Giáo án Steam Ngữ văn Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 1

 I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà 

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản

* Năng lực đặc thù 

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “ Buổi học cuối cùng”

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền, …) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của văn bản 

- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

2. Về phẩm chất: Có tình yêu với tiếng mẹ đẻ, tình yêu quê hương đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động.

b. Nội dung

GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.

HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học

c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

docx 64 trang Thanh Tú 03/06/2023 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Steam Ngữ văn Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_ngu_van_lop_7_sach_canh_dieu_bai_1.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Ngữ văn Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Bài 1

  1. BỘ SGK CÁNH DIỀU BÀI HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC SĐT CÔNG VIỆC 1. Hoàng Thị Hà Trường THCS Xuân Trúc 0987895797 Vb Người đàn ông cô Bài 1 – Ân Thi – Hưng Yên độc giữa rừng, Bố của Xi -mông 2. Vũ Thị Dịu (W) Trường THCS Hạ Lễ - Ân 0982677658 Thực hành tiếng Việt + Thi- Hưng Yên HĐ nói và nghe(PP) 3. Phạm Nguyên Hải Ân Thi - Hưng Yên 0916925199 Dọc đường xứ nghệ 4. Nguyễn Thị Hải Hậu THCS Tân Phúc – Ân Thi 0366781987 Vb Buổi học cuối cùng – Hưng Yên 5. Đào Thị Thảo Hải Dương HĐ Viết 6. Nguyễn Thu Sương HĐ nói và nghe (Phần W) BÀI 1: TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT Đọc – hiểu văn bản (1) NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG (Trích tiểu thuyết Đất rừng phương Nam) – Đoàn Giỏi – I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực * Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1]. - Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà [2]. - Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản [3].
  2. * Năng lực đặc thù - Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [4]. - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền, ) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, ) của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [5]. - Nhận biết được từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền trong các văn bản đã học được thể hiện trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [6]. - Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [7]. 2. Về phẩm chất: Có tình yêu thương con người, biết cảm thông và chia sẻ với người khác. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập. - Tranh ảnh về nhà văn Đoàn Giỏi và văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”. - Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’) a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động. b. Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu. HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên. d. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Quan sát video, chú ý hình ảnh người đàn ông sau và nêu cảm nhận ban đầu của em về người đàn ông trong ảnh qua đoạn video?
