Giáo án Steam Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Trí tuệ dân gian

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực riêng biệt:

- Đọc - hiểu- Nhận biết được khái niệm của tục ngữ.

    - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của tục ngữ;

2. Phẩm chất:

   - Học sinh có thái độ ham học hỏi những kinh nghiệm của dân gian, biết yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại.

   - Làm chủ bản thân trong quá trình học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Kế hoạch bài dạy, sách giáo khoa.

- Phiếu học tập. 

- Tranh ảnh, bài trình chiếu.

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, bút lông, giấy A3.

- Một số câu tục ngữ cùng chủ đề, nhắc học sinh soạn bài.

docx 52 trang Thanh Tú 03/06/2023 4060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Steam Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Trí tuệ dân gian", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_bai_7_tr.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Trí tuệ dân gian

  1. BÀI 7: TRÍ TUỆ DÂN GIAN (Số tiết ) I. MỤC TIÊU CHUNG BÀI 7 - Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần. - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của thành ngữ và tục ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh. - Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng. - Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe. - Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông. TIẾT . GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b. Năng lực riêng biệt: - Đọc - hiểu- Nhận biết được khái niệm của tục ngữ. - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của tục ngữ; 2. Phẩm chất: - Học sinh có thái độ ham học hỏi những kinh nghiệm của dân gian, biết yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại. - Làm chủ bản thân trong quá trình học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Kế hoạch bài dạy, sách giáo khoa. - Phiếu học tập. - Tranh ảnh, bài trình chiếu. - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, bút lông, giấy A3. - Một số câu tục ngữ cùng chủ đề, nhắc học sinh soạn bài.
  2. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình; kích hoạt tri thức nền; dẫn dắt vào bài học. b. Nội dung: GV tổ chức trải nghiệm bằng câu hỏi vấn đáp- đọc các câu tục ngữ mà em biết. Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến Chuyển - GV chuyển giao nhiệm vụ giao nhiệm + Gv đặt ra câu hỏi: Em hãy đọc các câu tục ngữ mà em vụ biết? Các câu tục + Sau khi học sinh trả lời, GV gợi nhắc lại tóm lại vấn đề. ngữ cùng chủ đề. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Thực hiện - HS theo dõi, hoạt động cá nhân . nhiệm vụ - GV theo dõi, quan sát HS. Báo cáo/ - Gv tổ chức hoạt động. Thảo luận - HS trình bày, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Kết luận/ - GV nhận xét câu trả lời; chốt kiến thức, chuyển dẫn vào nhận định chủ đề bài học: Như các em vừa thấy đấy có rất nhiều câu tục ngữ hay trong đời sống của chúng ta và được nhân dân vận dụng vào lời ăn tiếng nói hàng ngày.Các câu thể hiện kinh nghiệm sống về mọi mặt và để hiểu rõ hơn về đề tài này hôm này cô trò ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học số 7 này nhé. 2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới ( ’) I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là tục ngữ và nội dung, chủ đề của các câu tục ngữ . Nội dung: Gv hướng dẫn bằng cách vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm
  3. Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến Chuyển * HĐ 1: Đọc và tìm hiểu phần chú thích. giao nhiệm 1. Tục ngữ là gì? - Giáo viên yêu cầu: Đọc phần chú thích và cho biết: vụ Tục ngữ là gì ? Với đặc điểm như vậy, tục ngữ có tác dụng gì? - Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện. Thực hiện - Học sinh: Làm việc cá nhân -> Thảo luận nhóm -> nhiệm vụ thống nhất ý kiến. - Giáo viên: Quan sát, động viên, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. - Dự kiến sản phẩm: - Tục: Là thói quen lâu đời - Ngữ: Lời nói => là lời nói đúc kết thói quen lâu đời được mọi người công nhận - Làm cho lời ăn tiếng nói thêm hay, sinh động - Tục ngữ là những câu nói dân gian Báo cáo/ - Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình ngắn gọn, ổn định, Thảo luận - Học sinh khác bổ sung.
