Sản phẩm: - HS hoạt động nhóm: quan sát bảng tuần hoàn, thảo luận nhóm. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các nguyên tố kim loại nhóm A *Chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Các nguyên tố kim loại - GV thông báo các nguyên tố kim loại thuộc các 1, Tìm hiểu các nguyên tố kim ô màu xanh trong bảng tuần hoàn bao gồm các loại nhóm A. kim loại nhóm A và nhóm B - Các nguyên tố kim loại nhóm A - GV thông báo các nguyên tố kim loại nhóm A bao gồm: gồm nhóm IA ( trừ nguyên tố hydrogen), nhóm IIA, nhóm IIIA ( trừ boron) + Nhóm IA ( trừ nguyên tố - GV yêu cầu học sinh sử dụng bảng HTTH để hydrogen) – Nhóm kim loại kiềm. hoàn thành phiếu học tập số 1 theo nhóm đôi + Nhóm IIA – Nhóm kim loại bạn: kiềm thổ. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 + Nhóm IIIA ( trừ boron) (Thời gian hoàn thành 5 phút) Câu 1. Xác định vị trí ( ô nguyên tố, nhóm, chu kì) của các nguyên tố: Tên Vị trí nguyên tố Ô thứ nhóm Chu kì Potassium Sodium Caesium Magnesium Câu 2. Nêu các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA và các nguyên tố thuộc nhóm IIA. Câu 3. Nêu một số ứng dụng của các nguên tố kim loại mà em biết. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập . *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung bằng các side: Các Nguyên tố thuộc nhóm IA được gọi là nhóm Nhóm soạn giáo án KHTN, THCS Trang 3
  4. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 kim loại kiềm, các nguyên tố thuộc nhóm IIA được gọi là nhóm kim loại kiềm thổ. - Nếu học sinh không nêu được nhiều ứng dụng giáo viên có thể bổ sung thêm ứng dụng, tính chất vật lí của một số kim loại thuộc nhóm IA và nhóm IIA. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các nguyên tố kim loại nhóm B. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2, Tìm hiểu các nguyên tố kim - GV thông báo:Các nguyên tố nhóm B đều là loại nhóm B. kim loại, mỗi nhóm B tương ứng một cột trong - Các nguyên tố nhóm B đều là bảng tuần hoàn( trừ nhóm VIIIB có 3 cột). Một kim loại, mỗi nhóm B tương ứng số kim loại nhóm B có ứng dụng rộng rãi trong một cột trong bảng tuần hoàn( đời sống hàng ngày. trừ nhóm VIIIB có 3 cột). - GV chiếu lên màn hình các nguyên tố kim loại - Một số kim loại nhóm B có nhóm B, giao nhiệm vụ cặp đôi cho HS yêu cầu ứng dụng rộng rãi trong đời HS nghiên cứu tài liệu và quan sát màn hình thực sống hàng ngày như: Ag, Fe, Cu, hiện thảo luận theo nhóm đôi bạn để trả lời phiếu Hg học tập số 2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Thời gian hoàn thành 5 phút) Quan sát các nguyên tố kim loại thuộc nhóm B và trả lời các câu hỏi Câu 1. Một kim loại ở thể lỏng trong điều kiện thường được ứng dụng để chế tạo nhiệt kế. Đó là kim loại nào? Cho biết vị trí ( ô, nhóm, chu kì) của nguyên tố đó. Câu 2. Hãy cho biết những kim loại nào được sử dụng làm đồ trang sức, làm dây dẫn điện, làm vật liệu trong xây dựng, hãy cho biết vị trí (ô, nhóm, chu kì) của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động nhóm theo bàn, dựa trên sự hiểu biết của mình *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung bằng các side và chiếu lên màn hình một số ứng dụng của kim loại nhóm B Nhóm soạn giáo án KHTN, THCS Trang 4
  5. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 - Gv chiếu hình ảnh bảng tuần hoàn và giới thiệu thêm các nguyên tố kim loại thuộc ô có màu xanh có màu xanh. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu nhóm các nguyên tố phi kim. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập 4. CÁC NGUYÊN TỐ PHI KIM - GV thông báo:Các nguyên tố phi kim thuộc các - Các nguyên tố phi kim bao ô chủ yếu tập trung ở góc bên phải của bảng gồm: tuần hoàn các nguyên tố hoá học + Nguyên tố hydrogen ở nhóm - GV chiếu lên màn hình, giao nhiệm vụ cặp đôi IA cho HS yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và quan + Một số nguyên tố nhóm IIIA sát màn hình thực hiện thảo luận theo nhóm đôi và IVA. bạn để trả lời phiếu học tập số 3: + Hầu hết các nguyên tố thuộc PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 nhóm VA, VIA và VIIA ( Thời gian hoàn thành 6 phút) - Ở điều kiện thường các phi kim Quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá có thể ở thể rắn, lỏng, khí. học và trả lời các câu hỏi Câu 1.Nêu vị trí các nguyên tố phi kim ( thuộc nhóm nào). Cho biết ở điều kiện thường các nguyên tố phi kim tồn tại ở những trạng thái nào? Câu 2. Cacbon, nitrogen, oxygen và cholorine là những nguyên tố phi kim phổ biến và gần gũi trong đời sống. Em hãy cho biết vị trí ( nhóm, chu kì) của chúng trong bảng tuần hoàn. Câu 3. Tìm hiểu qua thực tế, hãy cho biết nguyên tố phi kim nào có trong thành phần của kem đánh răng. Nguyên tố phi kim nào có trong thành phần muối ăn, chúng thuộc chu kì và nhóm nào trong bảng tuần hoàn. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động nhóm theo bàn, dựa trên sự hiểu biết của mình *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, chốt nội dung bằng các side, chiếu lên màn hình hình ảnh của một số phi kim và ứng dụng của chúng. GV giảng thêm về nhóm VIIA được gọi là nhóm nguyên tố halogen. Các đơn chất thuộc nhóm halogen có một số đặc điểm như: Nhóm soạn giáo án KHTN, THCS Trang 5