  3. - Bật video trích đoạn bộ phim “Đất rừng phương Nam” B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát video, lắng nghe lời trong video và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của GV hướng dẫn HS quan sát video, có thể tạm dừng video để HS quan sát khung cảnh B3: Báo cáo, thảo luận: GV chỉ định HS trả lời câu hỏi. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV): - Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em. - Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản. Các em thân mến! Miền Tây Nam Bộ là một trong những vùng đất đã đi vào trong rất nhiều tác phẩm văn học. Ở đó ta bắt gặp không chỉ khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình mang nét riêng của miền Tây Nam Bộ mà người đọc còn cảm nhận được những nét đẹp tâm hồn của con người nơi đây. Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi mà hôm nay cô và các em đi tìm hiểu sẽ cho chúng ta cảm nhận rất rõ nét đẹp đó của con người miền Tây Nam Bộ được thể hiện qua nhân vật Võ Tòng. 2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’) 2.1 Tri thức đọc – hiểu
  4. Mục tiêu: [2]; [3]; [5] Nội dung: GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) 1. Tính cách nhân vật, bối cảnh - Chia nhóm cặp đôi * Tính cách nhân vật: Thường - Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để được thể hiện qua hình dáng, cử cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy có thể chỉnh sửa nếu cần thiết. nghĩ của nhân vật; qua nhận xét ? Tính cách nhân vật thường được thể hiện ở những của người kể chuyện và các nhân phương diện nào? vật khác. ? Bối cảnh trong truyện là gì? * Bối cảnh trong truyện thường ? Nêu tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong tác phẩm chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời tự sự? kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch ? Em hiểu thế nào là ngôn ngữ vùng miền? sử); thời gian và địa điểm, quang B2: Thực hiện nhiệm vụ cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện - HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, (bối cảnh riêng); trao đổi và thống nhất ý kiến. 2. Tác dụng của việc thay đổi B3: Báo cáo, thảo luận ngôi kể - GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm. Một câu chuyện có thể linh hoạt - HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn thay đổi ngôi kể để việc kể được lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của linh hoạt hơn các cặp đôi báo cáo. 3. Ngôn ngữ các vùng miền B4: Kết luận, nhận định - Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận của Việt Nam, vừa có tính thống xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). nhất cao, vừa có tính đa dạng. GV:
  5. bán mặt cho trời để nuôi chị em tôi khôn lớn. Bấy nhiêu cay đắng, tảo tần ấy quả thật dù có đi hết kiếp tôi cũng chẳng bao giờ hoàn trả lại cho mẹ được, bởi sự hy sinh ấy to lớn và thiêng liêng quá. Còn nhớ mãi những ngày tôi 4 tuổi, còn em gái tôi hai tuổi, thuở ấy bố mẹ tôi mới đi vào nam lập nghiệp, cuộc sống bấp bênh và khổ cực vô cùng, thế nên bố mẹ đã tạm gửi chị em tôi về Bắc cho ông bà nội chăm hộ. Vì còn quá nhỏ và không hợp khí hậu, nên chúng tôi bệnh tật liên miên, đặc biệt là em tôi, nó cứ gầy đét, rồi bị hết bệnh này đến bệnh khác. Vì xót chúng tôi xa cha mẹ, lại ốm đau nhiều, nên mới hơn một năm bố mẹ tôi đã vội khăn gói về quê để đón chúng tôi vào nam lại. Tôi vẫn nhớ mãi ngày ấy, khi nhìn thấy bố mẹ về đến cổng nhà ông nội, cô chú cứ bảo chị em tôi ra đón bố mẹ, nhưng chúng tôi thì do xa cha mẹ lâu quá nên cứ đứng nép sau chân bà nội không chịu ra đón. Chẳng biết ai đã nói câu rằng: “Chắc chúng nó quên cả bố mẹ rồi”, khiến bố tôi lặng cả đi, còn mẹ tôi thì bật khóc nức nở, cô chú phải an ủi mãi, từ đó trở đi mẹ chẳng bao giờ còn nghĩ sẽ xa chúng tôi nữa dù cuộc sống có khó khăn đến thế nào. Nghĩ lại đến giờ, tôi bỗng thấy vừa có lỗi, vừa xót xa, có nỗi đau, sự tổn thương nào bằng việc con cái quên đi cả người làm mẹ. Rồi tôi nhớ lúc 6, 7 tuổi, vào những ngày mưa dầm, bão bấc mẹ vẫn lặn lội cõng tôi ra trạm xá, để tiêm vắc-xin phòng bệnh, thậm chí có những lần mẹ còn dùng đôi quang gánh vẫn thường gánh rau đi bán, gánh chúng tôi đi. Một bờ vai nhỏ bé, nhưng gánh cả hai cuộc đời, nghĩ cũng đủ để hiểu có bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn. Thế nhưng tôi chưa từng thấy mẹ oán trách, than thở bao giờ, mặc cho những cơn đau lưng hành hạ, những cơn đau đầu hoành hành, mẹ cũng chỉ yên lặng chịu đựng vì không muốn chúng tôi lo lắng. Ôi, thế gian này quả thật chẳng có ai hy sinh nhiều như mẹ, lấy chồng rồi, mẹ mất tất cả chỉ được lời mỗi mấy đứa con thơ dại. Con là tất cả của mẹ, mẹ chấp nhận đánh đổi cả cuộc đời, để cho con một tương lai tươi đẹp mà không hề tiếc nuối. Càng nghĩ tôi lại càng thương mẹ biết bao nhiêu. * Dự kiến bài viết về sự việc: Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Thầy có là những người có công ơn dạy dỗ, dìu dắt chúng ta trong hành trình tìm đến với tri thức. Trong cuộc đời, mỗi người hẳn đều có một người thầy, cô giáo mà bản thân rất kính trọng. Và tôi cũng như vậy.
  6. Người giáo viên mà tôi yêu quý và kính trọng nhất là cô Nguyễn Thu Hà. Cô là giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi, cũng là giáo viên dạy môn Ngữ văn. Năm nay, cô ba mươi sáu tuổi. Khuôn mặt của cô trông rất hiền dịu. Nước da trắng hồng, cùng mái tóc dài ngang vai. Đôi mắt với ánh nhìn dịu dàng. Nụ cười của cô luôn rạng rỡ trên môi. Mỗi khi đến lớp, cô thường mặc những trang phục đơn giản, nhưng toát lên vẻ thanh lịch. Tôi cảm thấy cô rất xinh đẹp, trẻ trung. Trong giờ học, cô là một giáo viên rất nghiêm khắc. Dù vậy, cô cũng rất tâm lí. Cô luôn dành thời gian để truyền đạt cho học sinh kiến thức của môn học một cách tốt nhất. Giọng nói của cô vừa truyền cảm, vừa ấm áp. Tôi rất yêu thích giọng nói của cô. Mỗi khi có bạn không chú ý nghe giảng, cô đều nhắc nhở nhẹ nhàng. Cô rất hay ở lại lớp trong những giờ ra chơi để trò chuyện cùng chúng tôi. Cô tâm sự với cả lớp rất nhiều điều: từ việc học tập, đến vấn đề trong cuộc sống. Nhờ có cô, tôi cảm thấy học được rất nhiều điều bổ ích. Tôi còn nhớ mãi một kỉ niệm về cô. Hôm đó, cô gọi tôi lên bảng để kiểm tra bài cũ. Nhưng tối hôm trước, tôi đã không học bài do mải xem phim. Khi nghe cô hỏi, tôi không trả lời được câu hỏi. Lúc đó, tôi nhìn thấy ánh mắt của cô rất buồn. Từ trước tới nay, tôi luôn là một học sinh chăm chỉ. Việc xảy ra ngày hôm nay có lẽ đã khiến cô cảm thấy thất vọng. Cô không trách mắng, mà yêu cầu tôi về chỗ. Cả buổi học hôm đó, tâm trạng của tôi rất nặng nề. Tôi tự trách bản thân. Cuối buổi học, tôi đã chủ động lên xin lỗi cô. Lời nhắc nhở của cô khiến tôi còn nhớ mãi. Nhờ có cô, tôi mới ý thức học tập chăm chỉ hơn. “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” - Đó là câu tục ngữ đề cao vai trò của người giáo viên. Bởi vậy, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân phải yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. - HS nhận xét lẫn nhau Đánh giá - GV nhận xét đánh giá kết quả
