Giáo án Steam Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Phần: Sinh học - Bài 37: Sinh sản ở sinh vật - Năm học 2022-2023

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu sinh sản ở sinh vật.
  • Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. Lấy được các ví dụ về sinh sản đối với sinh vật.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng nhận biết những hình ảnh của quá trình sinh sản. 

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Năng lực nhận biết khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm sinh sản.
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví dụ về sinh sản.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận biết được quá trình sinh sản của sinh vật.

3. Phẩm chất:

  • Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về sinh sản của sinh vật.
  • Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm.
  • Có ý thức hoàn thành các nội dung thảo luận trong bài học.
  • Luôn cố gắng vươn lên trong học tập.

III. Thiết bị dạy học và học liệu:

1. Giáo viên:

  • Video, hình ảnh về sinh sản của sinh vật.
  • Phiếu học tập.

2. Học sinh:

  • Ôn lại kiến thức cũ đã học.
  • Đọc và nghiên cứu, tìm hiểu trước bài ở nhà.
docx 27 trang Thanh Tú 06/06/2023 3941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Steam Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Phần: Sinh học - Bài 37: Sinh sản ở sinh vật - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_chan_troi_sang_ta.docx
  • pptxBài giảng Steam Khoa học tự nhiên (Sách Chân trời sáng tạo) - Phần Sinh học - Bài 37 Sinh sản ở sinh.pptx

Nội dung text: Giáo án Steam Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Phần: Sinh học - Bài 37: Sinh sản ở sinh vật - Năm học 2022-2023

