Giáo án Steam Lớp Lá - Đề tài: Làm khung ảnh để bàn đứng được

I. CÁC YẾU TỐ STEAM
S - Khám phá: Các thành viên trong gia đình, các loại khung ảnh để bàn của gia đình.
T - Công nghệ: Sử dụng Ipad, máy tính xem ảnh và video về các hoạt động của gia đình, về các loại khung ảnh.
E - Chế tạo: Quá trình trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để chế tạo ra khung ảnh sao cho khung đứng được.
A - Nghệ thuật: Vẽ/ Làm khung ảnh gia đình.
M - Toán: Ôn nhận biết hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết các thành viên trong gia đình và biết cách giới thiệu về các bức ảnh của gia đình.
- Trẻ gọi tên chính xác hình dạng và nêu được đặc điểm của khung ảnh.
- Trẻ biết 1 số chất liệu như nhựa, gỗ, vải, len, sắt.
-Biết trao đổi, thoả thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung.
2. Kỹ năng
- Quan sát, thảo luận, đối thoại với người đối diện.
- Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại.
- Vẽ phối hợp các nét thẳng, nét xiên, nét ngang để vẽ các bản thiết kế.
- Sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản.
3. Thái độ
- Chú ý quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô.
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao.
docx 4 trang Đào Tố Trinh 02/03/2024 1640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Lá - Đề tài: Làm khung ảnh để bàn đứng được", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_la_de_tai_lam_khung_anh_de_ban_dung_duoc.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Lá - Đề tài: Làm khung ảnh để bàn đứng được

  1. HOẠT ĐỘNG STEAM: LÀM KHUNG ẢNH ĐỂ BÀN ĐỨNG ĐƯỢC I. CÁC YẾU TỐ STEAM S - Khám phá: Các thành viên trong gia đình, các loại khung ảnh để bàn của gia đình. T - Công nghệ: Sử dụng Ipad, máy tính xem ảnh và video về các hoạt động của gia đình, về các loại khung ảnh. E - Chế tạo: Quá trình trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để chế tạo ra khung ảnh sao cho khung đứng được. A - Nghệ thuật: Vẽ/ Làm khung ảnh gia đình. M - Toán: Ôn nhận biết hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ biết các thành viên trong gia đình và biết cách giới thiệu về các bức ảnh của gia đình. - Trẻ gọi tên chính xác hình dạng và nêu được đặc điểm của khung ảnh. - Trẻ biết 1 số chất liệu như nhựa, gỗ, vải, len, sắt. -Biết trao đổi, thoả thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung. 2. Kỹ năng - Quan sát, thảo luận, đối thoại với người đối diện. - Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại. - Vẽ phối hợp các nét thẳng, nét xiên, nét ngang để vẽ các bản thiết kế. - Sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản. 3. Thái độ - Chú ý quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô. - Cố gắng hoàn thành công việc được giao. III. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô - Máy tính, hình ảnh các loại khung ảnh - Tranh ảnh về gia đình cô, gia đình trẻ, 1. Đồ dùng của cô - Bìa các tông, que kem, que đè lưỡi, cành cây khô trẻ đã thu lượm được, các nguyên vật liệu tự nhiên.
