Giáo án Steam Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Phần: Vật lí - Bài 20: Từ trường trái đất, sử dụng la bàn

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:

- Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường.

-Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

-Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung: 

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu những vấn đề liên quan đến từ trường Trái Đất.

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, nội dung theo ngôn ngữvật lí.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các ý tưởng, phưong án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : 

- Năng lực nhận biết KHTN:  Biết được sự tổn tại của từ trường Trái Đất, Trái Đất có các cực từ.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Phân biệt cực từ, cực địa lí.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết cách sử dụng la bàn để tìm phương hướng.

3. Phẩm chất: 

-Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.

-Cẩn thận, trung thực, thực hiện an toàn quy trình làm thí nghiệm.

-Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

  1. Giáo viên:
  • La bàn
  • Hình ảnh la bàn, hình 20.2, 20.3, 20.4, 20.5, bảng 20.1.
  • Phiếu học tập KWL và phiếu học tập bài 20
  • Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 1 la bàn
  1. Học sinh: 
  • Bài cũ ở nhà.
  • Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
docx 9 trang Thanh Tú 06/06/2023 4060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Phần: Vật lí - Bài 20: Từ trường trái đất, sử dụng la bàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_chan_troi_sang_ta.docx
  • pptxBài giảng Steam Khoa học tự nhiên (Sách Chân trời sáng tạo) - Phần Vật lí - Bài 20 Từ trường trái đấ.pptx

Nội dung text: Giáo án Steam Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Phần: Vật lí - Bài 20: Từ trường trái đất, sử dụng la bàn

