Giáo án Steam Lớp Lá - Đề tài: Làm cầu bắc qua sông giúp các bạn miền núi đến trường

I. CÁC YẾU TỐ STEAM
- Khoa học: Trẻ khám phá tác dụng và nguyên tắc của cầu qua sông và vì sao cầu có thể đứng vững.
- Công nghệ: Sử dụng thiết bị công nghệ cho trẻ khám phá vàhiểu được cầu được xây dựng thế nào.
- Chế tạo: Trẻ chế tạo cầu bắc vừa qua sông.
- Toán: Đo lường.
- Nghệ thuật: Trẻ biết vẽ và trang trí cây cầu.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết cấu tạo và tác dụng của cây cầu.
- Trẻ biết cách làm nên 1 cây cầu.
2. Kỹ năng:
- Rèn trẻ kỹ năng tư duy logic, ghi nhớ, phát hiện.
- Trẻ có kỹ năng nghe, hiểu câu chuyện.
- Trẻ có kỹ năng sáng tạo, thiết kế cây cầu.
- Trẻ trả lời đủ câu, rõ ràng. Nhớ lời thoại
3. Thái độ
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động.
- Trẻ yêu thương các bạn miền núi phải đi học vất vả, trèo đèo lội suối.
- Trẻ biết tiết kiệm, tái sử dụng các nguyên vật liệu để bảo vệ môi trường.
docx 4 trang Đào Tố Trinh 02/03/2024 3462
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Lá - Đề tài: Làm cầu bắc qua sông giúp các bạn miền núi đến trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_la_de_tai_lam_cau_bac_qua_song_giup_cac_ba.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Lá - Đề tài: Làm cầu bắc qua sông giúp các bạn miền núi đến trường

  1. HOẠT ĐỘNG STEAM: LÀM CẦU BẮC QUA SÔNG GIÚP CÁC BẠN MIỀN NÚI ĐẾN TRƯỜNG I. CÁC YẾU TỐ STEAM - Khoa học: Trẻ khám phá tác dụng và nguyên tắc của cầu qua sông và vì sao cầu có thể đứng vững. - Công nghệ: Sử dụng thiết bị công nghệ cho trẻ khám phá vàhiểu được cầu được xây dựng thế nào. - Chế tạo: Trẻ chế tạo cầu bắc vừa qua sông. - Toán: Đo lường. - Nghệ thuật: Trẻ biết vẽ và trang trí cây cầu. II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ biết cấu tạo và tác dụng của cây cầu. - Trẻ biết cách làm nên 1 cây cầu. 2. Kỹ năng: - Rèn trẻ kỹ năng tư duy logic, ghi nhớ, phát hiện. - Trẻ có kỹ năng nghe, hiểu câu chuyện. - Trẻ có kỹ năng sáng tạo, thiết kế cây cầu. - Trẻ trả lời đủ câu, rõ ràng. Nhớ lời thoại 3. Thái độ - Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động. - Trẻ yêu thương các bạn miền núi phải đi học vất vả, trèo đèo lội suối. - Trẻ biết tiết kiệm, tái sử dụng các nguyên vật liệu để bảo vệ môi trường. III. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô - Tranh truyện “Đôi bạn thân”. Hoạt cảnh câu chuyện. Rối nhân vật gà và vịt. - Video về cây cầu, video về trẻ em miền núi vượt sông đi học. 1. Đồ dùng của cô - Nguyên vật liệu làm cầu: Lego, bìa catton, thanh gỗ, que lắp ghép, vỏ hộp sữa chua, lõi giấy vệ sinh, que kem, băng dính, đất nặn . IV. CÁCH THỰC HIỆN
  2. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức - Cô kể chuyện theo tranh “Đôi bạn thân” - Trẻ xem - Trò chuyện và đàm thoại với trẻ nội dung câu chuyện: - Trẻ trả lời + Trong truyện có những nhân vật nào? Gà và Vịt muốn đi đâu? + Gà có biết bơi không ? Gà cảm thấy như thế nào khi xuống nước? + Vậy làm thế nào để Gà có thể sang bên kia sông chơi cùng Vịt? - Giáo viên cho trẻ đóng vai Gà con, Vịt con đàm thoại và xử lí tình huống. - Trẻ đưa ra phương án giải quyết vấn đề: Làm thuyền cho gà qua sông, lấy phao cho gà bơi, Vịt cho Gà ngồi trên lưng rồi bơi sang, làm cầu cho Gà đi sang - Liên hệ thực tế: Giáo viên cho trẻ xem video/ tranh ảnh học sinh miền núi vượt sông đi học mỗi ngày. Đàm thoại: Trong tranh/ video có gì? Các bạn nhỏ đi đâu? Các bạn đi học như thế nào? Các bạn cảm thấy như thế nào khi phải lội sông đi học? => Cảm xúc sợ hãi khi bị nước cuốn, cảm thấy lạnh/ bẩn khi bị ướt hết quần áo đi học. Các con muốn giúp đỡ các bạn nhỏ ko? Con sẽ làm gì để giúp các bạn qua sông? Thiết kế và làm một cây cầu vững chắc giúp các bạn nhỏ qua sông. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức a. Khám phá Khoa học: Cây cầu và làm sao cầu có thể đứng vững. Khoa học - Công nghệ: Giáo viên cho trẻ xem tranh ảnh, - Trẻ chú ý video cấu tạo về cây cầu.
  3. - Thảo luận về cấu tạo? Hình dạng? Số lượng chân cầu? Tác dụng của cây cầu? - Vì sao cầu đứng vững được? b. Tưởng tượng, lên ý tưởng, lên kế hoạch Con làm cây cầu này như thế nào? Bằng nguyên vật liệu gì? Khoa học –Công nghệ: Vì sao cầu có thể đứng được? Con sẽ làm mấy chân cầu? Toán: Cây cầu phải dài hơn chiều rộng của dòng sông? Trẻ đo xem cầu mình làm có dài hơn thước đo chiều rộng sông mà cô đã đo. - Trẻ thực hiện c. Trẻ thực hiện: Thiết kế, Chế tạo Giáo viên cho trẻ thảo luận và cũng nhau vẽ bản thiết kế - Trẻ thực hiện cây cầu. - Trẻ lắng nghe Lựa chọn nguyên vật liệu để xây dựng cầu. Trẻ về bàn và làm. Giáo viên quan sát, hướng dẫn, tương - Trẻ thực hiện tác với trẻ về nguyên liệu, cách làm vì sao?
  4. d. Trải nghiệm, đánh giá và giới thiệu thuyết trình về sản phẩm: Giáo viên cho trẻ mang sản phẩm ra chơi, trải nghiệm với hoạt cảnh (Đã được trẻ làm trong giờ HĐG, - Trẻ trả lời NTST: Xe bus các loại, biển chỉ dẫn, biển tên cầu, lô tô các bạn nhỏ đi học, sông, bờ sông .). - Kiểm tra cầu có đứng được không? Cây cầu có dài hơn chiều rộng của dòng sông? - Trẻ lựa chọn cây cầu mình thích? Vì sao? - Cô mời trẻ lên thuyết trình, giới thiệu về cây cầu mình làm: Con làm được gì? Có mấy chân cầu? Cầu của con có đứng được không? Vì sao? Con làm cây cầu này cho ai? Vì sao?Con đặt tên cây cầu là gì? - Cô cho đặt tên cầu và ghi tên nhóm xây dựng, chiều dài của cầu 3. Kết thúc: Cô khen ngợi trẻ và chuyển hoạt động.