  2. - Len, vải vụn, khuy, màu. Băng dính, hồ dán, băng keo, kéo. IV. CÁCH THỰC HIỆN Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức - Cho trẻ hát bài “ Tổ ấm gia đình” - Trẻ hát Trò chuyện với trẻ hướng tới các thành viên trong gia đình - Trẻ trả lời 2. Phương pháp, hình thức tổ chức a) Khám phá: S (Khoa học) Các thành viên trong gia đình, các loại khung ảnh để bàn của gia đình - Giới thiệu về gia đình của trẻ qua ảnh gia đình (Ảnh chụp từ khi nào hoặc dịp nào? Gia đình có mấy người? Có ai? Trẻ trả lời và giới thiệu về các thành viên trong gia đình qua ảnh). - Trẻ trả lời Mở rộng: GV giúp trẻ nhận biết gia đình đo đình ít con và gia đình đông con, gia đình đa thế hệ. - Để lưu giữ được những kỷ niệm và những hoạt động của gia đình mà trẻ vừa xem thì mọi người đã chụp ảnh và in thành những tấm ảnh để có thể xem lại được. Các tấm ảnh thường được để như thế nào ở gia đình? ( Treo, để bàn, to hay nhỏ?) - Cho trẻ xem và nêu nhận xét về các khung ảnh khác nhau. (sử dụng Ipad, máy tính, TV) Khung ảnh có cấu tạo như thế nào? Màu sắc? Khung ảnh được làm bằng chất liệu gì? Khung có những dạng khung hình gì? Vì sao nó đứng được? T - Technology – Công nghệ: GV cho trẻ xem hình ảnh qua Ipad, qua TV, khung ảnh thật để trẻ cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi (các hình ảnh ví dụ) - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện
  3. Chốt đầu bài: Hôm nay lớp mình sẽ làm Khung ảnh có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật và đứng được. b.Tưởng tượng lên kế hoạch và ý tưởng E - Chế tạo: Trẻ thảo luận về chọn chất liệu, nguyên liệu sẽ làm, làm khung ảnh hình gì? Sẽ làm khung ảnh đó như thế nào? Trang trí khung ảnh ra sao? M - Toán: Khung ảnh đó phải hình gì? Hình vuông? Vậy hình vuông có đặc điểm thế nào? Hình chữ nhật? Làm thế nào để làm khung ảnh có hình chữ nhật? Đặc điểm của hình chữ nhật là gì? Hình tròn thì sao, hình tròn có đặc điểm gì? E - Chế tạo: Làm thế nào để khung ảnh đứng được, không bị đổ. - Trẻ thảo c. Thiết kế: (A – Tạo hình) Mỗi trẻ sẽ tự lựa chọn và quyết luận định để vẽ 1 bản thiết kế về khung ảnh mà trẻ sẽ làm là dạng vuông hay chữ nhật. Trẻ vẽ, GV gợi ý cho trẻ thêm về các họa tiết, chi tiết trang trí khung ảnh. d.Trẻ thực hiện
  4. E - Chế tạo: Cho trẻ lựa chọn nguyên vật liệu để trẻ làm khung ảnh. GV quan sát, lắng nghe cách trẻ sẽ làm và gợi ý cho trẻ nếu gặp khó khăn. (ví dụ: Cách dính băng dính để cho chân đỡ đc giá khung ảnh đứng được), sử dụng đa dạng vật liệu để trang trí khung ảnh và họa tiết. - Trẻ thực M: Toán: GV hướng dẫn trẻ cách đo và cắt các cạnh của hình hiện khung khi trẻ chọn làm khung hình vuông, hình chữ nhật thì các cạnh phải ntn? (hình chữ nhật hai cạnh dài bằng nhau, có 2 cạnh ngắn bằng nhau, hình vuông thì cắt 4 cạnh bằng nhau. Nếu trẻ lựa chọn các tấm bìa hoặc giấy màu có sẵn dạng hình để làm thì cần gọi tên hình và nếu đặc điểm của hình đó để làm viền khung. đ. Đánh giá: Giáo viên cho trẻ nói về khung ảnh trẻ đã làm: Khung hình gì, bằng chất liệu gì? Có đáp ứng đúng đầu bài đặt - Trẻ thực ra không? Nếu trẻ làm chưa xong hoặc làm khung chưa đứng hiện được, GV hỏi trẻ, nếu được làm lại thì con sẽ làm thế nào? Nếu làm tiếp con sẽ làm gì. Và cho trẻ cơ hội thêm thời gian để trẻ chỉnh sửa. 3. Kết thúc Giáo viên khen ngợi, động viên và cho trẻ chuyển hoạt động.