Giáo án Steam môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Phần: Sinh học - Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu sinh sản ở sinh vật.
  • Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. Lấy được các ví dụ về sinh sản đối với sinh vật.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng nhận biết những hình ảnh của quá trình sinh sản. 

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Năng lực nhận biết khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm sinh sản.
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví dụ về sinh sản.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận biết được quá trình sinh sản của sinh vật.

3. Phẩm chất:

  • Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về sinh sản của sinh vật.
  • Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm.
  • Có ý thức hoàn thành các nội dung thảo luận trong bài học.
  • Luôn cố gắng vươn lên trong học tập.

III. Thiết bị dạy học và học liệu:

1. Giáo viên:

  • Video, hình ảnh về sinh sản của sinh vật.
  • Phiếu học tập.

2. Học sinh:

  • Ôn lại kiến thức cũ đã học.
  • Đọc và nghiên cứu, tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. Tiến trình dạy học:

1. Hoạt động 1: Mở đầu.

a) Mục tiêu:

  • Tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học.

b) Nội dung:

  • Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về sinh sản, qua quan sát video, hình ảnh về sinh sản của sinh vật.

c) Sản phẩm:

  • Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL.
docx 7 trang Thanh Tú 06/06/2023 3720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Phần: Sinh học - Bài 37: Sinh sản ở sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_chan_troi_san.docx
  • pptxBài giảng Steam môn Khoa học tự nhiên (Sách Chân trời sáng tạo) - Phần Sinh học - Bài 37 Sinh sản ở.pptx

Nội dung text: Giáo án Steam môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Phần: Sinh học - Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

