Giáo án Steam Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Làm túi giấy thay thế túi nilon - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Thanh Mừng

S- Khoa học: Khám phá tác hại của túi nilon gây ra đối với môi trường sống và sức khỏe con người. Các loại túi khác nhau, sử dụng chất liệu khác nhau.

T-Công nghệ: Dùng thiết bị công nghệ trong quá trình hoc, máy tính và các hình ảnh, kéo, giấy, hồ dán,...

E-Chế tạo:Trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để chế tạo ra túi. M-Toán: Định dạng khung túi hình vuông, hình chữ nhật. I.MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc và 1 số tính chất của túi nilon.

- Trẻ biết về tác hại của túi nilon đối với môi trường và con người: Khó phân hủy,

gây ô nhiễm nguồn nước , sử dụng túi nilon gây độc hại và ảnh hưởng tới sức khỏe

con người.

- Đưa ra ý tưởng và giải pháp làm túi giấy thay thế túi nilon.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, phán đoán cho trẻ, kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Tích cực tham gia vào hoạt động.

- Giáo dục trẻ: bảo vệ môi trường ,không vứt rác bừa bãi,hạn chế sử dụng túi nilon.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của cô:

-video về tác hại của túi nilon đối với môi trường và con người. -Nhạc bài kì diệu quanh ta

-2 cốc thủy tinh đựng nước, 1 cốc nến nhỏ,1 đèn bật.

- 4 đĩa to bằng sứ, túi nilon các loại và giấy

2. Chuẩn bị của trẻ:

- 3 rổ đựng các túi nilon

III. Tiến hành hoạt động: 1. Ổn định tổ chức: Hoạt động 1: Nếu vấn đề:

Cô và trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát: Điều kì diệu quanh ta Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.

-Các con vừa hát bài hát gì? -Lời bài hát nhắc đến điều gì nhỉ?

pdf 3 trang Đào Tố Trinh 01/04/2024 1060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Làm túi giấy thay thế túi nilon - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Thanh Mừng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_steam_lop_choi_chu_de_gia_dinh_de_tai_lam_tui_giay_t.pdf

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Làm túi giấy thay thế túi nilon - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Thanh Mừng

