Giáo án Steam Lớp Nhà trẻ - Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ và tình cảm xã hội - Chủ đề: Màu sắc - Đề tài: Nhận biết cảm xúc vui-buồn


I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ làm quen và nhận biết và được cảm xúc vui - buồn thông qua 1 số hoạt động, trải nghiệm cảm xúc: vận động theo nhạc, soi gương, kể chuyện.
2. Kỹ năng:
- Trẻ tập trung nghe, quan sát và phân biệt được các loại cảm xúc khác nhau: vui – buồn.
- Trẻ thể hiện được cảm xúc phù hợp qua nét mặt, cử chỉ.
- Trẻ có thể nói được 1-2 từ (vui, buồn ) khi tham gia vào các hoạt động.
3. Thái độ:
- Trẻ hưởng ứng tích cực với các hoạt động: soi gương, vận động theo nhạc không lời, lắng nghe cô kể chuyện “Chú mèo con”
- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động cùng bạn và cô giáo.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô:
- Nhạc beat các bài hát: chú mèo, nhạc vui nhộn, nhạc nhẹ không lời.
- Đèn ánh sáng, đèn pin màu, bàn ánh sáng
- Phòng cảm xúc: 1 phòng
2. Đồ dùng cho trẻ:
- Gương soi (kích thước to – nhỏ): 1 gương to, 5-6 gương nhỏ.
- Một số đồ dùng như: Kính, mũ, lược, cặp tóc, bờm
- Mica màu hình các khuôn mặt vui, buồn.
docx 3 trang Đào Tố Trinh 04/03/2024 5585
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Nhà trẻ - Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ và tình cảm xã hội - Chủ đề: Màu sắc - Đề tài: Nhận biết cảm xúc vui-buồn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_nha_tre_linh_vuc_phat_trien_tham_my_va_tin.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Nhà trẻ - Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ và tình cảm xã hội - Chủ đề: Màu sắc - Đề tài: Nhận biết cảm xúc vui-buồn

  1. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ VÀ TÌNH CẢM XÃ HỘI GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: MÀU SẮC Đề tài: Nhận biết cảm xúc vui - buồn Thời gian: 15 - 20 phút Lớp: Nhà trẻ A4 Lứa tuổi: Nhà trẻ 24-36 tháng I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ làm quen và nhận biết và được cảm xúc vui - buồn thông qua 1 số hoạt động, trải nghiệm cảm xúc: vận động theo nhạc, soi gương, kể chuyện. 2. Kỹ năng: - Trẻ tập trung nghe, quan sát và phân biệt được các loại cảm xúc khác nhau: vui – buồn. - Trẻ thể hiện được cảm xúc phù hợp qua nét mặt, cử chỉ. - Trẻ có thể nói được 1-2 từ (vui, buồn ) khi tham gia vào các hoạt động. 3. Thái độ: - Trẻ hưởng ứng tích cực với các hoạt động: soi gương, vận động theo nhạc không lời, lắng nghe cô kể chuyện “Chú mèo con” - Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động cùng bạn và cô giáo. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: - Nhạc beat các bài hát: chú mèo, nhạc vui nhộn, nhạc nhẹ không lời. - Đèn ánh sáng, đèn pin màu, bàn ánh sáng - Phòng cảm xúc: 1 phòng 2. Đồ dùng cho trẻ: - Gương soi (kích thước to – nhỏ): 1 gương to, 5-6 gương nhỏ. - Một số đồ dùng như: Kính, mũ, lược, cặp tóc, bờm - Mica màu hình các khuôn mặt vui, buồn. III. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức- tạo hứng thú: - Cô và trẻ cùng vận động và hát theo nhạc bài hát : - Trẻ vận động theo nhạc “Chú mèo” (2 lần) cùng cô và bạn - Cô và trẻ thể hiện lại nội dung bài hát, biểu cảm -Trẻ thể hiện nội dung bài theo lời ca về chú mèo khi vui, khi buồn. hát và hát cùng cô. 2. Phương pháp – hình thức tổ chức