  1. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 BÀI 37: SINH SẢN Ở SINH VẬT Môn học: KHTN – Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: ­ Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: ­ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu sinh sản ở sinh vật. ­ Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. Lấy được các ví dụ về sinh sản đối với sinh vật. ­ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng nhận biết những hình ảnh của quá trình sinh sản. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên: ­ Năng lực nhận biết khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm sinh sản. ­ Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví dụ về sinh sản. ­ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận biết được quá trình sinh sản của sinh vật. 3. Phẩm chất: ­ Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về sinh sản của sinh vật. ­ Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm. ­ Có ý thức hoàn thành các nội dung thảo luận trong bài học. ­ Luôn cố gắng vươn lên trong học tập. III. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Giáo viên: ­ Video, hình ảnh về sinh sản của sinh vật. ­ Phiếu học tập. 2. Học sinh: ­ Ôn lại kiến thức cũ đã học. ­ Đọc và nghiên cứu, tìm hiểu trước bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động 1: Mở đầu. a) Mục tiêu: Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 1
  2. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 ­ Tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học. b) Nội dung: ­ Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về sinh sản, qua quan sát video, hình ảnh về sinh sản của sinh vật. c) Sản phẩm: ­ Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học Nội dung sinh * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Đáp án câu hỏi: ­ Giáo viên cho học sinh chơi trò ✓ Cây ưa sáng. chơi giải mã ô chữ. ✓ Carbon dioxide. ­ Giáo viên chiếu video, hình ảnh về ✓ Quang hợp. sinh sản của sinh vật. ✓ Phổi. ­ Giáo viên phát phiếu học tập ✓ Lớp bò sát. KWL và yêu cầu học sinh thực ✓ Ba nhóm. hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên ✓ Nước. phiếu trong 2 phút. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: C Â Y Ư A S Á N G ­ Học sinh hoạt động cá nhân theo C A R B O N D I O X I D E Q U A N G H Ợ P yêu cầu của giáo viên. Trả lời các P H Ổ I câu hỏi và hoàn thành phiếu học L Ớ P B Ò S Á T tập. B A N H Ó M ­ Giáo viên cho học sinh trả lời các N Ư Ớ C ô chữ và đáp án ô dọc: Sinh sản. SINH SẢN. ? Những cây có nhu cầu ánh sáng cao, cường độ ánh sáng mạnh được gọi là loại cây gì? ? Trong quá trình quang hợp, cây xanh sử dụng loại khí nào? ? Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng được gọi là quá trình gì? ? Ở người, quá trình trao đổi khí diễn ra ở cơ quan nào? ? Thằn lằn, cá sấu, rùa thuộc lớp động vật nào? ? Dựa vào nhu cầu của thực vật với Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 2
  3. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 nguồn nước, người ta chia thực vật thành bao nhiêu nhóm? ? Sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ môi trường nào? * Báo cáo kết quả và thảo luận: ­ Học sinh trả lời câu hỏi các ô chữ. ­ Học sinh quan sát hình ảnh về sinh sản của sinh vật. ­ Một vài học sinh đọc kết quả trong phiếu học tập của cá nhân. Học sinh khác nhận xét, bổ sung. ­ Giáo viên liệt kê lại đáp án của học sinh. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: ­ Giáo viên nhận xét. ­ Giáo viên giới thiệu thêm: Khoảng thời gian từ khi sinh ra đến khi chết tự nhiên của một loài sinh vật gọi là tuổi thọ. Tuổi thọ gần đúng của một số loài có hạn định như ve sầu 30 ngày, chim sẻ 5 năm, cây chuối 2 - 4 năm, bướm 1 - 2 tuần, cây lúa 3 - 7 tháng, Trong thế giới sống, sự tồn tại của một loài phụ thuộc vào khả năng sinh ra các thành viên mới thông qua quá trình sinh sản. ­ GV đặt vấn đề: Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sinh sản ở sinh vật. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. a) Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật. b) Nội dung: Học sinh hoạt động nhóm nhỏ ( 2 học sinh) để trả lời các câu hỏi. Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 3
