Giáo án Steam Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng - Viết, nói và nghe: Hướng dẫn viết đoạn văn tóm tắt văn bản

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: 

- HS biết viết đoạn văn tóm tắt văn bản đảm bảo theo đúng các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, thu thập tư liệu; tìm ý và lập dàn ý; viết đoạn, xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

- HS biết cách lựa chọn, nắm vững các sự kiện chính, chi tiết chính, luận điểm chính trong một văn bản cụ thể.

2. Về năng lực:

- Dần hoàn thiện kĩ năng đọc hiểu

- Bắt đầu biết viết đoạn văn tóm tắt VB theo yêu cầu cụ thể.

- Nắm chắc và hiểu rõ nội dung, nghệ thuật của một văn bản tiến tới quá trình giải thích, vận dụng, phân tích, đánh giá VB đó.

3. Về phẩm chất:

- Thận trọng, kĩ càng khi đọc, hiểu VB.

- Tôn trọng sự thật.

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV, máy chiếu, máy tính.

- Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.

- Phiếu học tập.

docx 12 trang Thanh Tú 06/06/2023 6380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng - Viết, nói và nghe: Hướng dẫn viết đoạn văn tóm tắt văn bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_bai_9_tr.docx
  • pptxBài giảng Steam Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 9 Trong thế giới viễn tưởng - Viết, nó.pptx

Nội dung text: Giáo án Steam Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng - Viết, nói và nghe: Hướng dẫn viết đoạn văn tóm tắt văn bản

