Giáo án Steam Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo - Phạm Thị Chiến

I/ Mục đích:
1. Lĩnh vực khoa học:
- Trẻ biết dùng 1 cái cốc để đo dung tích các đối tượng khác nhau (1 chai nước dung tích 500ml, 1 chai nước dung tích 750ml, 1 chai nước dung tích 900ml)
- Trẻ biết cách rót nước từ chai ra cốc sao cho nước đúng đến vạch, không bị rơi nước ra bàn.
- Trẻ biết cách đổ nước vào hộp và lấy bút đánh dấu mực nước
- Trẻ biết cách đong, trộn nước, bột để làm bánh.
- Biết cách làm bánh bằng khuân.
2. Lĩnh vực công nghệ:
- Trẻ biết cách dùng cốc để đong đo dung tích các đối tượng theo ý muốn.
- Trẻ biết sử dụng thìa để xúc bột, que đè lưỡi để gạt bột.
- Trẻ biết dùng thìa để trộn bột, dùng khuân để in bánh
3. Lĩnh vực kỹ thuật:
- Trẻ có kỹ năng rót nước, kỹ năng lau nước đổ ra bàn
- Trẻ có kỹ năng trộn bột, nhào bột, in bánh
4. Về lĩnh vực toán
- Ôn màu vàng, xanh, đỏ, số đếm 1- 10.
docx 4 trang Đào Tố Trinh 02/03/2024 4501
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo - Phạm Thị Chiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_la_linh_vuc_phat_trien_nhan_thuc_de_tai_do.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo - Phạm Thị Chiến

  1. PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG MẦM NON CAO VIÊN II GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC(Toán)+ Đề tài: Đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo Đối tượng: Trẻ MG L 5-6 tuổi (lớp A2) Số lượng: 14- 16 trẻ Ngày dạy: 7/12/2020 Giáo viên dạy: Phạm Thị Chiến Lê Thị Hòa I/ Mục đích: 1. Lĩnh vực khoa học: - Trẻ biết dùng 1 cái cốc để đo dung tích các đối tượng khác nhau (1 chai nước dung tích 500ml, 1 chai nước dung tích 750ml, 1 chai nước dung tích 900ml) - Trẻ biết cách rót nước từ chai ra cốc sao cho nước đúng đến vạch, không bị rơi nước ra bàn. - Trẻ biết cách đổ nước vào hộp và lấy bút đánh dấu mực nước - Trẻ biết cách đong, trộn nước, bột để làm bánh. - Biết cách làm bánh bằng khuân. 2. Lĩnh vực công nghệ: - Trẻ biết cách dùng cốc để đong đo dung tích các đối tượng theo ý muốn. - Trẻ biết sử dụng thìa để xúc bột, que đè lưỡi để gạt bột. - Trẻ biết dùng thìa để trộn bột, dùng khuân để in bánh 3. Lĩnh vực kỹ thuật: - Trẻ có kỹ năng rót nước, kỹ năng lau nước đổ ra bàn - Trẻ có kỹ năng trộn bột, nhào bột, in bánh 4. Về lĩnh vực toán - Ôn màu vàng, xanh, đỏ, số đếm 1- 10. 5. Các lĩnh vực khác - Trẻ được phát triển kỹ năng hợp tác nhóm, giao tiếp, giải quyết các tình huống xảy ra trong quá trình hoạt động, đặc biệt là sự sáng tạo.
