Giáo án Steam Lớp Chồi - Dự án: Làm ống bắn pháo hoa

I. Mục đích- yêu cầu:

1.Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi đồ chơi “ Ống bắn pháo hoa”
- Trẻ biết nguyên lý hoạt động của ống pháp hoa là nhờ lực đàn hồi
- Trẻ biết tên kỹ năng tạo hình mới : Kỹ năng bọc kín miệng ống tròn bằng cao su
2.Kĩ năng :.
- Trẻ sử dụng các kỹ năng đã học: kỹ năng cắt, cắt giấy vụn, kỹ năng dán trang trí để tạo ra ống bắn pháo hoa giống của cô
- Trẻ thực hiện được kỹ năng tạo hình mới : Kỹ năng bọc kín miệng ống tròn bằng cao su
- Biết cách sử dụng đồ chơi mình vừa tạo để bắn được giấy trong ống đi xa
- Rèn cho trẻ sự khéo léo, linh hoạt của đôi bàn tay, phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ.
- Trẻ có kỹ năng lấy và cất đồ dùng gọn gàng.
- Rèn cho trẻ kỹ năng nói và chia sẻ ý tưởng của mình về sản phẩm đã tạo nên.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động, cố gắng hoàn thành sản phẩm trong thời gian yêu cầu.Trẻ thích thú với đồ dùng mình vừa tạo ra.
- Hình thành cho trẻ thói quen biết giữ vệ sinh sạch sẽ và tự thu dọn đồ dùng gọn gàng.
- Cảm xúc: Vui vẻ, phấn khởi tự hào khi làm ra sản phẩm và được chia sẻ với các bạn
docx 7 trang Đào Tố Trinh 02/03/2024 1521
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Chồi - Dự án: Làm ống bắn pháo hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_choi_du_an_lam_ong_ban_phao_hoa.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Chồi - Dự án: Làm ống bắn pháo hoa