  4. Kết luận/ - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung. có nhịp điệu, hình nhận định - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức ảnh, đúc kết những - GV bổ sung, nhấn mạnh: bài học của nhân + Về hình thức: tục ngữ là một câu nói diễn đạt một dân về: ý trọn vẹn có đặc điểm ngắn gọn, kết cấu bền vững + Quy luật của thiên có hình ảnh, nhịp điệu nhiên. + Về nội dung: diễn đạt kinh nghiệm, cách nhìn nhận +Kinh nghiệm lao của nhân dân về tự nhiên, lđ, sx, con người, xã hội động sản xuất. Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên +Kinh nghiệm về và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục con người và xã ngữ.Vì thế tục ngữ còn được gọi là túi khôn của nhân hội. dân - Có nhiều câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen, một số câu có cả nghĩa bóng PHẦN ĐỌC VĂN BẢN VĂN BẢN 1: NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ THỜI TIẾT (Tục ngữ)
  5. I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b. Năng lực riêng biệt: - Đọc - hiểu, phân tích nghĩa của tục ngữ về thời tiết. - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thời tiết vào đời sống. 2. Phẩm chất: - Yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại. - Vận dụng vào đời sống thực tế những kinh nghiệm hay phù hợp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Kế hoạch bài dạy, sách giáo khoa. - Phiếu học tập số 1 Câu Số chữ Số dòng, số vế Vần Nội dung chính 1 3 4 5 6 - Tranh ảnh, bài trình chiếu. - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, bút lông, giấy A3. - Một số câu tục ngữ cùng chủ đề nhắc học sinh soạn bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HĐ 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình; kích hoạt tri thức nền; dẫn dắt vào bài học. b. Nội dung: GV tổ chức trải nghiệm bằng trò chơi " Đuổi hình bắt chữ ".
  6. 3. HĐ 3: Luyện tập (100’) THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC ( ’) Mục tiêu: HS có thể: - Biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến của người viết. - Đưa ra được lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. Nội dung: GV cho HS làm việc cá nhân viết bài văn nghị luận về một câu tục ngữ, danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống. Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ: II. Luyện tập - GV cho HS làm việc cá nhân viết bài văn nghị luận về một câu tục Đề bài: Viết bài văn ngữ, danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống. nghị luận về một - Sau khi HS đọc, GV chiếu bài làm của HS lên cho HS khác nhận câu tục ngữ, danh xét. ngôn bàn về một B2: Thực hiện nhiệm vụ vấn đề trong đời - HS viết bài. sống. - HS tự đối chiếu bảng kiểm để kiểm tra bài làm của mình. B3: Báo cáo, thảo luận - HS lần lượt đọc bài viết. - HS khác lắng nghe, sử dụng bảng kiểm để đánh giá bài làm của bạn. B4: Kết luận, nhận định:GV nhận xét, đánh giá. Mở bài: Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống. Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được. Thân bài Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ, phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta. Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng.
  7. Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó. Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình. Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt. Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới. Kết bài Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý nghĩa sâu xa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhé! 4. HĐ 4: Vận dụng (5’) a) Mục tiêu:HS vận dụng được kiến thức về cách làm bài văn nghị luận về một câu tục ngữ, danh ngôn để làm được bài văn nghị luận cho một đề văn cụ thể. b) Nội dung:GV giao bài tập, yêu cầu HS thực hiện ở nhà và gởi lên nhóm học tập để HS cùng nhau đánh giá. c) Sản phẩm:Bài làm của HS. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu yêu cầu: Viết bài văn nghị luận (khoảng 700 chữ) bàn về câu nói của nhà văn Nga Maksim Gorky: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương” - GV phân công nhóm HS nhận xét bài làm của nhau. B2: Thực hiện nhiệm vụ:HS viết bài ở nhà, gởi bài làm lên nhóm học tập cho các HS khác nhận xét. B3: Báo cáo, thảo luận:HS khác nhận xét theo sự phân công của GV. B4: Kết luận, nhận định:GV nhận xét, đánh giá. Tuần: NÓI VÀ NGHE Ngày soạn: Tiết: XÂY DỰNG VÀ TÔN TRỌNG Ý KIẾN Ngày dạy: KHÁC BIỆT
  8. I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực chung Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác b. Năng lực riêng biệt: - Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt. - Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe. 2. Phẩm chất: - Trung thực: trình bày đúng với những quan điểm, suy nghĩ của bản thân. - Trách nhiệm: chịu trách nghiệm với những ý kiến của cá nhân đưa ra. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU • Giáo án • SGK, SGV • Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Ý kiến của tôi Lí do PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Ngoài những cách để thể hiện ý kiến và phản hồi, tiếp thu ý kiến mà sgk đã gợi ý thì theo em còn cách nói nào hay hơn? • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
  9. PHIẾU THỰC HIỆN NHIỆM VỤ Ở NHÀ Ý kiến của tôi Ý kiến của phụ huynh III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. b. Nội dung: GV tổ chức một cuộc phỏng vấn ngắn. c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV nêu câu hỏi phỏng vấn: Trong buổi thảo luận, em đã từng bắt gặp những trường hợp nào khiến cho cuộc thảo luận rơi vào thất bại? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ nhanh và chuẩn bị câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả + GV gọi liên tiếp nhiều hs bất kì trả lời nhanh câu hỏi + HS trình bày suy nghĩ cá nhân. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Dự kiến câu trả lời: Các bạn không tích cực vào cuộc thảo luận mà làm việc riêng; Phân công công việc không hợp lí, các bạn tranh cãi dẫn đến xích mích, Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới: Các ý kiến mà các em vừa nêu quả thật là những vấn đề thực tế mà chúng ta đang gặp phải cho bất kì cuộc bàn luận, trao đổi. Chúng ta đã nhìn ra được vấn đề và điều bây giờ ta cần làm là tìm những giải pháp để khắc phục những vấn đề đó. Để làm được điều đó hôm nay cô trò chúng ta cùng thực hành một buổi trao đổi, thảo luận với một chủ đề cụ thể nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  10. Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói a. Mục tiêu: Thu thập thông tin, xây dựng những ý kiến để chuẩn bị trình bày. b. Nội dung: Hướng dẫn HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để phục vụ cho bài nói. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Hoạt động cá nhân 7 phút Chủ đề trao đổi: Trao đổi Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ ý kiến về hai câu tục ngữ: -GV yêu cầu HS ngồi theo vị trí nhóm. “Một giọt máu đào hơn ao -GV phát PHT số 1. nước lã”, “Bán anh em xa -GV yêu cầu HS đọc nội dung sách giáo khoa đến hết trang mua láng giềng gần”. 39 và thực hiện PHT số 1. -GV ghi một số ý kiến tiêu Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ biểu của HS lên bảng. -HS tiến hành đọc SGK. -Hoàn thành PHT số 1 của cá nhân. -GV theo dõi, quan sát và gợi ý. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận + GV gọi một vài HS trình bày PHT số 1. + HS trình bày sản phẩm. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung. + HS tự điều chỉnh sản phẩm của cá nhân. *Hoạt động nhóm 8 phút theo hình thức khăn trải bàn -GV ghi một số ý kiến tiêu Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ biểu của HS lên bảng. -GV phát PHT số 2 và hướng dẫn HS cách thực hiện. -GV yêu cầu HS đọc nội dung sách giáo khoa đến hết trang 40 và thực hiện PHT số 2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -HS tiến hành đọc SGK.