  1. Ngày soạn: Ngày dạy: . TUẦN . VIẾT HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOẠN VĂN TÓM TẮT VĂN BẢN (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - HS biết viết đoạn văn tóm tắt văn bản đảm bảo theo đúng các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, thu thập tư liệu; tìm ý và lập dàn ý; viết đoạn, xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. - HS biết cách lựa chọn, nắm vững các sự kiện chính, chi tiết chính, luận điểm chính trong một văn bản cụ thể. 2. Về năng lực: - Dần hoàn thiện kĩ năng đọc hiểu - Bắt đầu biết viết đoạn văn tóm tắt VB theo yêu cầu cụ thể. - Nắm chắc và hiểu rõ nội dung, nghệ thuật của một văn bản tiến tới quá trình giải thích, vận dụng, phân tích, đánh giá VB đó. 3. Về phẩm chất: - Thận trọng, kĩ càng khi đọc, hiểu VB. - Tôn trọng sự thật. - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV, máy chiếu, máy tính. - Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS. - Phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Họ và tên HS: Nhiệm vụ: Dựa vào bài Tóm tắt VB “Con muốn làm một cái cây” SGK/89, em hãy hoàn thành theo hiểu biết của mình bằng cách trả lời vào cột bên phải các câu hỏi ở cột bên trái. Tóm tắt văn bản “Con muốn làm một Đặc điểm/ yêu cầu của kiểu bài cái cây” (Vũ Thu Hương – NV6, t2) 1. Giới thiệu được nhan đề và tác giả của văn bản cần tóm tắt 2. Đảm bảo độ dài của một VB tóm tắt . 3. Đảm bảo được nội dung chính của VB 4. Trình bày ngắn gọn, đầy đủ các thông tin: bối cảnh, nhân vật, sự kiện chính và các chi tiết qua trọng trong truyên “Con muốn làm một cái cây” \\\
  2. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HĐ 1: Xác định vấn đề GIỚI THIỆU KIỂU BÀI a) Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu các yêu yêu cầu đối với đoạn văn tóm tắt VB. b) Nội dung: - Đọc lại truyện “Con muốn làm một cái cây“ (SGK lớp 6 HKII) - Huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Câu trả lời của HS. - Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ GV: Sử dụng phiếu học tập số 1. (phát cho HS và chiếu lên màn hình) GV: Giới thiệu nội dung phiếu học tập là đặc điểm cần ghi nhớ khi viết đoạn văn tóm tắt văn bản. - Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1. ? Đoạn văn tóm tắt văn bản “Con muốn * Có: làm một cái cây” có giới thiệu được nhan - Nhan đề “Con muốn làm một cái cây” đề và tác phẩm cần tóm tắt? - Tác giả Vũ Thu Hương ? Đảm bảo độ dài của một VB tóm tắt *VB tóm tắt nên có độ dài từ 7-10 câu ? Đảm bảo được nội dung chính của VB *VB tóm tắt đảm bảo được nội dung ? Trình bày ngắn gọn, đầy đủ các thông chính của VB gốc: Kể về chú bé Bum tin: bối cảnh, nhân vật, sự kiện chính và đáng yêu, tình cảm, được ông nội tặng các chi tiết qua trọng trong truyên “Con một cây ổi khi còn ở trong bụng mẹ. muốn làm một cái cây” *Trình bày ngắn gọn, đầy đủcác thông B2: Thực hiện nhiệm vụ tin: HS: - Bối cảnh: Ngôi nhà của Bum trên SG - Quan sát và nhớ lại kiến thức ở văn bản - Nhân vật: Bum, ông nội, ba mẹ, các “Con muốn làm một cái cây” suy nghĩ cá bạn, cô giáo. nhân và hoàn thành phiếu học tập. - Sự kiện chính, chi tiết chính: GV: Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành. +Khi Bum chưa ra đời B3: Báo cáo, thảo luận +Khi Bum lớn lên và kỉ niệm bên cây ổi - GV mời HS lần lượt trả lời các câu hỏi +Khi ông nội mất và gia đình Bum trong phiếu học tập. chuyển về Vũng Tàu - HS trả lời, nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV kết nối dẫn dắt HS chuyển qua mục tìm hiểu các yêu cầu đối với một đoạn văn
  3. tóm tắt VB: Trong cuộc sống cũng như quá trình học tập, chúng ta phải đọc rất nhiều văn bản khác nhau. Vậy làm sao để có thể nhớ chúng một cách tốt nhất, đòi hỏi chúng ta phải biết tóm tắt ngắn gọn những nội dung, sự việc chính của một văn bản. Vậy bài học viết một văn bản tóm tắt vô cùng thiết thực, giúp ta cảm thấy viêc đọc và nhớ một văn bản nào đó trở nên dễ dàng hơn. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới TÌM HIỂU CÁC YÊU CẦU VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐOẠN VĂN TÓM TẮT VĂN BẢN a) Mục tiêu: - HS biết được các yêu cầu đối với đoạn văn tóm tắt VB b) Nội dung: - GV chia nhóm lớp. - Cho HS làm việc nhóm trên phiếu học tập. - HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. - Phiếu học tập sau khi HS đã hoàn thành. d) Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐOẠN VĂN TÓM - HS thảo luận nhóm bàn để cùng trả TẮT VĂN BẢN lời câu hỏi. 1. Thế nào là đoạn văn tóm tắt VB ? Theo em, một đoạn văn tóm tắt VB - Đoạn văn tóm tắt VB được viết để trình cần đáp ứng những yêu cầu gì? bày ngắn gọn ý chính được nêu trong VB. *Gợi mở: Việc viết đoạn văn tóm