  4. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 Câu 1: Nhận xét số lượng các thành viên trong gia đình sau 3 thế hệ? Sự gia tăng thành viên nhờ quá trình nào? Câu 2: Quan sát Hình 37.1 và 37.2, em có nhận xét gì về số lượng bố mẹ tham gia sinh sản, đặc điểm cơ thể con ở sư tử và cây dâu tây? Lấy ví dụ vể sinh sản ở một số sinh vật khác. Câu 3: Dự đoán hình thức sinh sản ở sư tử và cây dâu tây? c) Sản phẩm: Thông qua quá trình quan sát hình ảnh, học sinh đưa ra các câu trả lời. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: 1. Khái niệm sinh sản. * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: ­ Giáo viên phân chia học sinh trong lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2 học 1. Khái niệm sinh sản: sinh. ­ Sinh sản ở sinh vật là quá trình tạo ­ GV cho HS quan sát tranh về một gia ra những cá thể mới, đảm bảo sự đình và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phát triển liên tục của loài. vể các thế hệ trong gia đình đó. ­ Học sinh quan sát hình ảnh trong SGK, hoạt động cá nhân để trả lời các câu hỏi. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: ­ Học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ, kết hợp quan sát hình ảnh để trả lời các câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập. * Báo cáo kết quả và thảo luận: ­ GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Câu 1: Sau ba thế hệ các thành viên trong gia đình tăng lên. Nhờ quá trình sinh sản đảm bảo trong gia đình sẽ có những thành viên mới. Câu 2: Sư tử bố mẹ sinh ra các sư tử con, sư tử con sinh ra giống sư tử bố và mẹ; Một bộ phận của cây dâu tây có thể sinh ra cây con, cây con giống cây ban đầu; Ví dụ: sinh sản ở mèo, sinh Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 4
  5. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 (vị trí có mẩm) giâm xuống đất, sau một thời gian sẽ hình thành nhiều cây hoa hồng mới. Câu 3: Sinh sản bằng cách mọc chổi là hình thức sinh sản vô tính ở động vật, cơ thể mới được tạo ra từ những chồi mọc lên ở cơ thể ban đầu. Cơ thể ban đầu -> mọc chồi -> cơ thể mới; Phân mảnh là hình thức sinh sản vô tính ở động vật, cơ thể mới được tạo ra từ những mảnh nhỏ do cơ thể ban đầu phân cắt ra.Cơ thể ban đẩu phân mảnh -> các cơ thể mới. Câu 4: Giâm cành: hoa hổng, khoai lang , ; Chiết cành: ổi, cam, bưởi, ; Ghép cành: hoa đào, * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: ­ Giáo viên nhận xét. 4. Hoạt động 4: Vận dụng. a) Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế. b) Nội dung: Hãy nêu những thành tựu trong thực tiễn nhờ ứng dụng nuôi cấy mô tế bào. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: ­ Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: ­ Học sinh hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi. * Báo cáo kết quả và thảo luận: ­ Câu trả lời của học sinh. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 15
  6. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 ­ Giáo viên nhận xét. PHIẾU HỌC TẬP BÀI: 37: SINH SẢN Ở SINH VẬT Họ và tên: Lớp: . Nhóm: Câu 1: Quan sát Hình 37.2 và 37.5, hãy hoàn thành bảng sau: Đại diện Cây con phát triển từ bộ phận nào của cây? Cây dâu tây Cây thuốc bỏng Cây khoai lang Cây nghệ Câu 2: Em hãy nhận xét về đặc điểm và số lượng cây con trong Hình 37.5 và nêu vai trò của sinh sản vô tính? Câu 3: Sinh sản sinh dưỡng là gì? BÀI 37: SINH SẢN Ở SINH VẬT ( tt) Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: ­ Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở sinh vật. ­ Phân biệt được hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính ở sinh vật. ­ Mô tả được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật: mô tả được các bộ phận của hoa lưỡng tính và phân biệt được với hoa đơn tính; mô tả được thụ phấn, thụ tinh và lớn lên của quả. ­ Mô tả được khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật. Lấy được ví dụ động vật đẻ con, động vật đẻ trứng. ­ Nêu được vai trò của sinh sản hữu tính trong thực tiễn. ­ Trình bày được một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 16
  7. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 ­ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu sinh sản vô tính ở sinh vật. ­ Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. Lấy được các ví dụ về sinh sản hữu tính ở sinh vật. Mô tả được quá trình sinh sản hữu tính ở sinh vật. ­ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt kiến thức, kĩ năng nhận biết hình thức sinh sản hữu tính ở sinh vật, giải thích một số hiện tượng trong thực tế, những ứng dụng của sinh sản hữu tính vào thực tiễn. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên: ­ Năng lực nhận biết khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm sinh sản hữu tính của sinh vật. Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật và động vật. Nêu được vai trò của sinh sản hữu tính trong thực tiễn. Mô tả được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật: mô tả được các bộ phận của hoa lưỡng tính và phân biệt được với hoa đơn tính; mô tả được thụ phấn, thụ tinh và lớn lên của quả. Mò tả được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật. ­ Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví dụ minh hoạ đối với các hình thức sinh sản hữu tính ở sinh vật (hoa đơn tính, hoa lưỡng tính, động vật đẻ con, động vật đẻ trứng). ­ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được một số ứng dụng của các hình thức sinh sản hữu tính trong thực tiễn. 3. Phẩm chất: ­ Có niềm tin yêu khoa học. ­ Trung thực: Báo cáo đúng kết quả thảo luận . ­ Chăm chỉ: Tích cực tham gia hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. Luôn cố gắng vươn lên trong học tập. ­ Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học. Có ý thức ứng xử với thế giới tự nhiên theo hướng thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Giáo viên: ­ Hình ảnh về sinh sản hữu tính ở sinh vật. ­ Mẫu vật/ mô hình cấu tạo hoa lưỡng tính. 2. Học sinh: ­ Học bài cũ và đọc trước nội dung bài mới. III. Tiến trình dạy học: Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 17
  8. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 1. Hoạt động 1: Mở đầu. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào nội dung mới. b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh về sinh sản vô tính và hữu tính của sinh vật. Học sinh so sánh số cá thể tham gia. c) Sản phẩm: Đáp án của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: ­ Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân, nhận xét về hình ảnh quan sát được. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: ­ Học sinh quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân để đưa ra nhận xét. * Báo cáo kết quả và thảo luận: ­ Câu trả lời của học sinh. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: ­ Giáo viên nhận xét và vào bài mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. a) Mục tiêu: ­ Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở sinh vật. ­ Phân biệt được hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính ở sinh vật. ­ Mô tả được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật: mô tả được các bộ phận của hoa lưỡng tính và phân biệt được với hoa đơn tính; mô tả được thụ phấn, thụ tinh và lớn lên của quả. ­ Mô tả được khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật. Lấy được ví dụ động vật đẻ con, động vật đẻ trứng. ­ Nêu được vai trò của sinh sản hữu tính trong thực tiễn. ­ Trình bày được một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn. b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: 3. Sinh sản hữu tính ở sinh vật. a. Tìm hiểu khái niệm sinh sản hữu tính: * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: ➢ Sinh sản hữu tính là hình thức ­ GV tổ chức trò chơi, yêu cầu HS sử sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 18
  9. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 dụng tranh, ảnh hoặc các mảnh ghép đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, về thành phần tham gia quá trình sinh hợp tử phát triển thành cơ thể mới. sản hữu tính ở sinh vật (cá thể cái, cá thể đực, giao tử, hợp tử, cá thể mới) để hình thành khái niệm sinh sản hữu tính. GV giới thiệu Hình 37.11, gợi ý và định hướng cho HS thảo luận các nội dụng câu hỏi trong SGK. ­ Giáo viên chia nhóm ( 4 học sinh). Câu 1: Quan sát Hình 37.11, hãy nhận xét sự hình thành cơ thể mới. Vẽ lại sơ đồ sinh sản hữu tính ở người. Câu 2: Vẽ và hoàn thành sơ đồ sau để phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Giao tử ? ? ? ? Câu 3: Hãy dự đoán đặc điểm cá thể con được sinh ra hình thành từ sinh sản hữu tính. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: ­ Học sinh quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm, tham gia trò chơi ghép tranh. * Báo cáo kết quả và thảo luận: ­ Giáo viên gọi đại diện 1 -2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung ( nếu cần). ­ Câu trả lời của học sinh. Câu 1: Cơ thể mới được hình thành từ sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái (GV hướng dẫn thêm cho HS kí hiệu giao tử). ✓ Sơ đồ sinh sản hữu tính ở người: Bố -> Giao tử đực Thụ tinh Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 19
  10. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 Mẹ -> Giao tử cái Hợp tử -> Phôi Em bé Câu 2: Giao tử Không có Có Sinh sản Sinh sản Vô tính hữu tính Câu 3: Con sinh ra có đặc điểm của cả con đực và con cái. