Giáo án Steam Lớp Lá - Chủ đề: Làm cây thông Noel

Ý tưởng
Giáng sinh là một ngày lễ lớn, được mong đợi của nhiều trẻ em trên thế giới. Vào dịp này, bên cạnh những món quà Giáng sinh, ông già Noel thì cây thông là biểu tượng không thể thiếu. Trong ngày này, mọi gia đình đều chuẩn bị trang trí nhà cửa để đón chào một mùa Giáng sinh an lành. Hãy cùng trẻ khám phá vẻ đẹp của cây thông Noel bằng những hoạt động trang trí cây thông Noel từ các phế liệu (cành cây, giấy báo cũ,...) giúp trẻ tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của cây thông noel, thấy được sự đa dạng của vật liệu tạo nên những vẻ đẹp tuyệt vời của cây thông, sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật từ những nguyên vật liệu đó.
Sản phẩm dự kiến
-Cây thông 3D bằng giấy bìa cứng và báo cũ
-Cây thông bằng cành cây khô
-Cây thông trên mặt phẳng giấy
Phương tiện, vật liệu
-Tranh ảnh về cây thông và các bộ phận cấu tạo của cây thông.
- Cành cây khô
- Bìa khổ A3, báo cũ
- Hồ dán, keo, dây buộc
docx 3 trang Đào Tố Trinh 02/03/2024 1780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Lá - Chủ đề: Làm cây thông Noel", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_la_chu_de_lam_cay_thong_noel.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Lá - Chủ đề: Làm cây thông Noel

  1. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG STEAM – KỸ THUẬT Tên chủ Làm cây thông Noel đề Độ tuổi 5 - 6 tuổi Thời gian 60 phút hoạt động Ý tưởng Giáng sinh là một ngày lễ lớn, được mong đợi của nhiều trẻ em trên thế giới. Vào dịp này, bên cạnh những món quà Giáng sinh, ông già Noel thì cây thông là biểu tượng không thể thiếu. Trong ngày này, mọi gia đình đều chuẩn bị trang trí nhà cửa để đón chào một mùa Giáng sinh an lành. Hãy cùng trẻ khám phá vẻ đẹp của cây thông Noel bằng những hoạt động trang trí cây thông Noel từ các phế liệu (cành cây, giấy báo cũ, ) giúp trẻ tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của cây thông noel, thấy được sự đa dạng của vật liệu tạo nên những vẻ đẹp tuyệt vời của cây thông, sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật từ những nguyên vật liệu đó. Sản phẩm -Cây thông 3D bằng giấy bìa cứng và báo cũ dự kiến -Cây thông bằng cành cây khô -Cây thông trên mặt phẳng giấy Phương -Tranh ảnh về cây thông và các bộ phận cấu tạo của cây thông. tiện, vật - Cành cây khô liệu - Bìa khổ A3, báo cũ - Hồ dán, keo, dây buộc Nội dung - Kỹ thuật (T): Cách sử dụng các dụng cụ để làm nên cây thông STEAM 3D: cành cây, kéo, keo sữa, dây nhung kẽm, Cách cắt, ghép, xếp, liên quan dán cành cây tạo thành cây thông trên mặt phẳng giấy. - Khoa học (S): +Tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, công dụng của cây thông. +Trẻ học được sự cân bằng vì khi không cân bằng, cây thông của chúng ta sẽ không đứng vững được. - Công nghệ (E): Sử dụng cưa, giấy ráp, búa, đinh, dây kẽm để đánh ráp, cưa, đóng đinh, buộc các thanh gỗ với nhau tạo thành cây thông Noel. - Nghệ thuật (A): Bố cục sắp xếp cành cây khô một cách đối xứng, cân bằng: giúp cây thông đứng vững được. Tạo ra các sản phẩm nghệ thuật từ những gợi ý của cô. - Toán học (M):