  1. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 BÀI 37: SINH SẢN Ở SINH VẬT Môn học: KHTN – Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: ­ Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: ­ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu sinh sản ở sinh vật. ­ Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. Lấy được các ví dụ về sinh sản đối với sinh vật. ­ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng nhận biết những hình ảnh của quá trình sinh sản. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên: ­ Năng lực nhận biết khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm sinh sản. ­ Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví dụ về sinh sản. ­ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận biết được quá trình sinh sản của sinh vật. 3. Phẩm chất: ­ Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về sinh sản của sinh vật. ­ Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm. ­ Có ý thức hoàn thành các nội dung thảo luận trong bài học. ­ Luôn cố gắng vươn lên trong học tập. III. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Giáo viên: ­ Video, hình ảnh về sinh sản của sinh vật. ­ Phiếu học tập. 2. Học sinh: ­ Ôn lại kiến thức cũ đã học. ­ Đọc và nghiên cứu, tìm hiểu trước bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động 1: Mở đầu. a) Mục tiêu: Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 1
  2. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 ­ Tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học. b) Nội dung: ­ Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về sinh sản, qua quan sát video, hình ảnh về sinh sản của sinh vật. c) Sản phẩm: ­ Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học Nội dung sinh * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Đáp án câu hỏi: ­ Giáo viên cho học sinh chơi trò ✓ Cây ưa sáng. chơi giải mã ô chữ. ✓ Carbon dioxide. ­ Giáo viên chiếu video, hình ảnh về ✓ Quang hợp. sinh sản của sinh vật. ✓ Phổi. ­ Giáo viên phát phiếu học tập ✓ Lớp bò sát. KWL và yêu cầu học sinh thực ✓ Ba nhóm. hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên ✓ Nước. phiếu trong 2 phút. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: C Â Y Ư A S Á N G ­ Học sinh hoạt động cá nhân theo C A R B O N D I O X I D E Q U A N G H Ợ P yêu cầu của giáo viên. Trả lời các P H Ổ I câu hỏi và hoàn thành phiếu học L Ớ P B Ò S Á T tập. B A N H Ó M ­ Giáo viên cho học sinh trả lời các N Ư Ớ C ô chữ và đáp án ô dọc: Sinh sản. SINH SẢN. ? Những cây có nhu cầu ánh sáng cao, cường độ ánh sáng mạnh được gọi là loại cây gì? ? Trong quá trình quang hợp, cây xanh sử dụng loại khí nào? ? Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng được gọi là quá trình gì? ? Ở người, quá trình trao đổi khí diễn ra ở cơ quan nào? ? Thằn lằn, cá sấu, rùa thuộc lớp động vật nào? ? Dựa vào nhu cầu của thực vật với Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 2
  3. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 nguồn nước, người ta chia thực vật thành bao nhiêu nhóm? ? Sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ môi trường nào? * Báo cáo kết quả và thảo luận: ­ Học sinh trả lời câu hỏi các ô chữ. ­ Học sinh quan sát hình ảnh về sinh sản của sinh vật. ­ Một vài học sinh đọc kết quả trong phiếu học tập của cá nhân. Học sinh khác nhận xét, bổ sung. ­ Giáo viên liệt kê lại đáp án của học sinh. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: ­ Giáo viên nhận xét. ­ Giáo viên giới thiệu thêm: Khoảng thời gian từ khi sinh ra đến khi chết tự nhiên của một loài sinh vật gọi là tuổi thọ. Tuổi thọ gần đúng của một số loài có hạn định như ve sầu 30 ngày, chim sẻ 5 năm, cây chuối 2 - 4 năm, bướm 1 - 2 tuần, cây lúa 3 - 7 tháng, Trong thế giới sống, sự tồn tại của một loài phụ thuộc vào khả năng sinh ra các thành viên mới thông qua quá trình sinh sản. ­ GV đặt vấn đề: Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sinh sản ở sinh vật. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. a) Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật. b) Nội dung: Học sinh hoạt động nhóm nhỏ ( 2 học sinh) để trả lời các câu hỏi. Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 3
  4. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 Câu 1: Nhận xét số lượng các thành viên trong gia đình sau 3 thế hệ? Sự gia tăng thành viên nhờ quá trình nào? Câu 2: Quan sát Hình 37.1 và 37.2, em có nhận xét gì về số lượng bố mẹ tham gia sinh sản, đặc điểm cơ thể con ở sư tử và cây dâu tây? Lấy ví dụ vể sinh sản ở một số sinh vật khác. Câu 3: Dự đoán hình thức sinh sản ở sư tử và cây dâu tây? c) Sản phẩm: Thông qua quá trình quan sát hình ảnh, học sinh đưa ra các câu trả lời. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: 1. Khái niệm sinh sản. * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: ­ Giáo viên phân chia học sinh trong lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2 học 1. Khái niệm sinh sản: sinh. ­ Sinh sản ở sinh vật là quá trình tạo ­ GV cho HS quan sát tranh về một gia ra những cá thể mới, đảm bảo sự đình và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phát triển liên tục của loài. vể các thế hệ trong gia đình đó. ­ Học sinh quan sát hình ảnh trong SGK, hoạt động cá nhân để trả lời các câu hỏi. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: ­ Học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ, kết hợp quan sát hình ảnh để trả lời các câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập. * Báo cáo kết quả và thảo luận: ­ GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Câu 1: Sau ba thế hệ các thành viên trong gia đình tăng lên. Nhờ quá trình sinh sản đảm bảo trong gia đình sẽ có những thành viên mới. Câu 2: Sư tử bố mẹ sinh ra các sư tử con, sư tử con sinh ra giống sư tử bố và mẹ; Một bộ phận của cây dâu tây có thể sinh ra cây con, cây con giống cây ban đầu; Ví dụ: sinh sản ở mèo, sinh Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 4
  5. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 sản ở lợn, sinh sản ở củ khoai lang, Câu 3: Từ một cá thể ban đầu có thể tạo ra cây dâu tây mới - sinh sản vô tính; Từ hai cá thể (sư tử bố và sư tử mẹ) đã tạo nên những con sư tử con - sinh sản hữu tính. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: ­ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. ­ Giáo viên nhận xét, đánh giá. ­ GV nhận xét và chốt nội dung khái niệm sinh sản của sinh vật 3. Hoạt động 3: Luyện tập. a) Mục tiêu: Củng cố lại khái niệm về sinh sản của sinh vật. b) Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi. Câu 1: Hình ảnh nào trong hai hình thể hiện sinh sản ở sinh vật? Giải thích? Câu 2: Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm mục đích gì? c) Sản phẩm: Đáp án các câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: ­ Giáo viên chiếu hình ảnh. Học sinh quan sát hình ảnh. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: ­ Học sinh hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi. * Báo cáo kết quả và thảo luận: ­ Giáo viên gọi 1 – 2 học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét và bổ sung ( nếu cần). Câu 1: Tái sinh đuôi thạch sùng chỉ là sự sinh sản ở tế bào; Hình vịt mẹ và đàn vịt con thể hiện sinh sản ở sinh vật. Vì sau một thời gian, đàn vịt có sự gia tăng vể số lượng. Câu 2: Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 5
  6. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 sinh vật nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: ­ Giáo viên nhận xét. 4. Hoạt động 4: Vận dụng. a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh. b) Nội dung: Nhận biết được các quá trình sinh sản của sinh vật trong tự nhiên. c) Sản phẩm: Học sinh nhân giống cho cây khoai tây. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: ­ Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà thực hành nhân giống trên cây khoai tây. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: ­ Học sinh hoạt động cá nhân để nhân giống khoai tây. * Báo cáo kết quả và thảo luận: ­ Sản phẩm của học sinh. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: ­ Học sinh nộp sản phẩm vào tiết sau. PHIẾU HỌC TẬP BÀI: 37: SINH SẢN Ở SINH VẬT Họ và tên: Lớp: . Nhóm: ❖ Em biết gì về sinh sản ở sinh vật ( ghi vào cột K), em muốn biết điều gì về sinh sản của sinh vật ( ghi vào cột W) K W L ❖ Số lượng các thành viên trong gia đình Thế hệ 1 Ông, Thế hệ 2 Thế hệ 3 Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 6
  7. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học: 2022 - 2023 Nhóm soạn giáo án Sinh học THCS Page 7