Giáo án Steam Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Làm cây gia đình - Năm học 2023-2024 - Vũ Thị Vương

I. CÁC LĨNH VỰC HƯỚNG TỚI
• S – Khoa học: Trẻ biết đặc điểm về gia đình của mình, mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, tên gọi và cách xưng hô trong gia đình, tình cảm gia đình.
• T – Công nghệ: Dùng video, tranh ảnh để tìm hiểu về cách biểu thị mối quan hệ trong gia đình. Các dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu hỗ trợ trong quá trình thiết kế cây gia đình.
• E – Kĩ thuật: Sử dụng các kĩ năng dán, ghép để tạo ra cây gia đình mà trẻ yêu thích.
• A - Nghệ thuật: Trang trí cây gia đình theo ý thích của trẻ. Cây gia đình đẹp, thẩm mỹ, sáng tạo, màu sắc, thể hiện rõ được các thành viên gia đình theo các nhánh. Giáo dục tình yêu thương, san sẻ của các thành viên trong gia đình.
• M - Toán: Hình thành các khái niệm cơ bản: Kích thước, so sánh dài, ngắn, cao thấp. Số lượng nguyên vật liệu.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Máy tính, bảng Steam, Giáo án powerpoint
- Nhạc : Anpan man’s march ; Cây gia đình
- 2. Đồ dùng của trẻ
- Ống bơ, sỏi
- Cành cây khô, lá khô, lá cắt bằng dạ sẵn
- Que kem, băng dính 2 mặt, băng dính trong
- Cốc giấy, Cốc nhựa to, ống hút to, bé
- Lõi giấy, Ảnh gia đình trẻ
- Giấy bìa cattong
- Keo dán khô
- Mũ kĩ sư trưởng: 3 cái
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (Hỏi + Tưởng tượng)
-Xin chào mừng các bạn nhỏ đã đến với chương trình “Kĩ sư nhí tài ba” và cô sẽ là người dẫn chương trình của chúng ta ngày hôm nay. Đến với chương trình còn có sự tham gia của các đội chơi đến từ lớp 3t1, chúng ta hãy cùng chào đón sự có mặt của các vị khách, các vị khán giả có mặt trong chương trình ngày hôm nay. Và không để mọi người phải chờ lâu hơn nữa xin mời quý vị và các bạn nhỏ hãy cùng đến với phần thi đầu tiên của chương trình. Phần thi có tên gọi: “Bức tranh bí ẩn”. Phần thi bao gồm một bức tranh chứa từ khóa. Bức tranh này bị ẩn sau 4 mảnh ghép. Nhiệm vụ của chúng ta là rung chuông và trả lời các câu hỏi ẩn trong mỗi mảnh ghép và đoán từ khóa liên quan đến bức tranh. Đội nào rung chuông nhanh nhất, đội đó sẽ được trả lời. Với mỗi câu trả lời đúng, chúng mình được mở một mảnh ghép. Mở được tất cả các mảnh ghép thì chúng ta sẽ mở được bức tranh bí ẩn. Các con đã rõ chưa nào?
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Bức tranh bí ẩn đó là gì? Bức tranh nói về nội dung gì?
- Ở bài học trước, chúng mình đã được tìm hiểu về mối quan hệ của các thành viên trong gia đình cũng như thứ tự trong gia đình mình rồi.
- Gia đình giống như một cái cây. Nó như sự gắn kết chặt chẽ giữa các thế hệ với nhau. Cây muốn sống được cần có một bộ rễ chắc khỏe bám sâu vào để đất lấy chất dinh dưỡng nuôi thân cành, lá. Ông bà chính là cội nguồn gốc rễ, Thân cây là nền tảng cốt lõi để thế hệ bố mẹ là những cành cây phát huy những điều tốt đẹp, truyền thống lưu giữ của gia đình. Chúng mình chính là những cành cây non cứng cáp, vươn cao, vươn xa để đón nhận những điều hay, lẽ phải có ích cho cuộc sống đấy các con ạ.
docx 4 trang Đào Tố Trinh 01/04/2024 560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Làm cây gia đình - Năm học 2023-2024 - Vũ Thị Vương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_mam_chu_de_gia_dinh_de_tai_lam_cay_gia_din.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Làm cây gia đình - Năm học 2023-2024 - Vũ Thị Vương

  1. 2 GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG EDP Đề tài: Làm cây gia đình Chủ đề : Gia đình Độ tuổi: 3-4 tuổi Ngày dạy : 10/11/2023 Người thực hiện: Vũ thị Vương I. CÁC LĨNH VỰC HƯỚNG TỚI • S – Khoa học: Trẻ biết đặc điểm về gia đình của mình, mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, tên gọi và cách xưng hô trong gia đình, tình cảm gia đình. • T – Công nghệ: Dùng video, tranh ảnh để tìm hiểu về cách biểu thị mối quan hệ trong gia đình. Các dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu hỗ trợ trong quá trình thiết kế cây gia đình. • E – Kĩ thuật: Sử dụng các kĩ năng dán, ghép để tạo ra cây gia đình mà trẻ yêu thích. • A - Nghệ thuật: Trang trí cây gia đình theo ý thích của trẻ. Cây gia đình đẹp, thẩm mỹ, sáng tạo, màu sắc, thể hiện rõ được các thành viên gia đình theo các nhánh. Giáo dục tình yêu thương, san sẻ của các thành viên trong gia đình. • M - Toán: Hình thành các khái niệm cơ bản: Kích thước, so sánh dài, ngắn, cao thấp. Số lượng nguyên vật liệu. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô - Máy tính, bảng Steam, Giáo án powerpoint - Nhạc : Anpan man’s march ; Cây gia đình - 2. Đồ dùng của trẻ - Ống bơ, sỏi - Cành cây khô, lá khô, lá cắt bằng dạ sẵn - Que kem, băng dính 2 mặt, băng dính trong - Cốc giấy, Cốc nhựa to, ống hút to, bé - Lõi giấy, Ảnh gia đình trẻ - Giấy bìa cattong - Keo dán khô - Mũ kĩ sư trưởng: 3 cái III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
