Giáo án Steam Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Làm quen chữ cái h, k

I. MỤC TIÊU
1. Khoa học: Trẻ nhận biết phát âm được chữ h, k và nêu được cấu tạo, điểm giống và khác nhau chữ h, k .
2. Công nghệ: Sử dụng các dụng cụ, phương tiện tạo ra chữ h, k như khay cát, hột hạt, chữ k, h in rỗng, ti vi.
3. Kỹ thuật: Quy trình, các bước tạo ra chữ h, k bằng nguyên vật liệu trẻ chọn (xếp hạt, ghép các nét)
4. Nghệ thuật: Sắp xếp, sử dụng các nguyên vật liệu sáng tạo để trang trí tạo ra chữ h, k đẹp mắt.
5. Toán học: Trẻ học số đếm
II. CHUẨN BỊ
– Khay cát, khăn lau tay, hột hạt (ngô, hạt chiếu trúc), bút dạ, Nan tre, len cho trẻ ghép chữ
– Thẻ chữ h, k, nét chữ rời h, k, 3 tranh bài thơ “Bản làng của em” để chơi trò chơi.
– Nhạc không lời “Inh lả ơi”, bảng từ, ti vi.
docx 6 trang Đào Tố Trinh 02/03/2024 1201
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Làm quen chữ cái h, k", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_la_linh_vuc_phat_trien_ngon_ngu_de_tai_lam.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Làm quen chữ cái h, k

  1. BÀI HỌC STEAM LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Làm quen chữ cái h, k I. MỤC TIÊU 1. Khoa học: Trẻ nhận biết phát âm được chữ h, k và nêu được cấu tạo, điểm giống và khác nhau chữ h, k . 2. Công nghệ: Sử dụng các dụng cụ, phương tiện tạo ra chữ h, k như khay cát, hột hạt, chữ k, h in rỗng, ti vi. 3. Kỹ thuật: Quy trình, các bước tạo ra chữ h, k bằng nguyên vật liệu trẻ chọn (xếp hạt, ghép các nét) 4. Nghệ thuật: Sắp xếp, sử dụng các nguyên vật liệu sáng tạo để trang trí tạo ra chữ h, k đẹp mắt. 5. Toán học: Trẻ học số đếm II. CHUẨN BỊ – Khay cát, khăn lau tay, hột hạt (ngô, hạt chiếu trúc), bút dạ, Nan tre, len cho trẻ ghép chữ – Thẻ chữ h, k, nét chữ rời h, k, 3 tranh bài thơ “Bản làng của em” để chơi trò chơi. – Nhạc không lời “Inh lả ơi”, bảng từ, ti vi. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
  2. 1. Gắn kết – Trẻ nghe – Tin vui – Tin vui Lớp lớn bản Lun của chúng mình được – Trẻ chào cô. chào đón các cô giáo trong trường tới dự giờ thăm lớp chúng mình đấy, chúng mình cùng chào các cô nào. – Hát múa tặng cô ạ – Và thật vui khi có 1 cô giáo cũng muốn tham gia cùng học với chúng mình đấy, xin mời cô – Bài inh lả ơi ạ giới thiệu tên của mình nào – Chữ h, k – Các cô đến thăm lớp chúng mình vậy chúng mình sẽ tặng các cô điều gì? – Trong thẻ chữ cái, xung quanh lớp, trên ti vi + Chúng mình sẽ hát bài gì? – Trẻ khám phá + Ai sẽ làm ca sỹ hát (Cho 2 trẻ 1 trai, 1 gái hát, đội mũ có chữ H, K. các bạn còn lại sẽ nắm tay – Trẻ khám phá theo gợi ý của cô nếu nhau múa xòe. gặp khó khăn. – Các bạn đội mũ âm nhạc có chữ gì? – Con thấy chữ h, k ở đâu? – Trẻ xem – Chúng mình cùng tìm hiểu và khám phá về chữ cái h, k nhé! – Trẻ ở các nhóm chia sẻ với bạn 2. Khám phá + Chữ h, k – Cô cho trẻ lấy mẹt chữ cái về nhóm để khám phá chữ h, k. + Cô gợi ý cho trẻ lấy thẻ chữ h, k sử dụng thị + Trẻ phát âm theo nhóm, cá nhân giác để khám phá, dùng tay sờ theo nét chữ