  11. -Hoàn thành PHT số 2 bằng cách mỗi thành viên của nhóm sẽ ghi ý kiến cá nhân vào một ô vị trí sau đó chuyền cho HS kế tiếp, lần lượt đến hết nhóm. -GV theo dõi, quan sát và gợi ý. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận + GV cho các nhóm trình bày theo tinh thần xung phong. + HS trình bày sản phẩm. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung. + HS tự điều chỉnh sản phẩm của nhóm. Hoạt động 2: Thực hành a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói. b. Nội dung: HS thực hành trình bày trao đổi ý kiến về một vấn đề. c. Sản phẩm học tập: Ý kiến và sự tiếp thu phản hồi ý kiến của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp luyện nói theo nhóm. GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 2 dãy lớp tiến hành trao đổi, thảo luận. Nhắc HS nhìn vào bảng kiểm trong SGK để tăng hiệu quả của luyện tập. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS luyện nói + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. + GV lắng nghe, quan sát và ghi nhận HS trình bày. Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + HS tự đánh giá theo bảng kiểm. + Cho HS tự bình chọn nhóm có phần trao đổi tốt nhất. + GV nhận xét, đánh giá điểm số.
  12. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp vấn đáp c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: Qua buổi thảo luận vừa rồi, em rút ra được những kinh nghiệm gì trong quá trình thảo luận, trao đổi? - HS lắng nghe và tiếp nhận câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS suy nghĩ cá nhân. + GV quan sát, gợi mở. Bước 3: Báo cáo kết quả + HS trình bày suy nghĩ cá nhân. + GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại vấn đề D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Thực hiện ở nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện. b. Nội dung:Yêu cầu HS trao đổi về chủ đề “việc chơi game của học sinh hiện nay” với phụ huynh. c. Sản phẩm học tập: Phiếu nộp sản phẩm thực hiện ở nhà. ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Về năng lực: - Biết tìm hiểu yếu tố, đặc điểm, chức năng của tục ngữ. - Biết cách làm một bài văn nghị luận - Biết phân tích, so sánh sự khác nhau giữa tục ngữ với thành ngữ. .
  13. 2. Về phẩm chất: - Biết tôn trọng ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: - SGK, SGV. - Máy chiếu, máy tính. - Tài liệu, phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”: Em hãy quan sát hình ảnh và cho biết nội dung những câu tục ngữ tương ứng? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, bạn nào trả lời nhanh và đầy đủ nhất sẽ được điểm thưởng. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập lại các văn bản tục ngữ đã học và khắc sâu kiến thức ở những nội dung khác. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: đàm thoại gơi mở. hợp tác - Người đánh giá, sản phẩm, công cụ đánh giá: GV đánh giá HS, Hs đánh giá lẫn nhau HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Củng cố tri thức về văn Câu 1: bản và thể loại Phiếu học tập số 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ Văn bản Nội dung Thể loại - Gv nêu yêu cầu HS tự khái quát lại kĩ Những kinh Dự báo về Tục ngữ năng đọc các văn bản nghiệm dân tinh hình thời
  14. - Chia lớp thành 6 nhóm, phân công gian về thời tiết và giải nhiệm vụ cho các nhóm. tiết thích các hiện + GV trình chiếu kết hợp phát cho HS tượng tự Phiếu học tập số 1 nhiên. Những kinh đưa ra những Tục ngữ Văn bản Nội Thể loại nghiệm dân kinh nghiệm, dung gian về lao bài học quý Những động sản báu trong quá kinh xuất trình lao động nghiệm sản xuất. dân gian về thời tiết Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất Câu 2: Hãy xác định số dòng, số chữ, các cặp Câu 2: Hãy xác định số dòng, số vần, các vế, biện pháp tu từ trong các câu tục ngữ chữ, các cặp vần, các vế, biện pháp tu sau: từ trong các câu tục ngữ sau: a. Gần mực thì đen, gần đèn thì Câu Số Số Các Các Biện rạng tục dòng chữ cặp vế pháp b. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm ngữ vần tu từ đầy nước a 1 8 Đen- 2 Ẩn c. Én bay thấp, mưa ngập bờ ao đèn dụ Én bay cao, mưa rào lại tạnh b 1 8 Uôm- 2 - HS tiếp nhận nhiệm vụ. chuôm c 2 14 Ao- 4 Từ rào trái nghĩa Câu 3: Thành ngữ và tục ngữ khác nhau như thế nào? Câu 3: Gợi ý: Thành ngữ Tục ngữ Câu 4: Viết 3 câu có sử dụng biện pháp nói quá và 3 câu có sử dụng biện
