Giáo án Steam Lớp Lá - Đề tài: Sự kỳ diệu của nam châm - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Chiên

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
S: Khoa học
-Tên gọi, đặc điểm đặc trưng của nam châm.
- Tính chất của nam châm là hút các đồ vật là sắt và hợp chất của sắt.
- Nam châm có thể hút các vật bằng sắt trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp phân cách.
- Lực hút của nam châm sẽ yếu đi và mất tác dụng hút khi ở khoảng cách xa hoặc
có một lớp cách dày ở giữa nam châm và vật làm bằng sắt.
- Ứng dụng của nam châm trong cuộc sống.
2. Kĩ năng:
T: Công nghệ
Sử dụng các dụng cụ để khám phá về nam châm như: Nam châm, máy tính, ti vi.
- Sử dụng bút ghi chép lại kết quả.
E: Kỹ thuật
- Thử nghiệm các đồ dùng nam châm hút và không hút. Đưa nam châm đến các
vật.
- Vẽ sơ đồ thể hiện những kiến thức trẻ đã khám phá được.
- Quan sát và ghi nhớ có chủ đích
pdf 7 trang Đào Tố Trinh 02/03/2024 1200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Lớp Lá - Đề tài: Sự kỳ diệu của nam châm - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Chiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_steam_lop_la_de_tai_su_ky_dieu_cua_nam_cham_nam_hoc.pdf

Nội dung text: Giáo án Steam Lớp Lá - Đề tài: Sự kỳ diệu của nam châm - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Chiên