tắt VB giúp chúng ? Từ nội dung vừa tìm hiểu trên, em ta nhận ra nội dung chính của VB. hiểu thế nào là đoạn văn tóm tắt VB. 2. Yêu cầu của đoạn văn tóm tắt VB ? Yêu cầu của đoạn văn tóm tắt VB? - Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn ? Cấu trúc của đoạn văn tóm tắt VB văn. như thế nào? - Tóm tắt các ý chính của VB gốc. B2: Thực hiện nhiệm vụ - Đảm bảo yêu cầu về độ dài của đoạn văn. - HS trao đổi, thảo luận nhóm bàn để - Đảm bảo nội dung chính của VB trả lời câu hỏi và rút ra nội dung bài 3. Cấu trúc của đoạn văn tóm tắt VB: học. gồm 2 phần B3: Báo cáo, thảo luận - Giới thiệu nhan đề và tác giả của VB cần - GV yêu cầu HS trao đổi ý kiến với tóm tắt. bạn cùng bàn. - Trình bày ngắn gọn các ý lớn, ý bổ trợ HS: được nêu trong VB - Trao đổi, thảo luận với bạn và trả lời câu hỏi.
  4. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét các câu trả lời của HS và rút ra nội dung kiến thức của bài học. - GV kết nối, dẫn dắt HS chuyển qua nội dung đọc và phân tích một bài viết tham khảo thuật lại sự kiện Hội khỏe Phù Đổng của trường em. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Họ và tên HS: Nhiệm vụ: Em hãy viết đoạn văn (150 - 200 chữ) để tóm tắt một VB nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích. Đặc điểm/ yêu cầu của kiểu bài Tóm tắt văn bản 1. Em chọn văn bản nào để tóm tắt? Vì sao? Nêu tên tác giả của văn bản cần tóm tắt 2. Độ dài của một VB tóm tắt em viết là bao nhiêu câu/chữ? . 3. Thể loại, nội dung chính của VB gốc em cần tóm tắt là gì? Sự viêc/ luận điểm 1: Sự việc/luận điểm 2: 4. Xác định các thông tin cần tóm tắt: bối cảnh, nhân vật, sự kiện chính và các chi tiết chính (VB truyện); luận điểm, chứng cứ (VB nghị luận) Sự việc/ luận điểm 3: THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC a) Mục tiêu: Giúp HS - Nắm\\\ được cách viết đoạn văn tóm tắt văn bản theo các bước. - Lựa chọn văn bản để tóm tắt đúng yêu cầu. - Lựa chọn sự việc/luận điểm để viết, tìm ý, lập dàn ý. - Thành thạo cách viết một đoạn văn tóm tắt. b) Nội dung: - GV sử dụng kĩ thuật công não để hỏi HS về việc lựa chọn sự việc chính/luận điểm chính. - HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và bài viết thực hành đoạn văn tóm tắt văn bản.
  5. d) Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Đề bài: Em hãy viết đoạn văn (150 - 200 chữ) để tóm II. LUYỆN VIẾT tắt một VB nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích. ? Kể tên những truyện ngắn hoặc văn bản nghị luận mà em thích? - GV hướng dẫn HS tìm ý tưởng cho bài viết của mình qua phiếu học tập tìm ý tưởng. (PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2, đã giao) *Gợi ý lựa chọn VB gốc để tóm tắt: + Văn bản em yêu thích + Văn bản em đã đọc kĩ và nắm vững + Có liên quan đến chủ đề yêu cầu (nếu có) + Xác định VB đó là truyện hay văn NL - GV yêu cầu HS xác định mục đích viết bài, người đọc. B2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 1: Chuẩn bị trước GV: khi viết - Hướng dẫn HS xác định đề tài, mục đích, thu thập tự - Xác định đề tài: Lựa chọn liệu. văn bản truyện/ văn bản (?Em nên lựa chọn văn bản nào? nghị luận ? Em có nhớ đầy đủ các sự việc/ luận điểm của VB đó không? ? Nếu không đầy đủ, em có thể tìm thông tin từ đâu? Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý ? Sự việc, chi tiết/luận điểm nào quan trọng nhất trong - Xác định các sự việc/luận bài? điểm chính, các chi tiết ? Em viết đoạn văn tóm tắt nhằm mục đích gì? quan trong trong VB và ? Người đọc văn bản tóm tắt này có thể là ai? Họ muốn trình bày mối quan hệ giữa biết những gì về VB gốc?) các yếu tố này. - Yêu cầu một vài HS trình bày những gì đã viết hoặc -Sắp xếp các sự kiên/luận đang cân nhắc. điểm chính theo trình tự HS: hợp lí. (theo gợi ý sgk/91) - Đọc những gợi ý trong SGK/90-91 và lựa chọn đề tài. Bước 3: Viết đoạn - Trả lời câu hỏi. - Dựa vào dàn ý, viết thành - Tìm ý bằng việc hoàn thành phiếu bài tập. một đoạn văn hoàn chỉnh. - Trình bày ý tưởng sắp viết hoặc đang còn cân nhắc. - Đảm bảo yêu cầu về hình - GV: hướng dẫn mỗi HS dựa vào kết quả tìm thông tin thức đoạn văn, về độ dài đã chuẩn bị, các ý tưởng sắp xếp thể hiện những ý tưởng của đoạn. thành dàn bài (có thể dùng sơ đồ tư duy, sơ đồ chuỗi, Bước 4: Chỉnh sửa và 5W1H, để phát họa dàn ý ) chia sẻ - Chia sẻ bài làm của mình và để góp ý cho nhau. - Đọc lại bản thảo của cá nhân, tự kiểm tra, điều - Hướng dẫn HS tìm hiểu các yêu cầu đối với đoạn văn chỉnh nội dung cấu trúc và nhìn vào bảng kiểm trong SGK để viết đoạn. của bài.