  15. pháp nói giảm nói tránh -Là các cụm từ cố -Là một câu ngắn gọn định và có hoàn chỉnh về Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực cấu tạo ngữ pháp. hiện nhiệm vụ -Chưa diễn đạt được - Diễn đạt được một ý, - HS thực hiện nhiệm vụ. một ý trọn vẹn nội dung trọn vẹn - GV quan sát, hỗ trợ. hoàn chỉnh. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo Câu 4: HS tự đăt câu phù hợp. luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ kinh nghiệm khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn trải bàn. Từng HS nêu hai kinh nghiệm của mình có được khi thực hành viết văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống. Sản phẩm dự kiến: Câu 5: Gợi ý thảo luận chia sẻ nhóm đôi. Chia sẻ kinh nghiệm mà em có được khi thực hành viết văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống - Chuẩn bị trước nội dung thảo luận (nếu có trước câu hỏi). HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Tự tin trình bày ý kiến của mình. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực - Nghiêm túc lắng nghe ý kiến của người khác. hiện nhiệm vụ - Ghi lại và chia sẻ những ý kiến mình chưa rõ để - HS thực hiện nhiệm vụ. được giải đáp. - GV quan sát, hỗ trợ. - Cùng thảo luận và đi đến thống nhất chung.
  16. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. Nhiệm vụ 3: Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những gì để có thể trao đổi một cách tôn trọng và xây dựng ý kiến khác biệt. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV nêu rõ yêu cầu HS xác định mục đích làm bài tập 6. - HS thảo luận cặp đôi - GV hướng dẫn HS khi cần thiết. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả hoạt động; Câu 6: Gợi ý - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung -Chuẩn bị tốt nội dung trao đổi. câu trả lời của bạn. - Cách trao đổi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - Thể hiện trực tiếp, rõ ràng ý kiến về vấn đề cần nhiệm vụ trao đổi. - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt - Đưa ra được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. lại kiến thức. - Sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ hợp lí. Nhiệm vụ 4: Khái quát tri thức : - Nghiêm túc lắng nghe ý kiến của người khác. Qua bài học em hiểu thế nào về “trí - Bảo vệ ý kiến của mình với thái độ tôn trọng. tuệ dân gian”? - Tôn trọng các ý kiến khác biệt. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV nêu rõ yêu cầu HS xác định mục đích làm bài tập 7. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - HS nêu cách hiểu của mình về “trí tuệ dân gian”
  17. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt Câu 7: Gợi ý lại kiến thức. Trí tuệ dân gian là kho tàng tri thức được đúc kết từ trí tuệ và kinh nghiệm sống bao đời của dân tộc. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Đọc khắc sâu các văn bản đã học. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - Phương pháp, kĩ thuật dạy học:đàm thoại gơi mở - Người đánh giá, sản phẩm, công cụ đánh giá: GV đánh giá HS, Hs đánh giá lẫn nhau HĐ của thầy và trò Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV gọi thêm một số HS đọc trước lớp các câu thành ngữ, tục ngữ có biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh, các HS còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS đọc để xác định yêu cầu của bài tập. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV yêu cầu HS chữa bài tập bằng cách trình bày sản phẩm của mình. - HS lên bảng chữa bài hoặc đứng tại chỗ để trình bày. HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung (nếu cần) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét bài làm của HS. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Nắm được cách đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - Phương pháp, kĩ thuật dạy học:đàm thoại gơi mở - Người đánh giá, sản phẩm, công cụ đánh giá: GV đánh giá HS, Hs đánh giá lẫn nhau Hoạt động của thầy và trò Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản mẫu cùng thể loại để khắc sâu kiến thức. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc văn bản
  18. Bước 3: Báo cáo kết quả - HS tương tác, nhận xét, đặt câu hỏi. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.