Giáo án Steam Lớp Mầm - Dự án: Sự kì diệu của nước - Năm học 2020-2021

1. Các lĩnh vực cần hướng tới

* Khoa học (S)

- Trẻ khám phá được tính chất của nước:  đường tan trong nước, sỏi không tan trong nước.

- Nhận ra một số chất khác có thể tan- không tan- hòa tan trong nước: Màu nước, muối, sắt,….

* Công nghệ (T)

- Sử dụng các giác quan và công cụ phù hợp: Cốc, thìa, đường, sỏi, bình rót nước,…..) để khám phá các nguyên vật liệu.

- Cách sử dụng máy vắt nước cam.

* Kĩ thuật (E)

- Quy trình vắt nước cam.

-  Các kĩ năng sử dụng các đồ dùng trong pha chế:  Bê, rót, xúc, khuấy, quan sát.

* Nghệ thuật (A)

- Cách trình bày trang trí cốc nước cam. 

* Toán (M)

- Sử dụng các dụng cụ đo để lấy đúng lượng nước.

- Sử dụng số đếm để lấy lượng đường, sỏi theo đúng yêu cầu.

- So sánh ngọt hơn - nhạt hơn.

docx 9 trang Thanh Tú 16/02/2023 225645
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Mầm - Dự án: Sự kì diệu của nước - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_mam_du_an_su_ki_dieu_cua_nuoc_nam_hoc_2020.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Mầm - Dự án: Sự kì diệu của nước - Năm học 2020-2021