  3. + Lấy các nét chữ rời ghép lại để tạo thành chữ + Trẻ sửa sai cho bạn h, k. – Cô đặt các câu hỏi thăm dò, gợi mở, kích thích trẻ khám phá, tìm hiểu với bạn, + Chữ h có 1 nét thẳng, 1 nét móc xuôi + Con đang khám phá chữ gì? + Chữ h, k có những nét nào? + Ðó là những nét gì? – Chữ k + Con phát âm chữ h, k như thế nào? + Trẻ phát âm theo nhóm, cá nhân – Cô cho trẻ ở các nhóm xem video trên máy + Trẻ sửa sai cho bạn tính các kiểu chữ h, k in thường, in hoa, viết thường và cách phát âm. + Chữ k có 3 nét (1 nét sổ thẳng, 2 nét xiên) 3. Chia sẻ – Cô đặt câu hỏi kích thích, gợi ý trẻ chia sẻ những điều trẻ đã khám phá được. + Trẻ xem + Con đã cùng các bạn nhóm mình khám phá + Đều có 1 nét sổ thẳng chữ gì? + Chữ h có 1 nét móc xuôi, chữ k có 2 + Chữ đó phát âm như thế nào? nét xiên ngắn + Cho trẻ phát âm chữ cái h vừa khám phá – Trẻ nghe (Cô và trẻ cùng sửa sai cho bạn phát âm) + Chữ h có cấu tạo như thế nào? + Con còn được khám phá chữ gì nữa?
  4. + Cho trẻ phát âm chữ cái k – Trẻ nghe (Cô và trẻ cùng sửa sai cho bạn phát âm) + Chữ k có mấy nét? Ðó là những nét gì? – Trẻ chơi theo nhóm và kiểm tra kết quả cùng cô. + Cho trẻ xem video cấu tạo chữ h, k * So sánh: – Chữ h và chữ k giống nhau ở điểm gì? – Chữ h và chữ k khác nhau ở điểm gì? + Trẻ tạo hình chữ h, k từ nguyên vật – Cô tổng hợp kiến thức về chữ h, k và chia sẻ liệu mình chọn. cho trẻ. + Cho trẻ xem vi deo điểm giống và khác nhau. 4. Áp dụng – Vừa rồi các con đã cùng nhau khám phá, chia sẻ những hiểu biết của mình về chữ h, k, bây giờ + Trẻ xem và nhận xét cô mời các con cùng chơi các trò chơi với chữ h, k. – Ðầu tiên cô con mình cùng chơi trò chơi – Trẻ nhận xét bạn “ Tìm chữ” với tranh lời bài thơ “Bản làng của em” – Trẻ nghe + Cách chơi: Chia lớp làm 3 nhóm, đứng làm 3 hàng, khi bản nhạc bắt đầu lần lượt từng bạn của – Trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi 3 đội sẽ chạy lên tìm chữ h hoặc chữ k gạch chân, mỗi lần lên chỉ được gạch 1 chữ rồi về cuối
  5. hàng đứng, kết thúc bản nhạc đội nào gạch được nhiểu chữ h, k và chơi đúng luật là thắng cuộc. + Luật chơi: Mỗi lần 1 bạn lên chỉ được gạch 1 chữ h hoặc k. – Cô cho trẻ chơi, cô bao quát, cho trẻ kiểm tra kết quả, phát âm chữ cùng cô * Tiếp theo chúng mình cùng tạo hình chữ h, k từ các nguyên liệu khác nhau. – Cô cho trẻ cất mẹt chữ cái, lấy các nguyên liệu, đồ dùng về nhóm. + Cô hỏi và ghi nhận ý tưởng của trẻ. + Cô quan sát, động viên khuyến khích, gợi ý trẻ thực hiện nếu trẻ gặp khó khăn, khuyến khích trẻ phát âm nhiều lần và nói lên cấu tạo chữ cái mình đang tạo hình. + Giáo dục trẻ để đồ chơi mầm non gọn gàng. 5. Đánh giá – Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm tạo hình chữ của bạn trong nhóm. – Cô cho trẻ nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của các bạn trong nhóm mình và nhóm khác. – Cô nhận xét chung, động viên trẻ * Kết thúc: Cho trẻ thu dọn đồ dùng gọn gàng.