  7. Dự kiến ghi bảng => GV bổ sung: 1. Mở bài - Giới thiệu khái quát về đối tượng cần biểu cảm: người thân trong gia đình, trong xã hội (trường lớp, quan hệ xung quanh nhà ) - Nêu khái quát tình cảm em dành cho người ấy: Yêu mến, quý trọng, thương yêu * Cách mở bài: - Trực tiếp: Đi thẳng vào vấn đề VD: Trong gia đình ai em cũng em yêu quý những để nói về người em yêu quý nhất không thể không nhắc đến - Gián tiếp: Đi từ 1 câu thơ, câu ca dao, lời bài hát, chủ đề của đề bài cho. VD: Câu thơ: + Mẹ: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Mỗi lần ai đó nhắc đến câu thơ/ cao dao trên là long tôi lại nao nao nhớ về mẹ - người phụ nữ sinh thành ra tôi, nuôi nấng tôi khôn lớn thành người. Đó còn là người mà tôi luôn yêu thương và kính trọng. + Cha/ bố: Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha. + Câu hát: “Trên trời cao có muôn ngàn ánh sao và mẹ tôi chỉ có một mà thôi” 2. Thân bài: Biểu cảm chi tiết về đối tượng * Yêu cầu cần đạt: Đảm bảo các ý sau: 5 ý là 5 đoạn văn - Biểu cảm được những nét khái quát về đối tượng: Tuổi tác, dáng người, nghề nghiệp
  8. VD: Mẹ tôi năm nay chạc 40 tuổi, nhưng so tuổi thì mẹ tôi già hơn nhiều, chắc bởi vì cả cuộc mẹ vất vả lo cho chị em chúng từng miếng cơm, manh áo nên mái mẹ đã pha sương. Với cái dáng người nhỏ nhắn, gầy guộc không ai nghĩ rằng mẹ tôi lại là một người phụ nữ nông dân khỏe khoắn. Mẹ làm mọi việc từ giúp người ta lau dọn nhà cửa đến việc nặng nhọc như bê vác mẹ đều làm hết. Mẹ chỉ mong chúng tôi được trường như bao bạn khác - Biểu cảm chi tiết về ngoại hình của đối tượng: Tóc, trán, lông mày, mắt, gò má, sống mũi, đôi môi, khuôn mặt, bàn tay, bờ vai, bắp chăn, hàm răng VD: + Tóc: Mái tóc của mẹ tôi đã chuyển màu hoa râm (trắng đen) => miêu tả Vì năm tháng khó nhọc và khổ cực mái tóc của mẹ tôi không còn đen như trước nữa mà nó dần chuyển sang màu hoa râm. Đó là là dấu hiệu của năm tháng vất vả ngược xuôi ở một người đàn bà truân chuyên Tôi yêu lắm mái tóc hoa râm, thô ráp ấy, bởi chính có nó hi sinh mới có hình hài xinh xắn của tôi giờ đây => biểu cảm + Mắt: Mắt mẹ tôi nhỏ, lông mi ngắn, khóe mắt nhăn nheo => Miêu tả Mẹ tôi có một đôi mắt không long lanh, cuốn hút như những người phụ nữ xinh đẹp. Đôi mắt ấy nhỏ, đôi hàng mi ngắn và bị sụt mí, quanh khóe mắt đã xuất hiện những nếp nhăn đó là sự hằn in (dấu hiệu) của năm tháng để lại trên khuôn mặt mẹ tôi. Đôi mắt ấy tuy không đẹp nhưng với chúng tôi đôi mắt ấy là món quà vô giá mà thượng đế ban cho mẹ. Đôi mắt luôn nhìn chúng tôi với ánh nhìn đầy trìu mến, yêu thương; đôi mắt ấy sẽ trùng xuống và xuất hiện hiện thêm những giọt sương trong suốt khi chúng tôi phạm lỗi lầm hay ngang bướng. Và cũng chính đôi mắt ấy luôn rộng lượng, bao dung khi chúng tôi nhận ra lỗi và biết sửa sai. Quả đúng như người ta nói rằng: “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” và mẹ tôi có cửa sổ tâm hồn chan chứa tình yêu thường và sự bao dung. - Biểu cảm về tính tình, cách cư xử với mọi người: + Nóng tính, hiền dịu, hay nói to + Cách cư xử với mọi người: người đó với người lớn (ông bà), bạn đời (bố/mẹ), hàng xóm, bản thân em. - Biểu cảm về kỉ niệm với đối tượng: vui, buồn, bài học rút - Nêu ra vai trò của đối tượng trong cuộc sống của em. 3. Kết bài: - Khẳng định lại tính cảm của dành cho đối tượng - Hứa hẹn trong tương lai => Mở bài (1 đoạn văn) + Thân bài (5 ý 5 đoạn văn) + Kết bài (1 đoạn văn) = 7 đoạn văn. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