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀNG MAI KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG STEAM Dự án: Sự kì diệu của nước Chu trình khám phá, thiết kế kĩ thuật E2: Khám phá sự kì diệu của nước Thời gian: 20 - 25 phút Lớp: Mẫu giáo bé số 4 Lứa tuổi: 3 – 4 tuổi E4: Pha nước cam Thời gian: 20 - 25 phút Lớp: Mẫu giáo bé số 5 Lứa tuổi: 3 – 4 tuổi Năm học 2020 – 2021
  2. 1 1. Các lĩnh vực cần hướng tới * Khoa học (S) - Trẻ khám phá được tính chất của nước: đường tan trong nước, sỏi không tan trong nước. - Nhận ra một số chất khác có thể tan- không tan- hòa tan trong nước: Màu nước, muối, sắt, . * Công nghệ (T) - Sử dụng các giác quan và công cụ phù hợp: Cốc, thìa, đường, sỏi, bình rót nước, ) để khám phá các nguyên vật liệu. - Cách sử dụng máy vắt nước cam. * Kĩ thuật (E) - Quy trình vắt nước cam. - Các kĩ năng sử dụng các đồ dùng trong pha chế: Bê, rót, xúc, khuấy, quan sát. * Nghệ thuật (A) - Cách trình bày trang trí cốc nước cam. * Toán (M) - Sử dụng các dụng cụ đo để lấy đúng lượng nước. - Sử dụng số đếm để lấy lượng đường, sỏi theo đúng yêu cầu. - So sánh ngọt hơn - nhạt hơn. 2. Kĩ năng, nội dung chính 2.1 Các kỹ năng trong thế kỷ 21. - Kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm. - Kĩ năng tư duy, suy đoán. 2.2 Nội dung kiến thức, kỹ năng * Kiến thức - Trẻ biết được một số đặc điểm của nước: Không màu, không mùi, không vị, trong suốt. - Trẻ biết tính chất hòa tan một số chất như đường, muối, siro - Trẻ hiểu khái niệm về tan và không tan - Trẻ biết nước cam cho vào nước làm hòa tan nước cam - biến đổi màu của nước. - Ôn lại số lượng trong phạm vi 5, ôn số lượng nhiều hơn-ít hơn. * Kỹ năng
  3. 2 - Quan sát, lắng nghe, thu thập, tìm kiếm thông tin. - Trẻ có kỹ năng làm việc nhóm: hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ chung. - Sử dụng các kỹ năng: Bê khay, đong, rót, xúc, khuấy. 3. Nguyên vật liệu * Đồ dùng của cô E2: - Khay đựng: Cốc trong, thìa, khăn lau, bình rót nước. - Mỗi loại 1 cốc: Đường, muối, màu nước, sỏi, ghim kim loại. - Nhạc bài hát: “Điều kì diệu quanh ta”. E4: - Máy vắt cam, bình đựng, đường: 1kg. - Dâu tây: 0,5kg; chanh: 3 quả. * Đồ dùng của trẻ E2: Mỗi trẻ 1 khay đồ dùng gồm: - 2 cốc trong. - Thìa. + Bình rót nước. - 1 cốc đường. - 1 cốc sỏi. E4 - Cốc: 14 cái. - Bình đựng nước cam, nước: 14 bình. - Thìa: 14 cái. - Cam: 20 quả. - Bát: 14 cái. - Khay: 14 cái 4. Các câu hỏi quan trọng - Thế nào được gọi là chất tan trong nước? - Thế nào được gọi là chất không tan trong nước? - Cách pha nước cam ngon.
  4. 3 5. Bài học 5E Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * E1: - Cô cùng trẻ hát bài hát “ Điều kì diệu - Trẻ hát cùng cô Thu hút quanh ta” -> Còn vô vàn điều kì diệuxung quanh ta mà ta chưa biết đâu.Hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau đi tìm hiểu nhé. Các con đã sẵn sàng chưa? * E2: - Trên tay cô có gì đây? Khám - Cốc nước này có điều khác lạ hơn so với - Trẻ trả lời. phá cốc nước bình thường. Cô sẽ cho các con nếm thử xem có điều gì khác biệt nhé. (Cô cho trẻ nếm thử nước đường) - Các con thấy nước có vị gì? - Bạn nào có thắc mắc vì sao nước có vị - Trẻ nếm và trả lời ngọt không? - Điều gì sẽ xảy ra nếu cô cho đường vào - Trẻ trả lời. nước? Các con hãy đi lấy đồ dùng, về chỗ -Trẻ lấy đồ dùng và cùng quan sát cô làm. về chỗ ngồi -> Cô cho trẻ đi lấy khay đồ dùng về ngồi xung quanh bàn. - Cô làm mẫu: + Rót nước - Hướng dẫn kĩ năng cầm bình - Trẻ quan sát. + Lấy đường - Cho trẻ gọi tên - số lượng +) Đây là gì? * E3: +) Trong cốc có gì? - Trẻ trả lời. Giải + Khuấy - kĩ năng cầm cốc, cầm thìa khuấy - Trẻ trả lời. thích nước. + Đường đi đâu mất rồi? => Khi cho đường vào nước, khuấy lên - Trẻ trả lời. chúng ta không nhìn thấy đường nữa được gọi là đường tan trong nước. Hoặc những thứ cho vào nước sau khi khuấy lên mà
  5. 4 Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ không nhìn thấy nữa gọi là chất tan trong nước - Cô cho trẻ thực hiện (trong quá trình trẻ làm cô quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ nếu trẻ cần). - Trẻ thực hiện - Đường trong cốc nước của con đâu rồi? - Khi đường tan trong nước thì sẽ được gọi - Trẻ trả lời. là nước đường. Các con hãy cầm cốc và uống thử. - Nước có vị gì? Nước đường dùng để làm - Trẻ thực hiện gì? (uống, pha nước cam, nước chanh, ) => Cô kết luận: Những chất khi cho vào - Trẻ trả lời. nước, khuấy lên mà không nhìn thấy nữa thì được gọi là tan trong nước. - Tương tự như vậy cô làm mẫu thí nghiệm với sỏi cho trẻ quan sát - truy vấn - thực hiện thí nghiệm. => Những viên sỏi khi cho và nước khuấy lên, chúng ta vẫn nhìn thấy thì dược gọi là sỏi không tan trong nước. Hay nói cách khác những thứ cho vào nước sau khi khuấy lên mà vẫn nhìn thấy được gọi là chất không tan trong nước. => Cô kết luận: Những chất khi cho vào nước khuấy lên mà vẫn nhìn thấy chất thì được gọi là chất không tan trong nước. Mở rộng: Ngoài đường và sỏi còn có rất nhiều các chất tan và không tan trong nước. - Cô làm mẫu thực nghiệm với siro, ghim kẹp kim loại. Với mỗi loại cô cho trẻ quan sát và mô phỏng động tác tan và không tan qua cơ thể.