  1. GIÁO ÁN STEAM Dự án : Làm ống bắn pháo hoa Loại tiết : Tiết mẫu Đối tượng : Trẻ 4-5 tuổi Thời gian : 20-25 phút Số lượng : 15-20 trẻ I. Mục đích- yêu cầu: 1.Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi đồ chơi “ Ống bắn pháo hoa” - Trẻ biết nguyên lý hoạt động của ống pháp hoa là nhờ lực đàn hồi - Trẻ biết tên kỹ năng tạo hình mới : Kỹ năng bọc kín miệng ống tròn bằng cao su 2.Kĩ năng :. - Trẻ sử dụng các kỹ năng đã học: kỹ năng cắt, cắt giấy vụn, kỹ năng dán trang trí để tạo ra ống bắn pháo hoa giống của cô - Trẻ thực hiện được kỹ năng tạo hình mới : Kỹ năng bọc kín miệng ống tròn bằng cao su - Biết cách sử dụng đồ chơi mình vừa tạo để bắn được giấy trong ống đi xa - Rèn cho trẻ sự khéo léo, linh hoạt của đôi bàn tay, phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ.
  2. - Trẻ có kỹ năng lấy và cất đồ dùng gọn gàng. - Rèn cho trẻ kỹ năng nói và chia sẻ ý tưởng của mình về sản phẩm đã tạo nên. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động, cố gắng hoàn thành sản phẩm trong thời gian yêu cầu.Trẻ thích thú với đồ dùng mình vừa tạo ra. - Hình thành cho trẻ thói quen biết giữ vệ sinh sạch sẽ và tự thu dọn đồ dùng gọn gàng. - Cảm xúc: Vui vẻ, phấn khởi tự hào khi làm ra sản phẩm và được chia sẻ với các bạn II Chuẩn bị: 1. Địa điểm: Trong lớp học sạch sẽ, thoáng mát. 2. Đội hình : Trẻ ngồi học theo nhóm 3. Đồ dùng của cô + Nhạc bài hát: Đêm pháo hoa + Nhạc không lời + Ảnh quy trình làm pháo hoa + Đồ chơi máy ống bắn pháo hoa tự làm của cô + Ống giấy, bóng bay, kéo, bang dính cô làm mẫu + Bộ ảnh các hoạt động trẻ sưu tầm nguyên vật liệu mang đến lớp và chơi các trò chơi với các nguyên vật liệu đó. + Ngày thứ nhất : Ảnh trẻ sưu tầm ống, lõi giấy, các loại giấy, bóng bay các loại + Ngày thứ 2: Trẻ chơi các trò chơi với bóng, lõi giấy, ống + Ngày thứ 3 : Trẻ cắt giấy vụn 3. Đồ dùng của trẻ : + Lõi giấy, rổ kéo, giấy màu, đề can, băng dính xốp + Nguyên vật liệu trang trí, bóng bay, dây chun nhỏ
  3. III. Phương pháp- hình thức tổ chức : Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ - Cô và trẻ đọc thơ “ Xúc xắc xúc xẻ” -Trẻ đọc chức Xúc xắc xúc xẻ thơ Năm mới năm mẻ Xem bắn pháo hoa Xanh vàng tím đỏ Bay cao trên trời Xẹt xẹt đùng đùng Thích ơi là thích. - Cô hỏi trẻ : Các con thấy lớp mình có vui không? -Trẻ trả - Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui phải không nào. lời - Chúng mình hãy cùng nhìn lại những khoảnh khắc vui vẻ của các bạn trong lớp mình nhé - Trẻ ngồi + Ngày thứ nhất : Các bạn làm gì đây? gần cô + Ngày thứ 2: Các bạn chơi những trò chơi gì ? + Ngày thứ 3 : Các bạn làm gì thế nhỉ? -Trẻ cô xem ảnh + Hôm nay: Dấu ? và trả lời -Trẻ trả lời 2. Hình thức và phương pháp tổ chức
  4. a.Quan sát mẫu - Trong tuần này các con đã sưu tầm được các nguyên - Trẻ trả lời và đàm thoại. liệu ống, lõi giấy, các loại giấy, bóng bay. Thế các con chơi được những trò chơi gì từ các thứ đó? - Với các nguyên liệu ống lõi giấy, bóng bay, giấy màu hôm nay cô Giang gợi ý cho các con một đồ chơi vô cùng - Trẻ thích, các con biết đó là gì không? quan sát - Tèn tén ten cô đưa ống bắn pháo hoa ra bắn thử cho trẻ xem.( Cô Thảo bắn lần 1. Lần 2 cô Giang bắn) - Hãy đặt tên cho đồ chơi này giúp cô? Mời con. - Chúng mình cùng thống nhất gọi đồ chơi này là ống bắn pháo hoa , nếu đồng ý các con hãy cho cô một tràng pháo tay nào. -Trẻ đặt - Các con có biết làm thế nào để tạo được ống bắn pháo tên cho đồ chơi hoa này không? Cô làm gì nhỉ? - Muốn biết thì chúng mình cùng nhìn lên đây nhé. -Trẻ trả lời b. Cô làm mẫu + Lần 1: Cô làm kết hợp hướng dẫn bằng lời -Trẻ quan sát cô - Đầu tiên cô cần một ống giấy. Cô lấy một quả bóng làm bay, dùng kéo cắt phần dưới của quả bóng bay .( Đây là phần miệng, đây là phần ống thổi, đây là phần thân bóng bay.) Chú ý cắt một phần nhỏ . Để làm gì các con biết không? Để gắn vào phần ống giấy.
  5. - Cô dùng các ngón tay kéo căng bóng bay , sau đó chụp kín vào một đầu của ống giấy . Sau đó đặt vào miệng ống giấy rồi thả nhanh tay ra. Cô chỉnh lại cho chặt hơn. Nếu cảm thấy chưa chắc thì có thể dán thêm vào cho chắc bằng đề can, hoặc băng dính như này. + Lần 2: Cô chú ý kỹ thuật chụp bóng bay kín miệng ống giấy. - Kỹ thuật này hơi khó nên cô hướng dẫn lại nhé. - Các con chú ý khi chụp bóng vào ống giấy, dùng các ngón tay kéo giãn, kéo căng bóng , sau đó đặt vào miệng ống giấy sao cho kín , không được hở. -Trẻ trả -Muốn ống pháo hoa thêm đẹp cô làm gì? lời - Để làm pháo hoa thì cần gì nhỉ? - Trẻ nhắc lại - Ai giúp cô nhắc lại cách cắt vụn giấy nào? kỹ thuật (Cắt giấy thành những dải nhỏ, dài. Sau đó cắt nhỏ giấy cắt giấy ra. Nào chúng mình cùng cắt nào. Cắt cắt cắt) vụn -Trẻ làm động tác cắt mô phỏng c. Hỏi ý tưởng - Các con đã sẵn sang làm ống bắn pháo hoa chưa? Trẻ trả lời của trẻ - Con muốn làm ống pháo hoa như thế nào? - Con trang trí thêm gì không? d. Trẻ thực hiện - Các con hãy tự đi lấy nguyên vật liệu ở xung quanh lớp Trẻ thực hiện rồi về nhóm làm nhé - Cô cho trẻ ngồi thành nhóm để thực hiện
  6. - Trẻ thực hiện: Cô bao quát, gợi ý để trẻ hoàn thành 1 sản phẩm, khuyến khích trẻ sáng tạo để sản phẩm trở nên sinh động ( Trẻ thực hiện trên nền nhạc không lời) e. Nhận xét sản - Hai cô đến từng nhóm trẻ và hỏi trẻ Trẻ cất đồ dung phẩm. + Con làm được gì đấy? gọn gàng + Nhóm mình pháo hoa của bạn nào đẹp nhất, bắn được , ngồi thành cao nhất? vòng tròn + Con hãy chia sẻ sản phẩm của mình với các bạn nào? Trẻ chia + Vì sao pháo hoa của con bắn chưa được cao? sẻ, thảo - Nếu cho con sửa lại thì con sẽ làm thế nào? luận sản phẩm của - Con thấy trong khi làm ống bắn pháo hoa khó nhất là mình và làm gì? của bạn - Cô nhận xét chung cả lớp : Hôm nay cô thấy các bạn làm ống bắn pháo hoa rất là giỏi, và trang trí sáng tạo, đẹp mắt. - Các con có biết pháo hoa bắn xa được là do đâu không? ( Là do lực đàn hồi khi kéo dãn bóng bay. Lực đàn hồi như nào thì buổi sau chúng mình cùng tìm hiểu nhé.) - Và bây giờ cô sẽ mang đến cho chúng mình màn biểu diễn rất hấp dẫn, đó là lễ hội pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng ( Cô mở tiếng bắn pháo hoa đêm giao thừa) Trẻ xem bắn pháo - Sau đây là màn thi bắn pháo hoa của lớp B2. Mời các hoa trên nhóm hãy cử ra 1 bạn l có pháo hoa bắn được xa nhất, màn hình cao nhất để thi đấu với nhóm khác nào Cô hô 1, 2, 3 bắn
  7. Mỗi nhóm cử 1 bạn đại diện lên thi Trẻ xếp thành hàng ngang và bắn cùng lúc. 3. Kết thúc: - Cô nhận xét kết quả, tuyên dương trẻ. Trẻ thu dọn lớp - Các con hãy nhìn xung quanh lớp mình xem đang như cùng cô thế nào? - Nhắc trẻ dọn dẹp vệ sinh