  6. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 - Có màu sắc đậm dần từ fluorine tới iodine, thể thay đổi từ khí-lỏng- rắn. - Độc hại đối với các sinh vật. Gv chiếu hình ảnh bảng tuần hoàn và giới thiệu thêm các nguyên tố kim loại thuộc ô có màu xanh có màu hồng. Hoạt động 2.4: Tìm hiểu nhóm các nguyên tố khí hiếm *Chuyển giao nhiệm vụ học tập 5. CÁC NGUYÊN TỐ KHÍ HIẾM - GV chiếu lên màn hình bảng tuần hoàn các - Nhóm VIIIA ( nhóm cuối nguyên tố hoà học và hình 4.1 sách giáo khoa cùng của bảng tuần hoàn) là trang 22. yêu cầu học sinh đọc tài liệu, quan sát nhóm các nguyên tố khí hiếm hình ảnh thảo luận nhóm đôi bạn hoàn thành - Chất khí không màu, tồn tại tự phiếu học tập số 4: nhiên trong không khí với hàm PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 lượng thấp. (Thời gian hoàn thành 6 phút) - Tồn tại dưới dạng đơn nguyên Quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá tử. học và trả lời các câu hỏi - Các nguyên tố của nhóm khí Câu 1. Cho biết vị trí của các nguyên tố khí hiếm hiếm rất kém hoạt động, hầu như Câu 2. Sử dụng hình 4.1 em hãy nhận xét về số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các không phản ứng với nhau và với nguyên tố khí hiếm. các chất khác. Câu 3. Vào những dịp tết hay lễ hội, ở một số thành phố hoặc khu vui chơi giải trí công cộng chúng ta thường thấy những khinh khí cầu đủ màu sắc bay trên bầu trời. Theo em người ta đã bơm khí nào trong các khí: oxygen, helium, hydrogen vào khinh khí cầu? Giải thích sự lựa chọn đó. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động theo nhóm đôi bạn. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, chốt nội dung bằng hình ảnh trên các side, chiếu lên màn hình hình ảnh một số ứng dụng của khí hiếm. - Khí hiếm được ứng dụng nhiều nhất trong công nghệ chế tạo bóng đèn. Các bóng đèn chứa xenon, argon và neon có thể phát ra ánh sáng với các màu sắc khác nhau. Nhóm soạn giáo án KHTN, THCS Trang 6
  7. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 - Xenon được sử dụng để làm khí gây mê toàn phần; ứng dụng trong năng lượng hạt nhân; là tác nhân oxi hoá trong hóa học phân tích; ứng dụng trong tinh thể học protein . 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - Hệ thống được một số kiến thức đã học. b) Nội dung: GV sử dụng trò chơi "Ai nhanh hơn" bằng cách chuẩn bị các thẻ nguyên tố hoá học (sắp xếp không theo thứ tự) có thể 2 - 3 bộ, và bảng phân loại nguyên tố. Yêu cầu các đội chơi lên gắn các thẻ vào bảng phân loại đâu là kim loại, đâu là phi kim, khí hiếm (không nhất thiết theo thứ tự đúng). Sau khi xếp, yêu cầu đại diện đội chơi giới thiệu sơ lược vị trí (chu kì, nhóm) của 1 nguyên tố bất kì trong bảng đã phân loại. Kim loại Phi kim Khí hiếm c) Sản phẩm: đại diện đội chơi giới thiệu sơ lược vị trí (ô nguyên tố, chu kì, nhóm) của 1 nguyên tố bất kì trong bảng đã phân loại. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con đã học được trong giờ học” để thực hiện chò chơi Kim loại Phi kim Khí hiếm theo nhóm bàn. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 3 HS đại diện cho 3 nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình và giới thiệu sơ lược vị trí (chu kì, nhóm) của 1 nguyên tố bất kì trong bảng đã phân loại *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV đánh giá, nhận xét , cho điểm. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Nội dung: Mỗi học sinh tự tìm hiểu về 3 nguyên tố thuộc 3 nhóm Kim loại, phi kim, khí hiếm mà chưa dược đề cập trong bài về vị trí trong bảng tuần hoàn, ứng dụng trong đời sống của chúng. c) Sản phẩm: Nhóm soạn giáo án KHTN, THCS Trang 7
  8. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 - HS thực hiện ở nhà bằng cách tìm hiểu trên các nguồn thông tin đại chúng, internet. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu mỗi nhóm HS tực hiện theo yêu cầu. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện cá nhân. *Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo kết quả tìm hiểu được. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và trình bày vào tiết sau. , ngày tháng năm 2022 Kí duyệt của Ban Giám Hiệu 6 Nhóm soạn giáo án KHTN, THCS Trang 8