Ôn tập Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Chủ đề 5

I. Mục tiêu
1. Kiến thức

- Nhận biết được sự truyền âm trong các môi trường: chất khí, chất rắn, chất lỏng.

- Biết cách xác định được biên độ, tần số sóng âm, sự liên quan của độ to với biên độ âm.

- Phân biệt được các vật trong thực tế: vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, sách tham khảo, quan sát hình ảnh và hiện tượng thực tế để tìm hiểu về âm thanh.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm hoàn thành các phiếu học tập, báo cáo kết quả trước nhóm và trước lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thảo luận nhóm, suy nghĩ làm bài tập hoàn thành các phiếu học tập.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên  

- Năng lực nhận biết KHTN:  Nhận biết các môi trường âm có thể truyền qua; nhận biết được vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém..

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: tìm hiểu về tần số sóng âm, sự liên quan của độ to với biên độ âm.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Xác định được tần số sóng âm, vật phản xạ âm tốt vật phản xạ âm kém từ đó đề xuất các biện pháp làm giảm ô nhiễm tiếng ồn.

3. Phẩm chất 

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm rèn luyện các kĩ năng hiểu biết về chủ đề âm thanh. 

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi làm bài tập.

- Trung thực, cẩn thận trong quá trình hoàn thành các PHT, các bài tập được giao.

docx 8 trang Thanh Tú 31/05/2023 5300
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Chủ đề 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxon_tap_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_canh_dieu_chu_de_5.docx
  • pptxÔn tập Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Chủ đề 5 (Trình chiếu).pptx
  • docPhiếu học tập Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Chủ đề 5.doc

Nội dung text: Ôn tập Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Chủ đề 5