  6. - Viết bài theo ý tưởng, dàn ý đã xây dựng. - Rút kinh nghiệm - GV quan sát và giúp đỡ HS trong quá trình viết. - Chia sẻ bài cùng các bạn. - Tùy vào thời gian, HS có thể làm trên lớp hoặc hoàn chỉnh xong bài khi về nhà. B3: Báo cáo thảo luận GV: - Tổ chức cho 2 HS trao đổi bài, dùng bảng kiểm để góp ý cho nhau. HS: - Đọc sản phẩm của mình, của bạn trao đổi, nhận xét, bổ sung (nếu cần). - Trình bày những gì đã làm được từ đoạn văn của bản thân và những gì đã học hỏi được từ bạn về cách viết đoạn văn tóm tắt. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập và kết quả bài viết của HS. - Hướng dẫn HS dùng Bảng kiểm đoạn văn tóm tắt VB để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết của bản thân (tùy thời gian có thể thực hiện trên lớp hoặc ở nhà). - Nộp bài cho GV xem và sửa chữa, nhận xét. (nếu cần) * Chuyển ý dẫn sang mục sau. BẢNG KIỂM ĐOẠN VĂN TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung kiểm tra Đạt/ Chưa đạt Giới thiệu nhan đề và tác giả của VB cần tóm tắt Trình bày đầy đủ, ngắn gọn các sự việc chính và các chi tiết quan trọng trong VB Đảm bảo hình thức đoạn văn Đảm bảo yêu cầu về độ dài của đoạn văn TRẢ BÀI Mục tiêu: Giúp HS - Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết. - Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn. Nội dung: - GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn. - HS đọc bài viết, làm việc nhóm. Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét. B2: Thực hiện nhiệm vụ
  7. - GV giao nhiệm vụ - HS làm viện theo nhóm - Đoạn văn đã được B3: Báo cáo thảo luận sửa của HS - GV yêu cầu HS nhận xét đoạn \ của bạn. - HS nhận xét bài viết. B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của đoạn. HĐ 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao. c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS Bài tập: Viết đoạn văn tóm tắt VB “Một ngày của Ích-chi-an” B2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS liệt kê các sự việc trong lễ hội đó. - GV hướng dẫn HS: liệt kê các sự việc, hoạt động của VB. B3: Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. HĐ 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập 1: Hãy viết đoạn văn tóm tắt một truyện ngắn đã học. Bài tập 2: Em hãy làm 1 video clip tóm tắt bằng hình ảnh + âm thanh tác phẩm truyện mà em yêu thích. (thực hiện ở nhà nộp cho gv qua nhóm zalo) B2: Thực hiện nhiệm vụ: - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 và 2. B3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống nhóm group zalo, mail, B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
  8. NÓI VÀ NGHE THẢO LUẬN NHÓM VỀ MỘT VẤN ĐỀ GÂY TRANH CÃI (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Xác định được vấn đề chính của một cuộc thảo luận . - Có những nhận định về đúng/sai, hay/dở riêng cho bản thân. - Biết cách lập ý, tìm ý để bảo vệ ý kiến. 2. Về năng lực: - Biết trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân. - Xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên. - Biết đưa ra các ý kiến để giải quyết. - Rèn khả năng hợp tác, thỏa hiệp để đi đến thống nhất vì mục tiêu chung. - Biết cách nói và nghe phù hợp. 3. Về phẩm chất: - Tôn trọng nhữn ý kiến khác biệt, - Biết lắng nghe và thay đổi cách nghĩ, cách làm. - Tôn trọng tập thể. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Máy chiếu, máy tính. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HĐ 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học b) Nội dung: - GV yêu cầu HS quan sát video và giao nhiệm vụ cho HS. - HS quan sát video, lắng nghe những trải nghiệm của bạn, từ đó đóng góp ý kiến hoàn thiện bài. c) Sản phẩm: - HS xác định được nội dung của tiết học là nói về một vấn đề có những ý kiến trái chiều cần có hướng giải quyết thống nhất và hợp lí d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu video và giao nhiệm vụ cho HS: ? Nội dung của đoạn video? Các nhân vật trong đoạn video đang gặp khó khăn vì vấn đề gì? Vì sao có những người đồng tình? Vì sao những người khác không đồng tình? Hướng giải quyết sẽ như thế nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, lắng nghe đoạn video và suy nghĩ cá nhân - GV chấn chỉnh những HS chưa tập trung vào video (nếu có). B3: Báo cáo, thảo luận - HS trả lời câu hỏi của GV B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết nối vào bài. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
