Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 8: Đồ thị quãng đường, thời gian (Phần 3) - Năm học 2022-2023

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:

- Hiểu được tầm quan trọng của tốc độ trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

-Hiểu được ý nghĩa của một số biển báo tốc độ trong tham gia giao thông.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung: 

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sự ảnh hưởng của tốc độ trong tham gia giao thông.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các hậu quả khi vượt quá tốc độ khi tham gia giao thông

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện quan sát video, hình ảnh liên quan.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : 

- Năng lực nhận biết KHTN:  Nhận biết được ảnh hưởng của tốc độ khi tham gia giao thông.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: hiểu được ý nghĩa các biển báo tốc độ trong giao thông.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: tính được khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông.

3. Phẩm chất: 

  • Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
  • Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, tìm hiểu về an toàn giao thông. 
  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

  1. Giáo viên:
  • Video và hình ảnh về tốc độ trong giao thông

 

  • Phiếu học tập 
  1. Học sinh: 
  • Bài cũ ở nhà.
  • Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
docx 8 trang Thanh Tú 31/05/2023 11174
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 8: Đồ thị quãng đường, thời gian (Phần 3) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_canh_dieu_bai_8_do_thi.docx
  • pptxBài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 8 Đồ thị quãng đường, thời gian (Phần 3) -.pptx
  • docxPhiếu bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 8 Đồ thị quãng đường, thời gian (Phần 3.docx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 8: Đồ thị quãng đường, thời gian (Phần 3) - Năm học 2022-2023