  1. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5 Môn học: KHTN - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết được sự truyền âm trong các môi trường: chất khí, chất rắn, chất lỏng. - Biết cách xác định được biên độ, tần số sóng âm, sự liên quan của độ to với biên độ âm. - Phân biệt được các vật trong thực tế: vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, sách tham khảo, quan sát hình ảnh và hiện tượng thực tế để tìm hiểu về âm thanh. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm hoàn thành các phiếu học tập, báo cáo kết quả trước nhóm và trước lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thảo luận nhóm, suy nghĩ làm bài tập hoàn thành các phiếu học tập. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết các môi trường âm có thể truyền qua; nhận biết được vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: tìm hiểu về tần số sóng âm, sự liên quan của độ to với biên độ âm. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Xác định được tần số sóng âm, vật phản xạ âm tốt vật phản xạ âm kém từ đó đề xuất các biện pháp làm giảm ô nhiễm tiếng ồn. 3. Phẩm chất Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm rèn luyện các kĩ năng hiểu biết về chủ đề âm thanh. Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 1
  2. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi làm bài tập. - Trung thực, cẩn thận trong quá trình hoàn thành các PHT, các bài tập được giao. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - KHBD, bài dạy Powerpoint - Tài liệu tham khảo, Phiếu học tập cho các nhóm. 2. Học sinh: - Ôn tập lại nội dung kiến thức đã học của chủ đề 5: Âm thanh III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: - Ôn tập, hệ thống lại nội dung kiến thức cơ bản đã học của chủ đề 5: âm thanh dưới dạng sơ đồ tư duy. b) Nội dung: Hệ thống lại nội dung kiến thức của chủ đề 5 dưới dạng sơ đồ tư duy. - Học sinh thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu hỏi: - Trả lời một số câu hỏi: 1. Âm thanh có thể truyền được qua mấy môi trường? nêu cụ thể? 2. Biên độ là gì? Nêu mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm? 3. Thế nào là âm phản xạ? Cho ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém? 4. Tác hại của tiếng ồn? c) Sản phẩm: - Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức cơ bản chủ đề 5: âm thanh - Trả lời được các câu hỏi của GV. d) Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu đại diện HS trình bày hệ thống kiến thức dưới dạng bản đồ tư duy và yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi. - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 2
  3. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 - GV nhận xét phần chuẩn bị của các nhóm và bổ sung nếu cần. Hoạt động của giáo viên và Nội dung học sinh *Chuyển giao nhiệm vụ học I. Tóm tắt kiến thức tập - GV nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu học tập cá nhân trong 3 phút. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành sơ đồ tư duy trên phiếu học tập. - Giáo viên: Theo dõi và quan sát. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá một số bài của HS -> Giáo viên chiếu tóm tắt nội dung kiến thức của chủ đề (sơ đồ tư duy) Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 3
  4. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 2. Hoạt động 2: Luyện tập a) Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức đã học để học sinh luyện tập giải một sô bài tập phát triển năng lực KHTN cho cả chủ đề âm thanh. - Hệ thống được một số kiến thức đã học. b) Nội dung: Trả lời các câu hỏi của phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 CHỦ ĐỀ 5 – ÂM THANH Họ và tên nhóm . Lớp: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng Câu 1. Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn? A. Tiếng còi xe cứu thương. B. Loa phát thanh vào buổi sáng. C. Bệnh viện, trạm xá cạnh chợ. D. Tiếng sấm dội tới tai người trưởng thành. Câu 2. Âm phát ra càng to khi A. Nguồn âm có kích thước càng lớn. B. Nguồn âm dao động càng nhanh. C. Nguồn âm có khối lượng càng lớn. D. Nguồn âm dao động càng mạnh. Câu 3. Biên độ dao động của vật là A. Số dao động vật thực hiện được trong một giây. B. Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó. C. Vận tốc truyền dao động của vật. D. Lực tác dụng ban đầu lên vật làm vật dao động. Câu 4. Âm thanh không thể truyền được qua môi trường nào sau đây? A. Chân không. B. Tường bê tông. C. Nước biển. D. Không khí. Câu 5. Chọn câu trả lời đúng: Có 4 con lắc đơn có chiều dài lần lượt là 50 cm, 60 cm, 70 cm và 80 cm. Con lắc có tần số dao động lớn nhất là con lắc có chiều dài: Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 4