  9. b) Nội dung: Hoàn thiện phần sưu tầm và làm bài tập của mình ở nhà c) Sản phẩm: Tranh ảnh/ video/ bài viết của HS d) Tổ chức hoạt động: - GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS: Chuyển giao ? Sưu tầm những bức ảnh/ vẽ tranh về đề tài “Gia đình em” và nhiệm vụ viết bài văn biểu cảm về một người hoặc sự việc liên quan đến bức tranh đó thông qua các bước đã thực hành ở các phần trên? - HS tiếp nhận Thực hiện - HS làm việc cá nhân (tại nhà) nhiệm vụ Báo cáo thảo - HS up bài lên Padlet luận - GV thu thập bài. - HS: + Nhận xét lẫn nhau; HS chấm điểm dưới phần bài của các bạn. Đánh giá kết + Thư kí lớp chốt điểm và báo cho GV. quả - GV: Nhận xét, đánh giá, chốt điểm và trao thưởng cho những bài viết ấn tượng * Hướng dẫn về nhà - Note lại dàn ý chung cho bài văn biểu cảm về một con người hoặc một sự việc và sổ tay văn học. - Hoàn thành bài tập được giao và đưa lên Padlet của lớp. - Chuẩn bị bài mới: Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề. ======
  10. NÓI VÀ NGHE Tiết : NÓI VÀ NGHE TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu: 1. Năng lực - Nói được ý kiến của bản thân minh về một vấn đề trong đời sống. - Biết phát triển năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận. - Biết cách nói và nghe phù hợp với vấn đề là nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc/ sự kiện. 2. Phẩm chất - Tự tin thể hiện quan điểm của bản thân. - Biết lắng nghe, hợp tác nhóm. II. Thiết bị và học liệu 1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, 2. Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, Phiếu học tập, rubric đánh giá. III.Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học Dự kiến câu trả lời: Cột K Cột W Cột L Những điều em đã biết khi Những điều em muốn biết Những điều em rút ra sau thực hiện để thuyết phục các thêm, nhắc lại để để thuyết phần thực hành trình bày ý bạn của mình tin vào vấn đề phục các bạn của mình tin kiến về một vấn đề để thuyết mà mình đưa ra trong buổi vào vấn đề mà mình đưa ra phục các bạn về vấn đề đó. thuyết trình. trong buổi thuyết trình. - Chuẩn bị nội dung trình - Muốn biết quy trình khi bày cụ thể, rõ ràng. trình bày một vấn đề trong . - Nắm kĩ nội dung mà mình đời sống. chuẩn bị để trình bày vấn - Cần lưu ý những gì khi đề một cách tự tin, cuốn trình bày một vấn đề ? hút người nghe.
  11. - Trao đổi với bạn bè, người thân những vấn đề còn băn khoăn d. Tổ chức thực hiện hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu hỏi: Khi được giáo viên giao một nhiệm vụ thuyết trình về một vấn đề nào đó, em sẽ làm thế nào để thuyết phục các bạn của mình tin vào vấn đề mà mình đưa ra? Theo em, trong một cuộc họp, để đưa ra được những nguyên nhân cho kết quả của một sự kiện thì ta phải trải qua những công việc nào? Điền vào cột K, cột W trong bảng KWL sau đây: Cột K Cột W Cột L Những điều em đã biết khi Những điều em muốn biết Những điều em rút ra sau thực hiện để thuyết phục thêm, nhắc lại để để thuyết phần thực hành trình bày ý các bạn của mình tin vào phục các bạn của mình tin kiến về một vấn đề để thuyết vấn đề mà mình đưa ra vào vấn đề mà mình đưa ra phục các bạn về vấn đề đó. trong buổi thuyết trình. trong buổi thuyết trình. . . Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nhớ lại và điền cột K, cột W trong bảng KWL. GV quan sát, hỗ trợ nếu cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS phát biểu. Trình bày ý kiến Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS. Dẫn dắt vào bài. GV kết nối vào tiết học: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống thực chất là nêu lên những suy nghĩ của người nói trước một vấn đề trong đời sống. Vậy làm thế nào để vấn đề ấy thuyết phục được người nghe? Tiết học hôm nay sẽ củng cố cho các em kĩ năng trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1 Trước khi nói: Tìm hiểu chung về trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. a. Mục tiêu: HS hiểu được định nghĩa và các yêu cầu chung của bài nói nghe trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. b. Nội dung: HS xác định được nội dung của tiết học nói và nghe trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. c. Sản phẩm: Sản phẩm bài nói, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS. d. Tổ chức thực hiện:
  12. HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI CHIA SẺ: I. Tìm hiểu chung về trình bày ý kiến về một Bước 1: GV giao nhiệm vụ: vấn đề trong đời sống. HS đọc mục Định hướng trong SGK và cho biết: 1 Khái niệm + Thế nào là trình bày ý kiến về một vấn đề - Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống là nêu trong đời sống ? lên những suy nghĩ của người nói trước một vấn đề + Lấy ví dụ về các vấn đề có thể nêu lên để trong đời sống, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm trao đổi có thể lấy từ cuộc sống hằng ngày. sáng tỏ ý kiến của mình, nhằm thuyết phục người + Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời nghe. sống cần chú ý những yêu cầu nào? VD: Vấn đề nêu lên để trao đổi có thể lấy từ cuộc Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: sống hằng ngày như: + Tổ chức chia sẻ cặp đôi trả lời các câu hỏi -Thế nào là lòng vị tha? (dựa vào phần định hướng trong SGK) + GV quan sát, khuyến khích -Thế nào là lòng dũng cảm? Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Đại diện một số cặp đôi phát biểu. 2. Yêu cầu chung: Để trình bày ý kiến về một vấn + Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ đề trong đời sống các em cần: sung nếu cần. - Xác định sự việc, sự kiện. Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức. - Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói. - Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ như tranh, ảnh, máy chiếu (Nếu có) và chú ý kĩ năng thuyết trình trước tập thể. 2.2. Thực hành về trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. a. Mục tiêu: - Biết trình bày một vấn đề trong đời sống. - HS nói đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông. b. Nội dung: - GV phân chia HS thành nhóm nhỏ. Sử dụng phương pháp dạy học dự án hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu được phân công từ tiết học trước.
  13. - HS Lựa chọn phương tiện hỗ trợ trao đổi, thảo luận (nếu cần) như: giấy, máy tính, tranh ảnh, sơ đồ, c. Sản phẩm: Sản phẩm thảo luận nhóm. Biểu hiện Văn bản: Văn bản: Văn bản lòng yêu “Dọc đường xứ Nghệ” “Người đàn ông cô độc nước (Sơn Tùng) giữa rừng” (Đoàn Giỏi) “Buổi học cuối cùng” (Đô -đê) Những câu hỏi và sự lí Câu chuyện kể về cuộc Tình cảm trân trọng giải về sự kiện lịch sử gặp gỡ của tía con An với và yêu quý tiếng cho thấy Côn là cậu bé chú Võ Tòng – người đàn có tâm hồn yêu quê Pháp của thầy Ha - ông cô độc giữa rừng. hương đất nước, ham men, của dân làng muốn tìm hiểu về cội Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó và cậu bé Ph răng nguồn gốc gác cho người đọc thấy được tính cách, tinh thần kiên cường dũng cảm của những con người trong thời kì đất nước bị xâm chiếm. Tại sao đó - Những cảnh vật dọc - Hành động chế vũ khí - Tình yêu với tiếng là biểu đường với những thắc của Võ Tòng để bắn giặc mẹ đẻ là biểu hiện hiện của mắc của bé Côn: . Pháp. sâu sắc của tình yêu lòng yêu - Những câu trả lời của nước cụ Phó bảng nước. d. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung II. Thực hành về trình bày ý kiến về một Bước 1: GV giao nhiệm vụ: vấn đề trong đời sống. Trình bày ý kiến về vấn đề các văn bản đã học: 1. Chuẩn bị: “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn (Học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo nhóm) Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và Buổi học cuối cùng (Đô -đê) đều nói đến biểu hiện của lòng yêu nước. Ý kiến của em như thế nào? Câu hỏi gợi ý: ? Nội dung nào của các văn bản đã học liên quan đến lòng yêu nước?