  2. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của GV: video - Nhạc nền 2. Đồ dùng của trẻ: - 3 chai nước 3 màu khác nhau. 1 chai 500ml, 1 chai 750ml, 1 chai 900ml - 3 cốc thủy tinh giống nhau, có dung tích bằng nhau. - 3 bát innox có dung tích khác nhau. - 3 hộp đựng bột, thìa to, thìa nhỏ, que đè lưỡi. - Khay đựng, khăn lau. - Bảng tổng hợp. III/ Thực hiện: 1. Engage/ Thu hút - Cô cho trẻ vận động theo bài hát “Khúc hát đôi bàn tay” - Các con vừa vận động bài hát gì? - Bài hát nói về điều gì? - Cô có món quà muốn tặng các con. Chúng mình cùng khám phá bên trong có cái gì nhé. (Mời trẻ lên mở hộp quà) + Đây là cái gì đây? (Chai nước màu và cốc) + Làm sao để các con biết được những chai nước này chai nào có dung tích nhiều hơn, chai nào có dung tích ít hơn nhỉ? - Cô giới thiệu cho trẻ biết 3 chiếc cốc đều bằng nhau. - Bây giờ các con hãy dùng chiếc cốc này để đo dung tích của 3 chai nước này nhé. - Trước khi khám phá cô nhắc lại cách đong nước: các con rót nước từ chai ra cốc, rót từ từ sao cho nước đúng đến vạch mà cô giáo đã đánh dấu trên cốc nhé. 2.Explore/ Khám phá - Trẻ chia làm 3 nhóm. - Mỗi nhóm lên lấy đồ dùng, dụng cụ, để thực hiện nhiệm vụ. - Trẻ về nhóm phân công nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm. - Cô đến từng nhóm quan sát và hướng dẫn trẻ. Đưa ra những câu hỏi cho trẻ: + Nhóm con bầu bạn nào làm nhóm trưởng? + Nhóm con phân công công việc tn? Ai làm việc gì? + Con đong được mấy cốc nước rồi? + Tại sao con lại vạch bút đến đây? 3.Explain/ Giải thích + Cô mời đại diện nhóm chia sẻ những điều quan sát được.
  3. - Các con đã đo dung tích chai nước của nhóm con bằng mấy lần dung tích chiếc cốc? - Cho trẻ đếm số vạch trên ca nước và chọn số tương ứng - Các con nhận thấy có điều gì khác nhau giữa những chai nước màu? => Cô chốt lại: Cùng một đơn vị đo nhưng dung tích của từng vật khác nhau thì sẽ cho kết quả khác nhau, dung tích chai nhỏ thì số cốc nước ít và dung tích chai lớn hơn thì số cốc nước sẽ nhiều hơn. 4. Extend/ Mở rộng *Cho trẻ xem video về miền trung lũ lụt, khơi ngợi trẻ nói ra cảm xúc của mình. - Các con có cảm xúc như thế nào khi xem video về các đồng bào miền trung chịu ảnh hưởng của lũ lụt? - Gia đình con đã làm gì để giúp đỡ đồng bào miền trung? - Các con có ý tưởng gì để giúp đỡ đồng bào miền Trung? - Hn các con hãy làm ra những chiếc bánh thật thơm ngon để dành tặng đồng bào miền Trung nhé. * Trẻ lấy đồ dùng về nhóm, phân công nv cho thành viên trong nhóm. - Trẻ thực hiện - Cô đến từng nhóm quan sát, hướng dẫn và đưa ra những câu hỏi gợi mở: + Nhóm con phân công nhiệm vụ thế nào? + Bạn nào sẽ đong bột, đong nước? + Ai sẽ là người nhào bột? Ai in bánh? + Bạn nào sẽ viết bản tổng hợp? + Con đong được mấy cốc bột rồi? + Con đong mấy cốc nước? *Chia sẻ: - Từng nhóm lên chia sẻ cách làm của đội mình bằng bảng tổng hợp + Bao nhiêu cốc nước? + Bao nhiêu cốc bột? + Tạo ra được bao nhiêu chiếc bánh? - Các con thấy số lượng nước, bột, bánh của 3 nhóm thế nào? Vì sao? + Trẻ sẽ so sánh 3 cốc đong của 3 nhóm (bằng nhau) Vậy là: Số lượng nước, bột khác nhau sẽ tạo ra số lượng bánh khác nhau  Kết luận: Cùng là chiếc cốc đong bằng nhau nhưng nhóm 3 làm bát to nhất nên số lượng bột và nước nhiều nhất nên tao ra nhiều bánh nhất. Nhóm 2 dùng bát
  4. nhỏ hơn nên số lượng bột và nước ít hơn nên đã tạo ra ít bánh hơn. Nhóm 1 dùng bát nhỏ nhất nên sô lượng bột và nước ít nhất tạo ra ít bánh nhất. III/ Kết thúc - Cô và trẻ trò chuyện lại về các hoạt động vừa tham gia. - Cô và trẻ cùng dọn dẹp, sắp xếp gọn gàng.