  5. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 A. 50 cm. B. 60 cm. C. 70 cm. D. 80 cm. Câu 6. Chọn câu trả lời đúng: tai người có thể nghe được âm thanh với tần số trong khoảng: A. Từ 0 Hz → 20 Hz. B. Từ 20 Hz → 40 Hz. C. Từ 20 Hz → 20 000 Hz. D. Lớn hơn 20 000 Hz. Câu 7. Chọn câu trả lời đúng Một vật trong 2 giờ thực hiện được 7 200 dao động. Tần số của nó là: A. 3 600 Hz B. 60 Hz C. 2 Hz D.1Hz Câu 8. Chọn câu trả lời đúng Hãy sắp xếp độ to của các âm theo thứ ự từ nhỏ đến lớn A. Tiếng xe cộ ngoài đường phố, tiếng trẻ đọc bài, tiếng thì thầm, tiếng máy móc nặng trong công xưởng B. Tiếng thì thầm, tiếng trẻ đọc bài, tiếng xe cộ ngoài phố, tiếng máy móc nặng trong công xưởng C. Tiếng máy móc nặng trong công xưởng, tiếng xe cộ ngoài phố, tiếng trẻ con đọc bài, tiếng thì thầm D. Tiếng trẻ con đọc bài, tiếng thì thầm, tiếng xe cộ, tiếng máy móc nặng trong công xưởng Câu 9. Có 4 con lắc đơn như hình 5.1 giống nhau, lần lượt được kéo lệch góc α = 300, 450 , 600, 900 so với vị trí cân bằng rồi thả nhẹ. Hỏi biên độ của con lắc nào lớn nhất? A. 30o B. 45o C. 60o D. 90o Câu 10. Chọn câu trả lời đúng: Hai bố con Thủy cùng nghe nhạc bằng máy Cát – xét, bố Thủy bảo “đố con tiếng nhạc phát ra từ bộ phận nào?”. Em hãy giúp Thủy trả lời nhé A. Từ băng cát – xét. B. Từ loa máy. C. Từ màng lọc của loa. D. Từ núm điều chỉnh âm thanh. Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 5
  6. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 c) Sản phẩm: HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập số 1. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Bài tập GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi một, hoàn Hoàn thành PHT số 1 thành phiếu học tập số 1 trong thời gian 8’ Câu 1. C *Thực hiện nhiệm vụ học tập Câu 2. D HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Câu 3. B *Báo cáo kết quả và thảo luận Câu 4. A GV gọi ngẫu nhiên 3 HS của nhóm bất kì lần lượt Câu 5. A đại diện nhóm trình bày ý kiến. HS nhóm khác theo dõi, lắng nghe và đánh giá, Câu 6. C nhận xét bổ sung câu trả lời. Câu 7. D ( f = 7200/3600.2) = 1) *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Câu 8. B GV nhận xét, kết luận chuyển sang nội dung mới. Câu 9. D Câu 10. C 3. Hoạt động 3: Vận dụng a) Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tế. b) Nội dung: - GV cho HS hoạt động nhóm theo bàn hoàn thành PHT số 2, cá nhân hoàn thành các bài tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 CHỦ ĐỀ 5 – ÂM THANH Họ và tên nhóm . Lớp: Hãy hoàn thành các bài tập sau Câu 11. Môt bạn hoc sinh nghe âm phát ra từ hai chiếc loa: loa A và loa B. Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 6
  7. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 a) Âm do loa A phát ra có độ to lớn hơn 20 dB so với âm do loa B phát ra. Bạn học sinh đó së nghe thấy âm do loa nào phát ra lớn hơn? b) Âm do loa A phát ra có tần số lớn hơn 100 Hz so với âm do loa B phát ra. Bạn học sinh đó sẽ nghe thấy âm do loa nào phát ra cao hơn? Câu 12 Khu dân cư nơi gia đình em ở thường tổ chức các hoạt động tập thể dục vào buổi tối với tiếng ồn khá lớn. Việc này ảnh hưởng xấu đến việc học tập của em. Em hãy đề xuất với bố mẹ một số biện pháp đơn giản nhằm giảm ảnh hưởng của những tiếng ồn đó. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Bài tập NV1: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm theo bàn, Hoàn thành PHT số 2 hoàn thành phiếu học tập số 2 trong thời gian 7’ Câu 11 a. Do loa A phát ra âm NV2: Các nhóm thực hiện câu 13 có độ to lớn hơn loa B phát ra là *Thực hiện nhiệm vụ học tập 20 dB nên bạn học sinh đó sẽ nghe thấy âm ở loa A lớn hơn. HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. b. Do loa A phát ra âm có tần số *Báo cáo kết quả và thảo luận lớn hơn loa B phát ra là 100 Hz HS các nhóm trao đổi chéo PHT cho nhau. GV thu nên bạn học sinh đó sẽ nghe thấy ngẫu nhiên của 3 nhóm gắn trên bảng. âm ở loa A cao hơn. GV gọi 3 HS đại diện của nhóm lần lượt trình bày Câu 12. ý kiến. Một số biện pháp đề xuất: Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 7
  8. Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 Năm học 2022 – 2023 HS nhóm khác theo dõi, lắng nghe và đánh giá, + Treo thêm rèm vải, nhung xung nhận xét bổ sung câu trả lời. quanh phòng học. GV chuẩn kết quả. + Trang trí thêm một số chậu cây *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ xanh vừa đủ. GV nhận xét, kết luận chuyển sang nội dung mới. + Nhắc nhở hàng xóm có thể hạn chế nói to vào giờ em học để tránh ảnh hưởng đến việc học tập. + Lắp thêm kính cách âm ở cửa sổ. Câu 13. Hoạt động trải nghiệm Em có thể làm thí nghiệm để tạo ra một giai điệu với các âm thanh trầm, bổng khác nhau từ những chiếc cốc thuỷ tinh như sau: xếp những chiếc cốc thuỷ tinh giống nhau thành hàng (Hình bên). Cho vào cốc thứ nhất một ít nước, cốc thứ hai nhiều hơn cốc thứ nhất, sau đó cứ tăng dần mức nước lên. Dùng bút chì gõ vào chiếc cốc có ít nước nhất và lắng nghe âm thanh. Rồi gõ vào chiếc cốc có nhiều nước nhất và để ý sự khác biệt giữa hai âm thanh. Cho biết cốc nào âm thanh trầm hơn? Giải thích. Hướng dẫn Cốc càng nhiều nước thì sóng âm sẽ di chuyển càng chậm hơn và âm thanh sẽ trầm hơn. Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 8