  14. ? Lòng yêu nước được biểu hiện cụ thể trong mỗi văn bản thế nào? (Hoàn thành phiếu học tập số 1) ? Tại sao đó lại là những biểu hiện của lòng yêu nước? Phiếu học tập số 1 Biểu hiện Văn bản 1 Văn bản 2 Văn bản lòng yêu 3 nước . . . Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện yêu cầu của GV theo nhóm ở nhà Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ. Nhiệm vụ 2: Thực hành 2. Thực hành nói và nghe Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Dàn ý: ? HS dựa vào dàn ý để trình bày bài nói theo cá *Mở đầu: Nêu tình yêu nước của cả 3 văn bản nhân. *Nội dung chính: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: - Lòng yêu nước của cả 3 văn bản. + HS chuẩn bị bài nói cá nhân - Lí lẽ vì sao đó là biểu hiện của lòng yêu Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận nước. + HS thực hiện bài nói của bản thân trước lớp *Kết thúc: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ + HS khác chú ý lắng nghe cuộc sống ngày nay. Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ. - Người nói: + Trình bày bài nói + Sử dụng điệu bộ, cử chỉ tự nhiên + Điều chỉnh giọng điệu phù hợp - Người nghe: + Tập trung và nắm được thông tin + Sử dụng ánh mắt khích lệ người nói Bước 1: GV giao nhiệm vụ 3. Tự đánh giá Sau khi HS trình bày bài nói.
  15. HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến theo bảng kiểm kĩ năng nói và bảng tự kiểm kĩ năng nghe theo mẫu: - Cuối giờ học, HS hoàn thành cột L trong bảng KWL. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đánh giá theo các tiêu chí Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức. GV nhận xét, cho điểm dựa theo các tiêu chí của bảng kiểm * Bảng kiểm tra kĩ năng nói: * Bảng tự kiểm tra kĩ năng nghe: Nội dung kiểm tra Đạt chưa Nội dung kiểm tra Đạt chưa đạt đạt Có nêu đúng các biểu hiện về - Nắm và hiểu được nội dung lòng yêu nước trong 3 văn chính phần trình bày bài nói bản không? của bạn. Ý kiến người nói trình bày có thuyết phục không? - Đưa ra được những nhận xét được về ưu điểm hay - Nói rõ ràng, âm lượng phù điểm hạn chế của trong phần hợp, kết hợp lời nói và cử chỉ, trình bày của bạn. ánh mắt, điệu bộ, hình ảnh (nếu có sử dụng). Đảm bảo - Thái độ chú ý tôn trọng, thời gian quy định. nghiêm túc, động viên khi - Trả lời các câu hỏi của nghe bạn trình bày. người nghe (nếu có). Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng a. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống b. Nội dung: HS tự chuẩn bị và thực hành nói và nghe trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống với người thân, bạn bè ngoài cuộc sống c. Sản phẩm: Sản phẩm bài nói, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ ? Nói với người thân trong gia đình về tình yêu với quê hương em. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chuẩn bị nội dung bài nói
  16. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Thực hành nói với người thân (ở nhà) Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức: GV nhận xét, cho điểm phần chuẩn bị bài nói của HS (giờ học sau)