Giáo án Steam Lớp Lá - Chủ đề: Làm ô tô tải từ phế liệu

Ý tưởng
Đồ chơi được làm từ phế liệu nhằm giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, không lãng phí vật liệu, biết sử dụng các loại phế liệu để tạo nên những sản phẩm hữu ích. Tính khoa học của đồ chơi là cân bằng lực và lăn được nhờ bánh tròn. Ngoài ra, nội dung khoa học ở đây còn là kết cấu của đồ chơi ô tô tải. Tính thẩm mỹ là sự phối hợp giữa các hình dạng của phế liệu sao cho cân đối và màu sắc hài hòa, hấp dẫn. Trẻ phát huy tư duy logic
Sản phẩm
Ô tô tải được làm từ phế liệu (xốp, vỏ hộp sữa chua, vỏ hộp bánh, nắp chai, giấy)
Nội dung STEAM liên quan
- Arts (nghệ thuật): Tận dụng các loại phế liệu để tạo nên đồ chơi ô tô tải với hình dáng và màu sắc bắt mắt
- Science (Khoa học): cấu tạo của xe tải, tính chất cân bằng lực, khoa học vật liệu
- Technology (Công nghệ): Lắp ráp các bộ phận để tạo thành một đối tượng hoàn chỉnh
- Engineering (Kỹ thuật): Quy trình thiết kế ra chiếc ô tô tải
- Maths (Toán học): cân đo khối lượng, so sánh kích thước các bộ phận
docx 3 trang Đào Tố Trinh 02/03/2024 2661
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Lá - Chủ đề: Làm ô tô tải từ phế liệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_la_chu_de_lam_o_to_tai_tu_phe_lieu.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Lá - Chủ đề: Làm ô tô tải từ phế liệu

  1. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG STEAM - NGHỆ THUẬT Tên chủ đề Làm ô tô tải từ phế liệu Độ tuổi 5-6 tuổi Thời gian hoạt 30-40 phút động Ý tưởng Đồ chơi được làm từ phế liệu nhằm giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, không lãng phí vật liệu, biết sử dụng các loại phế liệu để tạo nên những sản phẩm hữu ích. Tính khoa học của đồ chơi là cân bằng lực và lăn được nhờ bánh tròn. Ngoài ra, nội dung khoa học ở đây còn là kết cấu của đồ chơi ô tô tải. Tính thẩm mỹ là sự phối hợp giữa các hình dạng của phế liệu sao cho cân đối và màu sắc hài hòa, hấp dẫn. Trẻ phát huy tư duy logic Sản phẩm Ô tô tải được làm từ phế liệu (xốp, vỏ hộp sữa chua, vỏ hộp bánh, nắp chai, giấy) Nội dung - Arts (nghệ thuật): Tận dụng các loại phế liệu để tạo nên đồ STEAM liên chơi ô tô tải với hình dáng và màu sắc bắt mắt quan - Science (Khoa học): cấu tạo của xe tải, tính chất cân bằng lực, khoa học vật liệu - Technology (Công nghệ): Lắp ráp các bộ phận để tạo thành một đối tượng hoàn chỉnh - Engineering (Kỹ thuật): Quy trình thiết kế ra chiếc ô tô tải - Maths (Toán học): cân đo khối lượng, so sánh kích thước các bộ phận Mục tiêu của Kiến thức: chủ đề - Biết về các loại phế liệu và vận dụng phế liệu trong thiết kế đồ chơi. - Biết phối hợp màu sắc và sắp xếp bố cục hợp lý - Trình bày được các vấn đề khoa học đã nêu trên; - Vận dụng được các kiến thức khoa học để thiết kế ô tô tải; - Biết được cấu tạo của ô tô tải; Kỹ năng: -Tạo dựng được đồ chơi ô tô với kết cấu vững, màu sắc hài hòa; - Gắn ghép, lắp ráp các bộ phận thành đối tượng; - Vận hành, thử nghiệm, cải tiến (nếu có) được mô hình sản phẩm; - Có kỹ năng tự phục vụ, biết phối hợp nhóm, biết lắng nghe, chia sẻ ý tưởng. Thái độ:
  2. - Ham thích tìm tòi, khám phá; - Tích cực, năng động trong quá trình thiết kế, lắp ráp, thử nghiệm, đánh giá. - Biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn Năng lực cần hình thành: - Hình thành năng lực tư duy sáng tạo - Hình thành năng lực vận dụng kiến thức và giải quyết bài toán thực tế; - Hình thành năng lực gia công, lắp ráp, thiết kế; - Hình thành năng lực hoàn thiện, vận hành và thử nghiệm, đánh giá, cải tiến sản phẩm. - Hình thành năng lực tương tác, phối hợp nhóm. Nội dung hoạt Hoạt động 1: Thiết kế đồ chơi qua việc tận dụng phế liệu động để tạo thành những sản phẩm có ích, bảo vệ môi trường. -Giáo viên đưa ra vấn đề: Hiện nay, ô nhiễm môi trường diễn ra ngày càng nghiêm trọng, nhiều loại rác có thể tái sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường nhưng chưa được thực hiện triệt để. Chúng ta có thể giữ lại những loại phế liệu như :lõi giấy vệ sinh, đĩa giấy dùng một lần, cốc giấy dùng một lần, giấy báo cũ-tạp chí cũ, giấy gói quà, nắp chai, để làm ra nhiều sản phẩm thú vị. Cô đã chuẩn bị một số phế liệu để cho trẻ tạo ra những chiếc ô tô tải đẹp mắt, đứng vững trên mặt phẳng và có thể lăn bánh được. - Cô hướng dẫn trẻ thực hiện những nhiệm vụ sau: 1. Quan sát, tìm hiểu cấu tạo của chiếc ô tô tải mô hình cô mang đến; 2. Cho trẻ chia sẻ về phế liệu mà trẻ thấy, về màu sắc, hình dáng, cách gắn ghép các vật liệu để tạo nên đồ chơi ô tô tải; 3. Hỏi ý tưởng của trẻ sẽ thiết kế ô tô tải của trẻ như thế nào, trẻ sẽ chọn những loại phế liệu gì để tạo nên tô tô tải; 4. Sau khi thực hiện xong sản phẩm thì trẻ thử nghiệm, đánh giá lại chiếc xe tải mà trẻ đã thiết kế; 5. Trẻ trình bày về sản phẩm đã làm với cô và các bạn. Hoạt động 2: Khám phá khoa học thông qua quan sát, tìm hiểu ô tô tải có thể đứng vững và di chuyển như thế nào -Tổ chức tìm hiểu “Tại sao ô tô tải không bị đổ và có thể di chuyển dễ dàng trên đường như vậy”? -Tiến hành cho trẻ quan sát qua video, qua mô hình đồ chơi ở lớp, khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi tìm hiểu về ô tô tải
  3. -Đặt câu hỏi với trẻ “Vì sao ô tổ tải chở nặng hàng hóa mà vẫn chạy bon bon trên đường được”? Trẻ sẽ suy nghĩ, chia sẻ với các bạn và trả lời cô, giáo viên sẽ lắng nghe, tổng hợp và giải thích. Tính khoa học hình thành qua quan sát, tìm hiểu ô tô tải và cách thức ô tô tải di chuyển. Bởi vì thiết kế cân bằng của ô tô tải, cùng với các bánh xe đối xứng 2 bên thân xe giúp xe tải đứng vững. Ngoài ra bánh có hình tròn nên có thể lăn trên đường. -Tổ chức chia nhóm trẻ (4-6 trẻ/nhóm), cho trẻ tháo bớt bánh xe ở đồ chơi ô tô tải mẫu cô đã chuẩn bị sẵn. Trẻ sẽ thấy xe bị nghiêng và rất khó di chuyển. => Trẻ khám phá được nếu tháo bớt bánh xe thì xe sẽ không cân bằng nữa mà bị nghiêng, xe sẽ không chạy được. Kết thúc chủ đề Tổng kết, chuyển sang hoạt động tiếp theo.