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: ­ Giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức. b. Tìm hiểu sinh sản hữu tính ở thực vật: * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: ➢ Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính ở ­ GV hướng dẫn cho HS đọc đoạn thông thực vật Hạt kín. Các bộ phận của tin và quan sát các hình từ Hình 37.12 hoa gồm: cuống hoa, đế hoa, lá đài (đài hoa), cánh hoa (tràng hoa), nhị đến Hình 37.16, qua đó HS mô tả sinh hoa (cơ quan sinh sản đực), nhuỵ sản hữu tính ở thực vật: cấu tạo của hoa (cơ quan sinh sản cái). Hoa có hoa (phân biệt hoa đơn tính, hoa lưỡng cả nhị và nhuỵ được gọi là hoa tính); xác định khi nào xảy ra sự thụ lưỡng tính; hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ gọi là hoa đơn tính. phấn, thụ tinh và dự đoán sự lớn lên ➢ Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn của quả. tiếp xúc lên đầu nhuỵ. ­ GV có thể đặt thêm vấn đề mở rộng ➢ Thụ tinh là sự kết hợp của giao tử cho HS: Cơ quan sinh sản ở cây mướp đực với giao tử cái để tạo thành hợp tử. là gì? -♦ Hoa; Hãy gọi tên các thành ➢ Quả do bầu nhuỵ phát triển thành, phần cấu tạo nêu hoa mướp. Sau đó, quả lớn lên được là do tế bào phân GV gợi ý và định hướng cho HS thảo chia. Khi quả lớn lên và chuyển từ xanh luận các nội dung câu hỏi trong SGK. đến chín, quả có độ cứng, màu sắc, * Thực hiện nhiệm vụ học tập: hương vị đặc trưng. ­ Học sinh quan sát hình, đọc thông tin, hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm để Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 20
  11. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 trả lời câu hỏi. Câu 1: Quan sát Hình 37.12, nêu các bộ phận của hoa. Câu 2: Quan sát Hình 37.13 và 37.14, phân biệt hoa lưỡng tính với hoa đơn tính bằng cách hoàn thành bảng sau: Hoa Hoa đơn tính Thành lưỡng Hoa phần Hoa cái tính đực Nhị Có ? ? hoa Nhụy ? ? ? hoa Câu 3: Quan sát Hình 37.15 và đọc thông tin, hãy mô tả sự thụ phấn và sự thụ tinh bằng cách xác định thứ tự đúng của các sự kiện sau: Các sự kiện trong quá Thứ tự trình thụ phấn và thụ đúng tinh Ống phấn tiếp xúc với noãn. Giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử. Hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ và nảy mầm. Ống phấn mọc dài ra trong vòi nhuỵ và đi vào bầu nhuỵ Nhuỵ và nhị cùng chín. Câu 4: Hãy phân biệt thụ phấn và thụ tinh. Sản phẩm của sự thụ tinh ở thực vật có hoa là gì? Câu 5: Quan sát Hình 37.16 và đọc thông tin, hãy cho biết quả được hình thành và lớn lên như thế nào? Câu 6: Quả có vai trò gì đối với đời Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 21
  12. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 sống của cây và đời sống con người? * Báo cáo kết quả và thảo luận: ­ Giáo viên gọi 1 vài học sinh trình bày, học sinh khác nhận xét, bổ sung ( nếu cần) Câu 1: Các bộ phận hoa lưởng tính gồm: đài hoa, tràng hoa (cánh hoa), nhuỵ hoa (đầu nhuỵ, vòi nhuỵ, bầy nhuỵ), nhị hoa (chỉ nhị, bao phấn). Các bộ phận này đều nằm trên một hoa. Câu 2: Hoa Hoa đơn tính Thành lưỡng Hoa phần Hoa cái tính đực Nhị Có Có Không hoa Nhụy Có Không Có hoa Câu 3: Các sự kiện trong quá Thứ tự trình thụ phấn và thụ đúng tinh Ống phấn tiếp xúc với 4 noãn. Giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành 5 hợp tử. Hạt phấn rơi vào đầu 2 nhuỵ và nảy mầm. Ống phấn mọc dài ra trong vòi nhuỵ và đi 3 vào bầu nhuỵ Nhuỵ và nhị cùng chín. 1 Câu 4: -Thụ phấn: hạt phấn của hoa đực rơi vào đầu nhuỵ của hoa cái (thụ Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 22
  13. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 phấn chéo); hạt phấn rơi lên đầu nhuỵ của cùng một hoa (tự thụ phấn). -Thụ tinh: giao tử đực kết hợp với giao tử cái. - Sản phẩm của sự thụ tinh ở thực vật có hoa: hình thành hợp tử -► phôi -► cơ thể mới. Câu 5: Hoa được thụ tinh và bầu nhuỵ phát triển thành quả, noãn chứa phôi phát triển thành hạt (nằm trong quả); Quả phân chia và lớn lên -> quả xanh -> quả ương -> quả chín. Câu 6: -Vai trò của quả đối với đời sống cây trồng: Quả bảo vệ hạt, bảo vệ phôi, đảm bảo duy trì gióng cây trổng. -Vai trò của quả đối với đời sống con người: nhiều loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao, giá trị trong thực phẩm. Ví dụ: quả dâu, quả đào, quả ổi, quả mướp, quả bí, * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: ­ Giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức. c. Tìm hiểu sinh sản hữu tính ở động vật: * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: ➢ Quá trình sinh sản hữu tính ở động ­ GV hướng dẫn cho HS đọc đoạn thông vật gồm ba giai đoạn: hình thành tin và quan sát Hình 37.17, 37.18, mô giao tử đực (tinh trùng) và giao tử tả sinh sản hữu tính ở động vật (động cái (trứng); thụ tinh tạo thành hợp vật đẻ trứng, động vật đẻ con). tử; phát triển phôi và hình thành cơ * Thực hiện nhiệm vụ học tập: thể mới. ­ GV nêu vấn để về sinh sản hữu tính ở ➢ Hình thức sinh sản hữu tính ở động động vật (động vật đẻ trứng, động vật vật gồm có động vật đẻ trứng (một số loài bò sát, chim), động vật đe Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 23
