Giáo án Steam Lớp Mầm - Dự án: Tranh phù diêu - Đề tài: Nghệ thuật phù điêu - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thu

1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách làm và biết các nguyên liệu để làm tranh phù điêu.
- Trẻ hiểu cách dùng các nguyên vật liệu như con lăn, đất , khuôn và các họa tiết như hoa, lá và một số đồ dùng khác.
2. Kỹ năng:
- Trẻ sử dụng các các phương tiện trong giờ học : Bảng, con lăn,đất cao lanh, khuôn ......
- Kĩ năng lựa chọn khuôn, các họa tiết và màu nước
- Kỹ năng ấn đất và lăn đất, cắt đất
- Luyện tập kỹ năng sử dụng màu nước, kỹ năng lăn con lăn.
- Luyện các cơ nhỏ ở đầu ngón tay cho trẻ.
- Thể hiện và chia sẻ cảm xúc của mình qua sản phẩm tạo hình của mình và bạn làm ra.
3. Thái độ:
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp và yêu thích sản phẩm của mình và bạn làm ra.
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động và thực hiện đến cùng ý tưởng của mình.
- Trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ và tự thu dọn đồ dùng gọn gàng.
docx 4 trang Đào Tố Trinh 02/03/2024 1080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Mầm - Dự án: Tranh phù diêu - Đề tài: Nghệ thuật phù điêu - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_lop_mam_du_an_tranh_phu_dieu_de_tai_nghe_thuat.docx

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Mầm - Dự án: Tranh phù diêu - Đề tài: Nghệ thuật phù điêu - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thu

  1. -* PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN THANH OAI TRƯỜNG MẦM NON CAO VIÊN II DỰ ÁN TRANH PHÙ ĐIÊU GIÁO ÁN ĐỀ TÀI: Nghệ thuật phù điêu (Đề tài) Đối tượng: Trẻ mẫu giáo bé Số lượng trẻ: 18 - 20 trẻ Thời gian: 25 - 30phút Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Nguyễn Thị Thu Hà Năm học 2020 – 2021
  2. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết cách làm và biết các nguyên liệu để làm tranh phù điêu. - Trẻ hiểu cách dùng các nguyên vật liệu như con lăn, đất , khuôn và các họa tiết như hoa, lá và một số đồ dùng khác. 2. Kỹ năng: - Trẻ sử dụng các các phương tiện trong giờ học : Bảng, con lăn,đất cao lanh, khuôn - Kĩ năng lựa chọn khuôn, các họa tiết và màu nước - Kỹ năng ấn đất và lăn đất, cắt đất - Luyện tập kỹ năng sử dụng màu nước, kỹ năng lăn con lăn. - Luyện các cơ nhỏ ở đầu ngón tay cho trẻ. - Thể hiện và chia sẻ cảm xúc của mình qua sản phẩm tạo hình của mình và bạn làm ra. 3. Thái độ: - Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp và yêu thích sản phẩm của mình và bạn làm ra. - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động và thực hiện đến cùng ý tưởng của mình. - Trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ và tự thu dọn đồ dùng gọn gàng. II. CHUẨN BỊ 1. Địa điểm: Phòng không gian sáng tạo 2. Đồ dùng 2.1. Đồ dùng của cô: - Các bức tranh phù điêu cho trẻ quan sát - Giá trưng bày sản phẩm - Vi tính, ti vi; nhạc không lời nhẹ nhàng 2.2. Đồ dùng của trẻ:
  3. - Tạp dề cho mỗi trẻ -Tranh phù điêu trẻ làm buổi trước đã được phơi khô (Chưa tô màu) - Nguyên vật liệu để trẻ tạo hình : đất cao lanh,khuôn,con lăn,bảng, đủ cho số trẻ; các hình họa tiết , khăn lau tay. - Màu nước, chổi lông III. TIẾN HÀNH Hoạt động của cô HĐ của trẻ 1.Ôn định tổ chức - Cô giới thiệu khách cho trẻ chào khách - Trẻ nghe cô giới - Cô và trẻ cùng xem lại những bức tranh phù điêu mà trẻ đã làm ra thiệu - Trò chuyện với trẻ cho trẻ giới thiệu về tranh của mình. . 2.Phương pháp hình thức tổ chức * Khám phá: - Hỏi trẻ về các nguyên vật liệu làm ra tranh phù điêu - Cô có gì đây? - Trẻ trả lời - Để tạo ra được những bức tranh phù điêu thì nguyên vật liệu cần - Trẻ trả lời có những đồ dùng gì ạ? - Thế các con làm tranh phù điêu như thế nào? * Giải Thích: -Trẻ giải thích chia sẻ những hiểu biết của mình về những nguyên vật liệu mà trẻ đã khám phá được . * Mở rộng: a, Nêu ý tưởng và chọn nguyên vật liệu . -Cho trẻ về nhóm làm tranh phù điêu dưới sự gợi mở của cô: + Để tạo thành bức tranh phù điêu cô cần có những nguyên vật liệu gì? + Với những nguyên vật liệu đó con phải làm thế nào? + Đầu tiên cô phải lấy gì nhỉ? + Sau đó cô làm như thế nào ? - Trẻ lắng nghe và + Tiếp theo cô sẽ làm như thế nào nữa ? quan sát. - Cô giới thiệu một số nguyên vật liệu cho trẻ
  4. b. Hình thành ý tưởng cho trẻ - Các con có muốn tự mình tạo ra bức tranh phù điêu lõm như này không? Nào hãy chia sẻ cùng cô và các bạn nghe xem nào! - Trẻ nêu ý tưởng -Từ viên đất con sẽ tạo bức tranh như thế nào ? của mình và trả lời - - Con muốn làm họa tiết từ nguyên liệu gì? các câu hỏi đàm - Muốn có khung cho bức tranh phù điêu con làm như thế nào? thoại. - Trong quá trình làm các con cần lưu ý điều gì? c. Trẻ về các nhóm thực hiện -Trẻ lắng nghe - Cô mở nhạc nhẹ nhàng lúc trẻ về các nhóm và làm sản phẩm - Cô bao quát cách trẻ lựa chọn các đồ dùng, góp ý về cách phối hợp các đồ dùng - Trẻ về nhóm -> Trong quá trình trẻ làm, giáo viên quan sát, động viên, gợi mở ý thực hiện tưởng khích lệ trẻ sáng tạo.Cô hỗ trợ hướng dẫn kĩ năng khó cho trẻ và giúp đỡ khi cần thiết, động viên trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình. À để tô màu nước lên thì chúng mình phải khô đất vậy cô mời các con hãy mang sản phẩm ra phơi sau đó mang sản phẩm hôm trước các con làm đã được phơi khô rồi vào để tô màu nước lên cho bức tranh thêm sinh động nhé * Trưng bày sản phẩm - Cô khen trẻ . - Cô cho trẻ tặng những sản phẩm đó cho các cô 3. Kết thúc: - Giờ học của chúng mình đến đây đã kết thúc rồi các con khoanh tay đẹp chào các cô các bác nào