  1. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 BÀI 20: Từ trường Trái đất – Sử dụng la bàn Môn học: KHTN - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường. -Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. -Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu những vấn đề liên quan đến từ trường Trái Đất. - - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, nội dung theo ngôn ngữvật lí. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các ý tưởng, phưong án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : - Năng lực nhận biết KHTN: Biết được sự tổn tại của từ trường Trái Đất, Trái Đất có các cực từ. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Phân biệt cực từ, cực địa lí. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết cách sử dụng la bàn để tìm phương hướng. 3. Phẩm chất: -Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà. -Cẩn thận, trung thực, thực hiện an toàn quy trình làm thí nghiệm. -Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - La bàn - Hình ảnh la bàn, hình 20.2, 20.3, 20.4, 20.5, bảng 20.1. - Phiếu học tập KWL và phiếu học tập bài 20 Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 1
  2. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 - Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 1 la bàn 2. Học sinh: - Bài cũ ở nhà. - Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu: a) Mục tiêu: - Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là Trái Đất có từ trường. b) Nội dung: - Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về từ trường của Trái Đất. c) Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập KWL. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chiếu hình ảnh hoặc video hoặc làm thí nghiệm treo thanh nam châm. - GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu trong 3 phút. (Phần H1) *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên nhóm học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 2
  3. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: - Dựa vào ảnh ( hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường. -Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. -Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí. b) Nội dung: - Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát hình 20.2, 20.3 và trả lời các câu hỏi sau: H1. Ngày nay, các nhà khoa học đã khẳng định điều gì về từ trường và Trái Đất? H2. Hãy nêu ví dụ để khẳng định nhận định trên của em? H3. Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc – Nam? H4. Trên hình 20.3, độ mạnh của từ trường giảm dần theo thứ tự các màu sắc như sau: đỏ, vàng, lục, lam, lơ. Việt Nam nằm trong vùng có từ trường mạnh hay yếu? GV hướng dẫn để HS nhận diện hình dạng của "nam châm Trái Đất" và HS biết rằng các cực địa lí và các cực địa từ không trùng nhau. Hoạt động nhóm cặp đôi, quan sát hình 20.4 và trả lời H5, H6 sau: H5. Đường sức từ của Trái Đất có những điểm nào giống với đường sức từ của một nam châm thẳng? H6. Hãy chỉ rõ các cực địa từ và cực địa lí trên hình 20.4. Nhận xét chúng có trùng nhau không? Hoạt động cặp đôi, nghiên cứu thông tin mục 3, rồi trả lời câu hỏi H7 H7. La bàn có cấu tạo thế nào? GV hướng dẫn để HS biết được cách sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí của một vật hoặc đói tượng nào đó. Hoạt động nhóm thực hiện với la bàn và xác định hướng của Cửa ra vào lớp học hoặc hướng ngồi học . Rồi trả lời câu hỏi H8, H9 sau: H8. Vì sao khi sử dụng là bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính? Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 3
  4. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 H9. Kim la bàn có chỉ đúng hướng Bắc địa lí không? Vì sao? c) Sản phẩm: H1: Xung quanh Trái đất có từ trường H2: Dòng các bức xạ Mặt trời đến Trái đất thì chịu tác dụng của từ trường Trái Đất nên bị lệch về phía hai địa cực. Các bức xạ này tương tác với khí quyển tạo ra hiện tượng cực quang. H3: Vì mọi nơi trên Trái Đất đều có từ trường. H4: Việt Nam nằm trong vùng màu vàng là vùng có từ trường trung bình. H5: Giống: là những đường cong dày ở địa cực, thưa ở phần giữa. H6: Các cực địa từ và cực địa lí không trùng nhau. H7: cấu tạo la bàn: vỏ hộp có mặt kính bảo vệ, kim nam châm có thể quay tự do trên trục, mặt số. H8: để la bàn không bị ảnh hưởng bởi từ trường của nam châm hoặc vật có từ tính. H9: Kim la bàn không chỉ đúng hướng Bắc địa lí mà nó lệch tầm 10 (Tại Việt Nam). Giá trị này không đáng kể, do đó ta có thể xem như chỉ đúng hướng Bắc địa lí. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Tìm hiểu từ trường Trái Đất *Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Từ trường của Trái đất - GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, tìm hiểu - Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là thông tin ở mục 1 trong SGK trả lời câu hỏi H1, một trong những hành tinh có từ H2, H3, H4. trường. *Thực hiện nhiệm vụ học tập -Việt Nam nằm trong vùng có từ HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi trường trung bình. chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập bước 1. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về từ trường. Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 4
  5. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 Hoạt động 2.2: Tìm hiểu cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí *Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Cực Bắc địa từ và cực Bắc GV giao nhiệm vụ cặp đôi cho HS yêu cầu HS địa lí nghiên cứu ảnh 20.4 và trả lời câu hỏi H5 và H6. -Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí *Thực hiện nhiệm vụ học tập không trùng nhau. HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập bước 2. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí Hoạt động 2.3: Tìm hiểu là bàn *Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Sử dụng la bàn để tìm - GV giao nhiệm vụ cặp đôi cho HS yêu cầu HS hướng địa lí nghiên cứu thông tin mục 3, ảnh 20.5 và trả lời -Cấu tạo la bàn: vỏ hộp có mặt câu hỏi H7. kính bảo vệ, kim nam châm có *Thực hiện nhiệm vụ học tập thể quay tự do trên trục, mặt số. HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập bước 3. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về cấu tạo la bàn Hoạt động 2.4: Sử sụng la bàn để tìm hướng địa lí *Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 5
  6. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 - GV giao nhiệm vụ nhóm cho HS yêu cầu HS chọn đối tượng và xác định hướng rồi trả lời câu hỏi H8, H9. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập bước 4. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về hướng của một đối tượng. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - Hệ thống được một số kiến thức đã học. b) Nội dung: - HS thực hiện cá nhân phần “Em đã học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL. - HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. c) Sản phẩm: - HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi em đã học được kiến thức nào trong giờ học? và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 6
  7. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Nội dung: - Xác định hướng của cổng nhà em. c) Sản phẩm: - HS xác định được hướng của cổng nhà mình. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu mỗi HS hãy về nhà và xác định hướng của cổng nhà mình *Thực hiện nhiệm vụ học tập Các HS thực hiện tại nhà *Báo cáo kết quả và thảo luận Báo cáo kết quả vào tiết sau *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 7
  8. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 PHIẾU HỌC TẬP Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn Họ và tên: Lớp: . Nhóm: Mở đầu: Bước 0: Học sinh hoàn thành cá nhân câu hỏi sau Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc – Nam? . Bước 1: Học sinh hoàn thành nhóm cặp đôi các câu hỏi sau H1. Ngày nay, các nhà khoa học đã khẳng định điều gì về từ trường và Trái Đất? H2. Hãy nêu ví dụ để khẳng định nhận định trên của em? . H3. Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc – Nam? . H4. Trên hình 20.3, độ mạnh của từ trường giảm dần theo thứ tự các màu sắc như sau: đỏ, vàng, lục, lam, lơ. Việt Nam nằm trong vùng có từ trường mạnh hay yếu? . Bước 2: HS trao đổi trong nhóm cặp đôi H5. Đường sức từ của Trái Đất có những điểm nào giống với đường sức từ của một nam châm thẳng? Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 8
  9. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 H6. Hãy chỉ rõ các cực địa từ và cực địa lí trên hình 20.4. Nhận xét chúng có trùng nhau không? Bước 3: HS trao đổi trong nhóm cặp đôi H7. La bàn có cấu tạo thế nào? Bước 4: Học sinh hoàn thành nhóm các câu hỏi sau: H8. Vì sao khi sử dụng là bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính? H9. Kim la bàn có chỉ đúng hướng Bắc địa lí không? Vì sao? Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 9