  14. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 đẻ con) và tổ chức thảo luận nhóm, gợi con (thú). ý HS đọc thông tin và quan sát Hình ➢ Sinh sản hữu tính đã tạo ra những cá thể mới đa dạng, kết hợp được 37.17, Hình 37.18 để mô tả sinh sản các đặc tính tốt của bố và mẹ. Vì hữu tính ở động vật. vậy, chúng thích nghi hơn trước ­ GV giới thiệu Hình 37.17, Hình 37.18 điều kiện môi trường luôn thay đổi. trong SGK, hướng dẫn HS quan sát thực tế. GV có thể chuẩn bị những tình huống về sinh sản hữu tính ở động vật. Sau đó, gợi ý và định hướng cho HS thảo luận các nội dung câu hỏi trong SGK. Câu 1: Quan sát Hình 37.17 và 37.18, vẽ sơ đồ chung về sinh sản hữu tính ở động vật. Câu 2: Nêu một số hình thức sinh sản hữu tính ở động vật. Vẽ sơ đồ phân biệt các hình thức sinh sản đó. Câu 3: Dự đoán đặc điểm con sinh ra. Theo em, đặc điểm này có ý nghĩa gì đối với sinh vật? * Báo cáo kết quả và thảo luận: ­ Giáo viên gọi 1 – 2 học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung ( nếu cần). Câu 1: (Giống sơ đồ sinh sản hữu tính ở người). Câu 2: Một số hình thức sinh sản hữu tính ở động vật: đẻ trứng, đẻ con. Câu 3: Cơ thể mới được sinh ra mang đặc điểm của cả bố và mẹ (con đực và con cái), giới tính: có thể là đực hoặc cái. Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 24
  15. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 -Ý nghĩa: kết hợp được các đặc tính tốt của bố mẹ và thích nghi hơn với các điểu kiện môi trường. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: ­ Giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức. d. Tìm hiểu một số ứng dụng của sinh sản hữu tính ở sinh vật: * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: ➢ Ứng dụng sinh sản hữu tính trong ­ GV hướng dẫn cho HS đọc đoạn thông thực tiễn nhằm tạo ra các giống vật tin và quan sát Hình 37.19, nêu được nuôi và cây trồng mới cho năng một số ứng dụng sinh sản hữu tính ở suất cao, chất lượng tốt, thích nghi sinh vật trong thực tiễn. tốt với điều kiện môi trường và đáp * Thực hiện nhiệm vụ học tập: ứng nhu cầu của con người. ­ GV nêu vấn để về một số ứng dụng sinh sản hữu tính ở sinh vật. Sau đó, GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, gợi ý HS đọc thông tin và giới thiệu Hình 37.19, hướng dẫn HS tìm hiểu thực tế để nêu một số ứng dụng sinh sản hữu tính ở sinh vật trong thực tiễn. Sau đó, gợi ý và định hướng cho HS thảo luận các nội dung câu hỏi trong SGK. ? Theo em, sinh sản hữu tính có những ưu điểm nào? Con người đã ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn nhằm mục đích gì? * Báo cáo kết quả và thảo luận: ­ 1 – 2 học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung ( nếu cần). ✓ Ưu điểm của sinh sản hữu tính: Kết hợp được các đặc tính tót có ở cả cơ thể đực và cơ thể cái, đảm bảo sức Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 25
  16. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 sổng của cơ thể con tốt, thích nghi được với các điểu kiện mòi trường khác nhau. ✓ Mục đích: Tạo ra các giống vật nuôi, cây trổng theo nhu cầu, tạo cơ thể con có sức sống tốt hơn, cho năng suất cao. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: ­ Giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức. 3. Hoạt động 3: Luyện tập. a) Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức đã học về sinh sản hữu tính của sinh vật. b) Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: ­ Giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân, trả lời các câu hỏi. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: ­ Học sinh hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi. Câu 1: Vẽ sơ đồ thể hiện các giai đoạn sinh sản hữu tính ở thực vật. Câu 2: Hãy kể tên vật nuôi có hình thức sinh sản hữu tính là đẻ con hoặc đẻ trứng. Câu 3: Nêu vai trò của sinh sản hữu tính đối với sinh vật và trong thực tiễn. * Báo cáo kết quả và thảo luận: ­ Một vài học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung ( nếu cần). * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: ­ Giáo viên nhận xét. 4. Hoạt động 4: Vận dụng. Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 26
  17. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 a) Mục tiêu: Giúp học sinh giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên. Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn đời sống. b) Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi trong sgk. c) Sản phẩm: Đáp án của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: ­ Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh thực hiện. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: ­ Học sinh ôn lại kiến thức đã học về sinh sản của sinh vật. * Báo cáo kết quả và thảo luận: ­ 1 – 2 học sinh trình bày. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: ­ Giáo viên nhận xét. Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 27