  1. UBND QUẬN KIẾN AN TRƯỜNG MẦM NON NHI ĐỨC GIÁO ÁN STEAM- HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Đề tài: Sự kỳ diệu của nam châm Đối tượng: Mẫu giáo 5-6 tuổi Số lượng: 18 trẻ Thời gian: 30-35 phút Địa điểm: Phòng STEAM Giáo viên: Phạm Thị Chiên Năm học:2022-2023
  2. GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Đề tài: Sự kỳ diệu của nam châm Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn ( 5-tuổi) – Lớp 5A1 Số lượng: 18 trẻ Thời gian: 30 phút Giáo viên: Phạm Thị Chiên I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU S: Khoa học -Tên gọi, đặc điểm đặc trưng của nam châm. - Tính chất của nam châm là hút các đồ vật là sắt và hợp chất của sắt. - Nam châm có thể hút các vật bằng sắt trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp phân cách. - Lực hút của nam châm sẽ yếu đi và mất tác dụng hút khi ở khoảng cách xa hoặc có một lớp cách dày ở giữa nam châm và vật làm bằng sắt. - Ứng dụng của nam châm trong cuộc sống. 2. Kĩ năng: T: Công nghệ Sử dụng các dụng cụ để khám phá về nam châm như: Nam châm, máy tính, ti vi. - Sử dụng bút ghi chép lại kết quả. E: Kỹ thuật - Thử nghiệm các đồ dùng nam châm hút và không hút. Đưa nam châm đến các vật. - Vẽ sơ đồ thể hiện những kiến thức trẻ đã khám phá được. - Quan sát và ghi nhớ có chủ đích M: Toán học: - Đếm các vật nam châm hút được và không hút được. - Phân loại vật nam châm hút được vào bảng trắng, nam châm không hút được vào bảng màu hồng.
  3. A. Thẩm mỹ: - Trẻ biết vẽ các ký hiệu trên các sơ đồ tư duy các hình ảnh về đặc điểm, tính chất của nam châm. * Phát triển ngôn ngữ: Phát triển ngôn ngữ thông qua việc trao đổi thảo luận nhóm, trình bày ghi chép của mình, kỹ năng đặt câu hỏi. - Khả năng truy vấn, phản biện - Trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc, đủ câu khi nói về kết quả trẻ khám phá được. - Chủ động giao tiếp, chia sẻ với bạn bè và cô về hiểu biết của mình. * Phát triển tinh cảm: - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. - Biết hợp tác cùng nhau để thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. II. CHUẨN BỊ 1. Địa điểm: Phòng Steam 2. Đồ dùng của cô: - Chiếc hộp kỳ diệu. - 02 thanh nam châm to. - Các rổ đồ dùng khám phá như thìa muôi, ca,bát, đĩa, khối gỗ, xốp và các đồ chơi có chất liệu khác nhau, 3 quyển sách, 3 khay xốp. - Bảng to sơ đồ của cô với các hình ảnh nội dung trong sơ đồ. - Bút dạ, màu, - Máy tính, ti vi 3. Đồ dùng của trẻ: Mỗi nhóm 2 chiếc bảng màu trắng và màu hồng có ghi vật nam châm hút và vật nam châm không hút kèm theo hình ảnh. - Mỗi trẻ 01 viêm nam châm nhỏ. - Các rổ đồ dùng khám phá bằng sắt như thìa, dĩa, kéo, đinh, ốc, vít, ghim, khóa cửa. - Một số đồ dùng nam châm không hút được như: khối gỗ, búp bê, lá, bút, tờ giấy, vỏ chai, Cành cây, sỏi.
  4. - 03 bản sơ đồ khám phá nam châm cho trẻ ghi kết quả khám phá. - Bút dạ, sáp màu, - Các vật liệu như giấy, khay xốp, quyển sách, - Một số đồ dùng xung quanh lớp được làm bằng sắt. - Sticker. III. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ E1: Thu hút- Gắn kết: Cô cho trẻ chơi chiếc hộp diệu kỳ. Hỏi trẻ vì sao chiếc hộp có thể hút được nhiều gim vậy? Cô và trẻ cùng mở xem trong hộp có gì? Cùng quan sát chiếc hộp và đưa ra câu trả lời đó là nhờ nam châm. - Cô sử dụng câu hỏi truy vấn để trẻ đặt các câu hỏi muốn biết về nam châm (Nếu trẻ không biết cách đặt câu hỏi thì cô định hướng để trẻ đặt câu hỏi) + Các con muốn hỏi gì về nam châm? - Cô ghi lại các câu hỏi rồi phân câu hỏi theo nhóm, giảng Trẻ đặt câu hỏi. giải nhanh những câu hỏi dễ. Những câu hỏi khác cô dẫn dắt để trẻ cùng nhau tìm hiểu, khám phá về nam châm. E2: Khám phá: Cho trẻ tự chọn nhóm bạn theo ý thích (3 nhóm). Cho trẻ đặt tên nhóm và bầu nhóm trưởng. Cô thống nhất hình thức các nhóm khám phá, thử nghiệm và cách thể hiện kết quả trên sơ đồ theo các đề mục. Cô hướng dẫn trẻ cách ghi chép kết quả trên sơ đồ.(cô vẽ sẵn các nhánh) . Phân công cho nhóm trưởng điều hành nhóm của mình * Khám phá đặc điểm của nam châm: Trẻ sờ, quan sát, đánh giá đặc điểm tính chất của nam châm Trẻ suy nghĩ và trả và vẽ các ký hiệu cho phù hợp. lời. vẽ lên sơ đồ * Nam châm có thể hút được các vật làm từ chất liệu gì? và không hút được các vật có chất liệu gì. GV chuẩn bị các nguyên vật liệu bao gồm các đồ vật nam châm hút được và nam châm không hút được. Các nhóm Trẻ khám phá cùng sẽ làm thí nghiệm dùng nam châm hút các vật đó. cô. - Phân loại đồ vật Phân loại, vẽ lại trên sơ đồ vật hút được và không hút khám phá và ghi được sau đó vào 2 bảng màu trắng và màu hồng có dán
  5. nam châm hút được và không hút được kèm theo hình ảnh lại kết quả trên sơ ký hiệu. đồ. *Thí nghiệm nam châm có thể hút được các vật làm bằng sắt khi có vật ngăn cách - Cô nêu tình huống nam châm có hút được các vật bằng sắt qua vật ngăn cách. Cho trẻ nêu các phương án - Trẻ trả lới Cô đến từng nhóm để cùng làm thí nghiệm với trẻ Trẻ làm thí - Cô để chiếc ghim trên khay xốp và cô để viêm nam nghiệm. châm bên dưới khay xốp. xem điều gì xảy ra? Nó có di chuyển không? - Nếu cô để xa thì sao? Và cho trẻ cùng thử với các vật Ghi chép sơ đồ ngăn khác như giấy, quyển sách. Cô hỏi kết quả thử nghiệm của trẻ và khái quát lại: Nam châm có thể hút các vật làm bằng sắt thông qua lớp ngăn cách. Lớp ngăn cách càng mỏng. lớp ngăn cách càng mỏng thì lực hút càng mạnh. Lớp ngăn cách dày hoặc đặt nam châm ở xa thì lực hút yếu và không hút được. - Cô khái quát lại và hướng dẫn trẻ ghi lại trên sơ đồ của nhóm. Màu sắc Hình dạng Đặc điểm. Nam châm Vật không hút được Vật hút được E3: Giải thích: - GV cho từng nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm trên sơ đồ trẻ đã vẽ. nhấn mạnh vấn đề: Những vật nam châm hút được có điểm gì giống nhau. Những vật không hút được có điểm gì giống nhau? Cô chính xác hóa lại kết quả: Nam châm hút những vật làm bằng sắt và hợp chất của sắt. (Bằng cách cô gắn lên trên sơ Trẻ lên trình bày đồ trên bảng. sơ đồ của nhóm mình.
  6. - Nam châm không hút các vật không được làm từ sắt và vật không được làm từ hợp chất của sắt. - Nam châm hút được các vật làm bằng sắt thông qua lớp ngăn cách. Lớp ngăn cách càng mỏng thì lực hút càng mạnh. Lớp ngăn các dày hoặc xa nhau thì lực hút yếu. E4: Áp dụng, củng cố * Củng cố: - Qua thí nghiệm chúng mình thấy nam châm rất thú vị đúng không? Vậy nam châm có tác dụng gì trong cuộc sống của chúng ta? - Chơi trò chơi: Người săn tìm: Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội. cầm nam châm đi tìm những vật nam châm hút và ko hút. Vật nào hút thì dán - Trẻ trả lời sticker. Thời gian là một bản nhạc đội nào tìm đc nhiều đồ vật nam cham hút đội đó giành chiến thắng . E5: Đánh giá - Trẻ chơi. - GV đánh giá nhận xét kết quả của mình qua các sơ đồ trẻ khái quát. Cô đánh giá, nhận xét, khen ngợi khích lệ trẻ Kết thúc: Cho các nhóm chụp ảnh - Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng. XÁC NHẬN CỦA BGH NGƯỜI SOẠN Phạm Thị Chiên