  6. 5 Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ => Cô hỏi trẻ: - Hôm nay các con được học gì? - Như thế nào được gọi là tan trong nước? - Trẻ trả lời. - Như thế nào được gọi chất không tan trong nước. => Cô kết luận: Các chất khi cho vào nước khuấy lên mà không nhìn thấy nữa được gọi là chất tan trong nước. Chất cho vào nước khuấy lên mà vẫn nhìn thấy được gọi là chất không tan trong nước. * E4: Steam: Làm thế nào để có được 1 cốc nước Mở rộng cam – Các bước STEAM thể hiện xen kẽ trong quá trình hoạt động. a. Khám phá đường tan trong nước, nước cam làm nước đổi màu. * Lên ý tưởng + Con sẽ định pha nước cam cho ai? - Trẻ trả lời. + Con định pha mấy côc nước cam? - Trẻ trả lời. + Con pha cốc to hay bé? - Trẻ trả lời. + Cốc đầy hay cốc vơi? - Trẻ trả lời. + Con thích pha cốc nhiều hay cốc ít? - Trẻ trả lời. + Pha cốc nhiều con định cho nước đến đâu của cái cốc? - Trẻ trả lời. + Cô rót ít nước vào cốc hỏi trẻ: Nó đến đây - Trẻ trả lời. à? Hay đến đây thôi? Cô rót thêm nước vào, nếu như rót thêm nước đầy đến đây có được không? Tại sao? (Nếu rót nước đến sát miệng cốc khi khuấy đường nước sẽ bị tràn ra bên ngoài và các con sẽ không cho thêm nước cam vào được nữa hoặc khi uống bị khó hay bị rớt nước ra bên ngoài). - Cô vừa rót nước phân tích vừa vẽ lên bảng
  7. 6 Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ để trẻ quan sát. - Chúng mình có thích pha nhiều cốc nước cam để uống cho khỏe mạnh không? - Trẻ trả lời. + Con muốn pha cốc nước nhiều hay ít? - Trẻ trả lời. + Con sẽ cho nước đến đâu của cốc? - Trẻ trả lời. + Con thích uống chua hay ngọt? - Trẻ trả lời. + Con sẽ cho mấy thìa đường? - Trẻ trả lời. * Cô làm mẫu + Cô rót nước → cho thêm đường → khuấy - Trẻ quan sát. cho đến khi tan đường → vắt nước cam: cô cầm nửa quả cam cho vào máy, dùng tay ấn chặt (có thể dùng 2 tay để ấn) → rót nước cam vào nước (tay phải cầm vào quai của bình tay trái đỡ thân bình để rót nước cam vào cốc) → Cuối cùng cho cho thêm lát chanh,cam,dâu tây vào để trang trí cốc nước cam cho đẹp. - Sau khi đổ nước cam vào nước các con thấy màu của nước có gì thay đổi? → khi đổ nước cam vào nước,nước cam đã hòa tan trong nước → làm cho nước đổi màu. Chốt vấn đề: Cô rót nước rồi cho 2 thìa đường khuấy cho đường tan. Sau đó khi vắt nước cam: cô cầm nửa quả cam cho vào vắt, tay ấn chặt xuống (với trẻ yếu có thể ấn bằng 2 tay). Cuối cùng cô cho lát chanh, cam, dâu tây để trang trí cho cốc nước cam thêm đẹp. - Trẻ thực hiện. b. Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ lên bê khay về bàn để thực hiện vắt nước cam. - Cô và trẻ cùng tìm hiểu về các nguyên vật - Trẻ trả lời.
  8. 7 Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ liệu: cho trẻ nhìn vào khay và nói trong khay có những gì? - Cô cho trẻ khuấy đường xong cho trẻ nếm - Trẻ trả lời. thử nước cốc nước của mình và của bạn sau - Trẻ trả lời. đó so sánh cốc của mình cho mấy thìa - Trẻ trả lời. đường? - Trẻ trả lời. + Của bạn cho mấy thìa đường? + Cốc nào ngọt hơn? + Cốc nào nhạt hơn? Tại sao? - Lưu ý: Giáo viên cắt lát chanh, cam, dâu tây sẵn để cho trẻ trang trí. * E5: - Hôm nay các con được làm gì? - Trẻ trả lời. Đánh giá - Cô chỉ vào bảng và hỏi quá trình pha nước - Trẻ nhắc lại các cam: bước. + Đầu tiên các con làm gì? - Trẻ trả lời. + Con cho mấy thìa đường? - Trẻ trả lời. + Con vắt nước cam như thế nào? - Trẻ trả lời. - Cho mấy lát chanh, cam, dâu tây? (Hỏi - Trẻ trả lời. nhiều các trẻ trong 1 nhóm) - Bạn nào cho nhiều hơn? - Trẻ trả lời. - Bạn nào cho ít hơn? - Trẻ trả lời. - Cho trẻ thưởng thức nước cam mình vừa - Trẻ thưởng thức pha và nói lên cảm giác. và nêu ý kiến. (Nếu chua quá con sẽ làm thế nào? Nếu ngọt quá con sẽ làm thế nào? Con có muốn cho thêm đường, nước vào cốc nước cam của cam không?
  9. 8 6. Kiến thức giáo viên cần biết - Các chất khi cho vào nước khuấy lên mà không nhìn thấy nữa được gọi là chất tan trong nước. - Chất cho vào nước, khuấy lên mà vẫn nhìn thấy được gọi là chất không tan trong nước. - Có nhiều chất khác nhau có thể tan và không tan trong nước.