  9. Thành lập nhóm và phân công công việc Mục tiêu: - HS xác định được mục đích nói và người nghe - Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói Nội dung: - GV hỏi và nhận xét câu trả lời của HS - HS trả lời câu hỏi của GV Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) 1. Chuẩn bị ? Mục đích nói của bài nói là gì? - Thành lập nhóm và phân công ? Những người nghe là ai? công vệc ? GV chia nhóm lớp hoạt động thảo luận? + nhóm nhỏ 1: Đồng tình ? HS chọn một trong các đề tài như ở SGK/92 + nhóm nhỏ 2: Không đồng tình B2: Thực hiện nhiệm vụ - Chuẩn bị nội dung buổi thảo - HS của lớp phân theo nhóm bầu ra nhóm luận: trưởng. + HS đọc lại VB, tìm hiểu kĩ nhân - Dự kiến KH: Lớp chia thành 5 nhóm ứng với 5 vật, chuẩn bị lí lẽ và bằng chứng chủ đề như SGK để làm sáng tỏ quan điểm CĐ 1: Nhân vật thuyền trưởng Nê-mô có phải là người xấu? CĐ 2: Cách ứng xử của Nét Len với thuyền CĐ : trưởng Nê-mô có thể hiện sự vô ơn với ân nhân Lí lẽ: đã cứu tính mạng mình? Bằng chứng1: . CĐ 3: Ông Quơn-cơ có sai không khi cố tình thử Bằng chứng 2: thách năm đứa trẻ lúc tham quan nhà máy sô-cô- la với ý đồ chọn người thắng cuộc để trao tặng nhà máy? -Thống nhất mục tiêu và thời gian CĐ 4: Ích-chi-an là người may mắn được trao thảo luận năng lực làm người cá hay là người bất hạn? 2. Tập luyện CĐ 5: Bác sĩ Xan-va-tô là nhà khoa học tài năng - Đại diện nhóm sẽ trình bày ý hay là một tên tội phạm kiến thống nhất của nhóm mình Nhóm trưởng sẽ chia nhóm thành 2 nhóm nhỏ , dựa trên những lí lẽ, dẫn chứng những ai cùng quan điểm sẽ về chung 1 nhóm mà các nhóm đã tranh luận, phản nhỏ. biện. ? Nhóm em sẽ nói về nội dung gì? - HS tập nói một mình trước ? Vì sao em đồng tình/ không đồng tình? Nêu các gương. lí lẽ và bằng chứng - HS tập nói trước nhóm/tổ. B3: Thảo luận, báo cáo - HS trình bày kết quả đã thảo luận của nhóm. - Thư kí ghi chép và tổng hợp các ý kiến theo mẫu SGK/93 - Phản hồi ý kiến: Lắng nghe và phân tích những điểm hợp lí và chưa hợp lí.
  10. - Thống nhất ý kiến: Việc tranh luận về nhân vật có thể không đi đến kết luận cuối cùng là ai đúng ai sai, điều quan trọng là mỗi ý kiến tranh luận phải dựa trên bằng chứng và lập luận chặt chẽ thuyết phục được nhiều thành viên trong nhóm ủng hộ, đồng tình. B4: Kết luận, nhận định (GV) GV: Nhận xét phần trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn. TRÌNH BÀY NÓI Mục tiêu: - Luyện kĩ năng nói cho HS - Giúp HS nói có đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông. Nội dung: GV yêu cầu : - HS nói theo dàn ý có sẵn ở tiết HĐ viết & nhận xét HĐ nói của bạn. Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS nói trước lớp - Yêu cầu HS nói theo dàn ý của HĐ viết - Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí - Yêu cầu nói: và yêu cầu HS đọc. + Nói đúng mục đích (ý kiến của B2: Thực hiện nhiệm vụ bản thân về vấn đề được nói đến). - HS xem lại dàn ý của HĐ viết + Nội dung nói có mở đầu, có kết - GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí thúc hợp lí. B3: Thảo luận, báo cáo + Nói to, rõ ràng, truyền cảm. - HS nói (4 - 5 phút). + Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh - GV hướng dẫn HS nói, trình bày trước cả lớp. mắt phù hợp. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau. TRAO ĐỔI VỀ BÀI NÓI Mục tiêu: Giúp HS - Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí. Nội dung: - GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả. Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Trình chiếu phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí. - Nhận xét chéo của - Yêu cầu HS đánh giá HS với nhau
  11. B2: Thực hiện nhiệm vụ - Nhận xét của HS GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí. HS ghi nhận xét, trao đổi, thảo luận, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy. B3: Thảo luận, báo cáo - GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá. - HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét nhận xét của HS và kết nối sang hoạt động sau. HĐ 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao. c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS. Bài tập 1: Việc ghi chép bài học mônNgữ văn có thật sự cần thiết? Bài tập 2: Điểm số có thật sự quyết định năng lực học tập của bạn? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS trao đổi, bày tỏ ý kiến; tìm kiếm lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ ý kiến - HS liệt kê một số việc giúp học tốt môn Ngữ văn như (luyện đọc nhiều, tập trung và dành thời gian đọc lại, tập trung nghe và tránh làm việc riêng và ghi chép bài đầy đủ, gạch dưới ý chính và sử dụng sơ đồ tư duy ) B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. HĐ 4: Củng cố, mở rộng a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập: Hãy tìm thêm một số đề tài/chủ đề có thể gây tranh cãi và hãy tìm những lí lẽ để thuyết phục người khác về ý kiến của mình về một trong các vấn đề đó. B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. B3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
  12. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.