  2. * Nhận biết cảm xúc vui – buồn - Trò chuyện giúp trẻ nhận biết cảm xúc vui – buồn: - Trẻ trả lời và thể hiện + Trong bài hát khi vui chú mèo kêu như thế nào? cảm xúc vui buồn. Còn các con thì sao? Khi vui, các con thể hiện như thế nào? + Còn khi buồn thì sao nhỉ? - Cô cho trẻ xem và quan sát nét mặt của cô khi vui - buồn và cho trẻ đoán (2 cô giáo tương tác thể hiện từng trạng thái cảm xúc vui, buồn) - Trẻ tham gia hoạt động - Cô và trẻ cùng nhau soi gương: soi gương và nhận biết + Chia lớp thành 2 nhóm nhỏ: cảm xúc của trẻ. + Cô trò chuyện cùng trẻ: + Các con cùng làm khuôn mặt cười nào? Khuôn mặt - Trẻ trả lời. cười là các con vui hay buồn? + Khuôn mặt buồn sẽ ntn nhỉ? Nhìn trong gương, các con thể hiện mặt buồn xem thế nào? (Cho trẻ soi gương cùng cô và thể hiện các sắc thái vui buồn trên khuôn mặt, cô cũng biểu hiện và làm mẫu cho trẻ. Tương tác, trò chuyện trong quá trình soi gương) - Đưa thêm 1 số đồ dùng cho trẻ hứng thú soi gương -Trẻ sử dụng các đồ dùng như: Lược, bờm, mũ, cặp tóc, kính để trẻ tăng hứng và soi gương thể hiện các thú thể hiện các biểu cảm vui – buồn khác nhau trên biểu cảm khác nhau khuôn mặt. * Trải nghiệm cùng cảm xúc vui - buồn. - Kể chuyện cho trẻ nghe và cùng trẻ trải nghiệm với cảm xúc buồn. + Cô giáo giới thiệu tên truyện. - Trẻ ngồi lắng nghe cô kể + Cô kể chuyện cho trẻ nghe kết hợp cử chỉ, điệu bộ chuyện nét mặt, âm thanh và ánh sáng. + Cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung câu chuyện: - Trẻ trả lời các câu hỏi của + Trong câu chuyện con thấy chú mèo có buồn cô. không? Vì sao mà mèo con lại buồn? Khi buồn thì chú mèo đã làm gì? + Các con cảm thấy như thế nào? Có buồn và thương mèo con không? (Giáo viên chụp ảnh lại nét mặt cảm xúc của trẻ) - Chơi trò chơi và trải nghiệm cảm xúc vui - Cô giới thiệu trò chơi - Trẻ chơi trò chơi theo yêu cầu của cô.
  3. + Chúng mình có thấy điều gì đặc biệt không? (GV sử dụng đèn tạo các đốm màu) + Các màu sắc xanh, đỏ, vàng sẽ nhẩy múa, các con sẽ nhẩy múa cùng và chơi đuổi bắt với sắc màu nhé! + Các con đã sẵn sàng chơi chưa? + Cho trẻ chơi bắt sắc màu trên nền nhạc: 2 lần Giữa 2 lần chơi, cô hỏi trẻ + Các con chơi có vui không? Thấy thoải mái không? + Bạn nào chơi cũng cười tươi rạng rỡ, khuôn mặt cười thật xinh. Vậy chơi nữa không nào? (Tăng độ hấp dẫn của cho chơi bằng việc di chuyển tấm rèm có màu sắc) 3. Kết thúc: - Trẻ xem các những hình - Cô động viên khen ngợi trẻ và cho trẻ xem các ảnh của mình và bạn với gương mặt cảm xúc của trẻ được chụp trong giờ học. các cảm xúc trong giờ - Cô cho trẻ chơi tự do tại các góc chơi: + Phòng cảm xúc (góc bế em, khu vực gắn gương - Trẻ chơi theo ý thích. soi) + Chơi cùng bàn ánh sáng. + Chơi các góc chơi trong lớp.