  1. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HỌC Đề tài: Làm túi giấy thay thế túi nilon Chủ đề: Gia đình Độ tuổi: 4-5 tuổi Người dạy: Phạm Thị Thanh Mừng Ngày dạy: 28/10/2022 Đơn vị: Trường mầm non Việt Tiến S- Khoa học: Khám phá tác hại của túi nilon gây ra đối với môi trường sống và sức khỏe con người. Các loại túi khác nhau, sử dụng chất liệu khác nhau. T-Công nghệ: Dùng thiết bị công nghệ trong quá trình hoc, máy tính và các hình ảnh, kéo, giấy, hồ dán, E-Chế tạo:Trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để chế tạo ra túi. M-Toán: Định dạng khung túi hình vuông, hình chữ nhật. I.MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc và 1 số tính chất của túi nilon. - Trẻ biết về tác hại của túi nilon đối với môi trường và con người: Khó phân hủy, gây ô nhiễm nguồn nước , sử dụng túi nilon gây độc hại và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. - Đưa ra ý tưởng và giải pháp làm túi giấy thay thế túi nilon. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, phán đoán cho trẻ, kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Tích cực tham gia vào hoạt động. - Giáo dục trẻ: bảo vệ môi trường ,không vứt rác bừa bãi,hạn chế sử dụng túi nilon. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của cô: -video về tác hại của túi nilon đối với môi trường và con người. -Nhạc bài kì diệu quanh ta -2 cốc thủy tinh đựng nước, 1 cốc nến nhỏ,1 đèn bật. - 4 đĩa to bằng sứ, túi nilon các loại và giấy 2. Chuẩn bị của trẻ: - 3 rổ đựng các túi nilon III. Tiến hành hoạt động: 1. Ổn định tổ chức: Hoạt động 1: Nếu vấn đề: Cô và trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát: Điều kì diệu quanh ta Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát. -Các con vừa hát bài hát gì? -Lời bài hát nhắc đến điều gì nhỉ? => Xung quanh ta có rất nhiều điều kì diệu mà chúng ta chưa biết. Hôm nay cô con mình cùng nhau đi khám phá chiếc túi nilon xem nó có tác dụng và tác hại gì đối với môi trường và con người chúng ta nhé !
  2. 2. Nội dung: Hoạt động 2: Khám phá túi nilon * Thí nghiệm 1: Túi nilon rất dai và khó xé rách: - Cô chia lớp mình làm 3 nhóm, 1 bạn đại diện sẽ đi lấy rổ có những chiếc túi nilon về nhóm chúng mình cùng khám phá nhé! + Cho trẻ chơi theo ý thích: Trẻ sờ, bóp, đựng đồ, làm bóng bóp, thổi - Cô bao quát và đàm thoại với từng nhóm trẻ. + Con đang làm gì? + Túi nilong như thế nào?( Hỏi nhiều trẻ) - Tập trung trẻ - Các con vừa được chơi với cái gì? - Con làm gì với túi nilon? ( Đựng đồ, làm bóng, xé, ) - Có những loại túi nilon nào? - Con thấy túi nilon như thế nào ? (Hỏi nhiều trẻ)(nhiều màu,mỏng,nhẵn, ) => Cô kết luận: Có rất nhiều loại túi nilon,có kích thước và đặc điểm khác nhau nhưng có một điểm chung là túi rất dai và khó xé rách. -Vừa rồi các con đã được biết túi nilon rất dai và khó xé vậy để biết được túi nilon có tan được ở trong nước không , chúng mình cùng quan sát cô làm thí nghiệm nhé! *Thí nghiệm 2:Túi nilon không tan được trong nước. + Cô chuẩn bị 2 cốc nước thủy tinh - Cốc số 1 cô thả miếng nilon vào cốc nước. Cô dùng ống hút chỉ nhấn chìm miếng nilon xuống nước cho cả lớp cùng quan sát. -Còn cốc số 2 cô sẽ thả một mảnh giấy vào và nhấn chìm cho trẻ quan sát. - Hỏi trẻ : -Vừa rồi các con đã được xem cô làm thí nghiệm . - Ai có nhận xét gì nào? -Các con thấy có hiện tượng gì? + Con thấy túi nilon ở cốc số 1 nó như thế nào ?(Không tan trong nước, nổi lên ) + Còn ở cốc số 2 thì điều gì xảy ra với miếng giấy. ( Giấy chìm,mủn ra, tam trong nước) =>Qua thí nghiệm ta thấy nilon nổi lên mặt nước, không tan trong nước. Giấy thấm nước và bị chìm xuống , khi nhấc giấy lên thì nó bị mủn vụn, giấy tan trong nước. -Các con có muốn xem cô làm thí nghiệm nữa không? À vậy để biết xem túi nilon có đặc điểm gì nữa thì các con quan sát cô làm thí nghiệm tiếp theo nhé! * Thí nghiệm 3: Túi nilon không thể đốt cháy hết được, nó chỉ biến sang dạng chất dẻo khác. Ở thí nghiệm này cô sẽ thử đốt giấy và túi nilon xem điều gì sẽ sảy ra? - Cho trẻ xem video + Hỏi trẻ : - Con thấy điều gì xảy ra với túi nilon ? + Túi nilon có cháy hết không? + Con có ngửi thấy mùi gì không? - Cô dùng 1 mảnh giấy nhỏ để đốt để trẻ thấy sự so sánh giữ túi nilon và giấy. -Ai có nhận xét gì? + Con thấy giấy có cháy hết không ?
  3. =>Kết quả: Giấy cháy thành tro; túi nilon cháy có mùi khét và không cháy thành tro mà biến dạng sang 1 cục chất dẻo và rất độc hại. Kết luận: Vừa rồi cô và các con đã khám phá đặc điểm về túi nilon.Túi nilon rất khó phân hủy.Nó dai, khó rách, không tan được trong nước và đốt thì không cháy thành tro mà biến thành một chất dẻo mùi khét, khó chịu, độc hại cho môi trường và con người . * Tác hại của túi nilon. - Cho trẻ xem video về tác hại của túi nilong đối với môi trường và sức khỏe con người như thế nào nhé! - Các con nhìn thấy những hình ảnh gì trong video? - Túi nilong được vứt ở đâu? - Khi vứt túi nilong xuống ao hồ thì điều gì xẽ xảy ra? - Đựng thức ăn vào túi nilong sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người? => Các con ạ ! Túi nilon cũng có tác dụng là dùng để đựng đồ cho con người rất tiện lợi đấy. Nhưng túi nilon cũng có rất nhiều tác hại với con người và môi trường sống của chúng ta .Vì túi nilon không phân hủy được sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, sử dụng gây độc hại tới sức khỏe con người. - Các con sẽ làm gì để bảo vệ môi trường? - Bạn nào có ý tưởng gì để làm túi đựng đồ cho thân thiện với môi? - Cô cho trẻ nêu ra ý kiến. - Cô thấy nhiều bạn có ý tưởng làm túi giấy, vậy giờ học sau cô trò chúng mình cùng nhau lên kế hoạch làm túi giấy nhé! Việt Tiến, ngày tháng 10 năm 2022 Người duyệt Người soạn Tiêu Thị Thu Hậu Phạm Thị Thanh Mừng