  1. BÀI 8: ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN Phần III. TỐC ĐỘ VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG Môn học: KHTN - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được tầm quan trọng của tốc độ trong việc đảm bảo an toàn giao thông. -Hiểu được ý nghĩa của một số biển báo tốc độ trong tham gia giao thông. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sự ảnh hưởng của tốc độ trong tham gia giao thông. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các hậu quả khi vượt quá tốc độ khi tham gia giao thông - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện quan sát video, hình ảnh liên quan. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : - Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết được ảnh hưởng của tốc độ khi tham gia giao thông. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: hiểu được ý nghĩa các biển báo tốc độ trong giao thông. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: tính được khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông. 3. Phẩm chất: - Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, tìm hiểu về an toàn giao thông. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Video và hình ảnh về tốc độ trong giao thông - Phiếu học tập 2. Học sinh:
  2. - Bài cũ ở nhà. - Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là mối liên hệ giữa tốc độ và an toàn giao thông) a) Mục tiêu: - Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập b) Nội dung: - Học sinh thực hiện nhiệm vụ trên phiếu học tập c) Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chiếu video một tình huống giao thông. - GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thực hiện nhóm theo yêu cầu viết trên phiếu trong 2 phút. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên nhóm học sinh trình bày đáp án. GV chốt và bổ sung đáp án của HS. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
  3. a) Mục tiêu: - Nhận biết ảnh hưởng của tốc độ đến an toàn khi tham gia giao thông - Nêu được ý nghĩa của các biển báo tốc độ trong giao thông b) Nội dung: - Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, vận dụng kiến thức về giao thông trong thực tế đời sống để hoàn thành câu 2 trong phiếu học tập: “Tốc độ ảnh hưởng như thế nào đến hậu quả gây ra cho người và xe trong các vụ va chạm giao thông? Lấy ví dụ minh họa.” c) Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Tìm hiểu ảnh hưởng của tốc độ đến an toàn giao thông *Chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Tốc độ và an toàn giao - GV giao nhiệm vụ học tập nhóm, thảo luận đưa thông ra các tình huống có thể xảy ra, viết đáp án vào - Tốc độ có mối liên hệ với số vụ phiếu học tập tai nạn giao thông và mức độ ảnh *Thực hiện nhiệm vụ học tập hưởng lên người và xe khi va chạm giao thông. HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập. HS hoạt động nhóm thảo luận đưa ra câu trả lời - Tốc độ càng cao, mức độ rủi ro *Báo cáo kết quả và thảo luận càng lớn GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một + Thời gian xử lí tình huống ít, nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). dễ va chạm *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + Mức độ nghiêm trọng của các - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. vụ va chạm lớn, có thể ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của - Giáo viên nhận xét, đánh giá. người tham gia giao thông. - GV nhận xét và chốt nội dung, nhấn mạnh ảnh hưởng của tôc độ đến an toàn giao thông. - GV đưa thêm một số tình huống có thể gặp phải khi tham gia giao thông để học sinh cùng phân tích, nhận định rõ về việc đảm bảo tốc độ và khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông. Hoạt động 2.2: Tính khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông
  4. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ nhóm cho HS yêu cầu HS - Biện pháp đảm bảo an toàn nghiên cứu tài liệu và vận dụng kiến thức thực tế giao thông: đưa ra một số biện pháp đảm bảo an toàn khi tham + Đi đúng làn đường gia giao thông – hoàn thành câu hỏi 3 trong phiếu học tập + Đi đúng tốc độ cho phép *Thực hiện nhiệm vụ học tập + Giữ khoảng cách phù hợp khi tham gia giao thông HS hoạt động nhóm đưa ra các biện pháp, viết câu trả lời câu 3 trong phiếu học tập. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung * Mở rộng: Giáo viên đưa công thức 3 giây để học sinh có thể tính được khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - Hệ thống và hiểu rõ hơn về kiến thức đã học. b) Nội dung: - HS thực hiện cá nhân phần “Tính khoảng cách an toàn” theo yêu cầu của GV vào vở ghi bài. - Hoạt động nhóm hoàn thành câu 4 phiếu học tập c) Sản phẩm: - Câu trả lời cá nhân học sinh - Sản phẩm trên phiếu học tập d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập
  5. GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân Tính khoảng Bài 1. Một xe ô tô chạy trên cách an toàn” theo yêu cầu của GV vào vở ghi bài. đường cao tốc với vận tốc 70km/h. Khoảng cách tối thiểu - Hoạt động nhóm tìm hiểu ý nghĩa biển báo giao của xe đó với xe phía trước là thông, ghi câu trả lời vào phiếu học tập bao nhiêu để đảm bảo an toàn? *Thực hiện nhiệm vụ học tập v = 70km/h = 19,4 m/s HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Khoảng cách tối thiểu = 19,4 * 3 *Báo cáo kết quả và thảo luận = 58,3 (m) - GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày cá nhân hoàn thành bài tính khoảng cách an toàn - Đại diện nhóm hoàn thành câu 4 phiếu học tập *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của học sinh và nhấn mạnh lại kiến thức a b c 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Nội dung: Vẽ tranh tuyên truyền về ảnh hưởng của tốc độ đến an toàn giao thông c) Sản phẩm: Tranh tuyên truyền của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu mỗi nhóm HS hãy Vẽ tranh tuyên truyền về ảnh hưởng của tốc độ đến an toàn giao thông *Thực hiện nhiệm vụ học tập
  6. Các nhóm HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm. *Báo cáo kết quả và thảo luận Sản phẩm của các nhóm *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
  7. PHIẾU HỌC TẬP CHỦ ĐỀ: TỐC ĐỘ VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG Họ và tên: Lớp: . Câu 1. Theo dõi video, cho biết những khả năng có thể xảy ra trong tình huống vừa xem và đưa ra nhận xét tốc độ có ảnh hưởng đến an toàn khi tham gia giao thông không? . . Câu 2. Tốc độ ảnh hưởng như thế nào đến hậu quả gây ra cho người và xe trong các vụ va chạm giao thông? Lấy ví dụ minh họa. . . Câu 3. Hãy đưa ra một số biện pháp đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. . . Câu 4. Ý nghĩa của biển báo hạn chế tốc độ.