  2. 3 Hoạt động 1: Đặt vấn đề (Hỏi + Tưởng tượng) -Xin chào mừng các bạn nhỏ đã đến với chương trình “Kĩ sư nhí tài ba” và cô sẽ là người dẫn chương trình của chúng ta ngày hôm nay. Đến với chương trình còn có sự tham gia của các đội chơi đến từ lớp 3t1, chúng ta hãy cùng chào đón sự có mặt của các vị khách, các vị khán giả có mặt trong chương trình ngày hôm nay. Và không để mọi người phải chờ lâu hơn nữa xin mời quý vị và các bạn nhỏ hãy cùng đến với phần thi đầu tiên của chương trình. Phần thi có tên gọi: “Bức tranh bí ẩn”. Phần thi bao gồm một bức tranh chứa từ khóa. Bức tranh này bị ẩn sau 4 mảnh ghép. Nhiệm vụ của chúng ta là rung chuông và trả lời các câu hỏi ẩn trong mỗi mảnh ghép và đoán từ khóa liên quan đến bức tranh. Đội nào rung chuông nhanh nhất, đội đó sẽ được trả lời. Với mỗi câu trả lời đúng, chúng mình được mở một mảnh ghép. Mở được tất cả các mảnh ghép thì chúng ta sẽ mở được bức tranh bí ẩn. Các con đã rõ chưa nào? - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Bức tranh bí ẩn đó là gì? Bức tranh nói về nội dung gì? - Ở bài học trước, chúng mình đã được tìm hiểu về mối quan hệ của các thành viên trong gia đình cũng như thứ tự trong gia đình mình rồi. - Gia đình giống như một cái cây. Nó như sự gắn kết chặt chẽ giữa các thế hệ với nhau. Cây muốn sống được cần có một bộ rễ chắc khỏe bám sâu vào để đất lấy chất dinh dưỡng nuôi thân cành, lá. Ông bà chính là cội nguồn gốc rễ, Thân cây là nền tảng cốt lõi để thế hệ bố mẹ là những cành cây phát huy những điều tốt đẹp, truyền thống lưu giữ của gia đình. Chúng mình chính là những cành cây non cứng cáp, vươn cao, vươn xa để đón nhận những điều hay, lẽ phải có ích cho cuộc sống đấy các con ạ. Hoạt động 2 + 3: Khám phá và giải pháp - Và ngày hôm nay chúng mình hãy cùng thể hiện mối quan hệ của các thành viên trong gia đình qua cái cây nhé. Nào xin mời các nhóm hãy cùng lên ý tưởng thiết kế cây gia đình của mình nào. - Cô cho trẻ về nhóm cùng lên ý tưởng và thỏa thuận về cây gia đình mình định làm. - Cô đưa ra các câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời: - Con định sẽ làm cây gia đình như thế nào ? - Con làm bằng nguyên vật liệu gì ? - Gốc cây muốn đứng vững được thì con phải làm như thế nào? - Thân cây con làm bằng gì? - Làm thế nào để gắn kết các cành cây với nhau? - Lá cây làm bằng gì? - Làm sao để gắn lá vào cành cây?
  3. 4 - Vừa rồi cô thấy các con đưa ra rất nhiều ý tưởng để làm cây gia đình này. - Vậy để có cây gia đình đẹp các con phải làm gì trước? - Muốn vẽ bản thiết kế thì cần có gì? - Cầm bút bằng tay nào? - Rất nhiều ý tưởng cho bản thiết kế đưa ra vậy cô mời các bạn đại diện một bạn trong các nhóm lên lấy đồ dùng để cho các bạn thực hiện bản thiết kế đưa ra vậy cô mời các bạn đại diện một bạn trong các nhóm lên lấy đồ dùng để cho các bạn thực hiện bản thiết kế và ý tưởng của mình nào. - Cô quan sát, giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn. Hoạt động 4: Thực hiện - Rất nhiều bản thiết kế cô thấy các con đã hoàn thiện và bây giờ các con đã sẵn sàng tạo lên những cây gia đình của mình chưa? - Cô cho trẻ thực hiện theo bản thiết kế, trang trí cây gia đình theo ý tưởng của mình. - Cô gợi ý trẻ các nhóm chế tạo hoàn chỉnh cây gia đình từ các nguyên vật liệu khác nhau. - Cô giám sát và hỗ trợ trẻ trong quá trình thực hiện khi trẻ gặp khó khăn. + Con đang làm gì? Làm như thế nào? + Con gặp khó khăn gì không? Con đã làm gì để khắc phục? + Con nhờ ai giúp mình? Con thấy kết quả thế nào? Hoạt động 5: Thử nghiệm, đánh giá, cải tiến và trình bày * Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm của nhóm mình hoặc cá nhân * Cô đặt các câu hỏi cho trẻ. - Con làm được gì đây? - Con thiết kế như thế nào? - Con thấy tấm ảnh đã chắc chắn chưa? (Cô cho trẻ cầm lên, kiểm tra, sờ) + Con có muốn thay đổi gì trong thiết kế hoặc sản phẩm của mình không? + Nếu được chỉnh sửa các con sẽ chỉnh sửa gì? * Cô cho trẻ hát “Cây gia đình” và chụp ảnh với sản phẩm của mình. Người thực hiện Vũ Thị Vương