  2. +Hình dạng, kích thước của cây thông. Đếm số lượng các cành cây khô, giấy báo cũ để làm nên cây thông. +Giúp trẻ học được dài hơn, ngắn hơn và không bằng nhau từ những cành cây khô, giấy báo cũ đã cắt. +Trẻ sắp xếp được từ dài nhất đến ngắn nhất để tạo thành một cây thông. + Học về trung điểm của một đoạn thẳng. Mục tiêu - Kiến thức: của chủ đề + Trẻ nhận biết tên gọi, hình dạng, đặc điểm của cây thông. + Trẻ biết chức năng của các bộ phận của cây thông: rễ, thân, cành, lá, hoa và quả. + Trẻ biết được lợi ích của cây thông đối với môi trường sống và với con người. - Kỹ năng: + Phát triển kỹ năng nhận thức: quan sát, nhận biết, phân biệt cấu tạo các bộ phận và chức năng của từng bộ phận của cây thông. + Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ. + Trẻ có kỹ năng chấm hồ, keo sữa và dán hình trang trí. + Trẻ có kỹ năng xếp gỗ và giấy theo đúng thứ tự để ra hình cây thông. - Thái độ: + Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. + Biết chia sẻ và giúp đỡ bạn, cùng nhau làm việc nhóm. + Biết giữ gìn sản phẩm của mình và bạn làm ra. + Yêu quý và giữ gìn thiên nhiên, môi trường. - Năng lực cần hình thành: + Năng lực thiết kế, sáng tạo + Quan sát, nghiên cứu + Làm việc nhóm Nội dung Hoạt động 1: Cho trẻ xem video về các bộ phận của cây thông và hoạt động công dụng của các bộ phận đó. • Cô sưu tầm những video, tranh ảnh về cây thông để trẻ dễ dàng quan sát. • Cho trẻ xem những đặc điểm của cây thông. • Cho 1-3 trẻ lên đọc các bộ phận của cây thông: rễ, thân, cành, lá, hạt. • Giới thiệu cho trẻ về công dụng của cây thông và các bộ phận của cây thông. Hoạt động 2: Làm cây thông bằng giấy báo và cành cây khô.
  3. • Cho trẻ dùng cưa để chia những cành cây khô thành nhiều phần để dùng làm cây thông. Dùng bút màu đánh dCắt giấy báo ra thành nhiều dạng khác nhau. • Trẻ chọn lấy cành to dài, khoẻ và lớn hơn những cành còn lại để làm thân cây thông và xếp 4 phần cành cây khô lại. Tiếp đó trẻ sẽ cắt các cành cây ngắn dần đều để có được những cành thông, chọn 2 cành dài nhất, dùng dây thép mảnh cột cố định 2 đầu cành thông lại . Cho trẻ sắp xếp những cành cây khô lên cái cây đã chọn để tạo thành hình cây thông (gắn kết các cành với nhau bằng dây thép nhỏ và keo dán). Cuộn giấy báo thành hình ống nhỏ dài. Sắp xếp những ống đó lên. Xếp thành từng tầng cho đến hết, (tầng thấp nhất là ống dài nhất và tầng cao nhất và ngắn nhất). • Sau khi hoàn thành khung cây thì cho trẻ trang trí lên cây thông đã làm theo ý thích của trẻ. Hoạt động 3: Kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm Sau khi trẻ làm xong các sản phẩm của mình thì cô giáo cho trẻ mang các sản phẩm lên trưng bày trước lớp. Trẻ được giới thiệu về cây thông của mình, kiểm tra độ chắc chắn của cây, lý giải vì sao có cây thì rất chắc chắn, có cây thì rời ra các bộ phận. Với những trẻ (nhóm trẻ có cây bị rời bộ phận ra hoặc nghiêng, đổ), giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ được làm lại. Kết thúc Tổng kết và chuyển tiếp chủ đề mới (có thể tiếp tục tìm hiểu về các chủ đề biểu tượng đặc trưng khác của ngày lễ Giáng sinh)